Ngô Kha Cần là ai?
Chính là ngọn Thái Sơn trong giới điện ảnh Hoa Hạ.
Năm 1978 học chuyên ngành đạo diễn ở Đại học Điện ảnh Hoa Hạ.
Năm 1982 tốt nghiệp làm đạo diễn sản xuất phim điện ảnh ở thủ đô.
Chỉ trong vòng nửa năm ngắn ngủi đã cho ra mắt một tác phẩm khiến Hoa Hạ lẫn cả thế giới đều phải kinh ngạc.
Tác phẩm đầu tay "Góc nhìn của chúng ta" của ông đã giành được “Giải thưởng lớn ở Liên hoan phim thế giới thứ ba của Thụy Sĩ” với sức hút độc đáo và hình ảnh phim hoàn toàn mới mẻ.
Từ sau khi Hoa Hạ lập quốc, đây là bộ phim điện ảnh đầu tiên đạt được giải thưởng quốc tế.
Bởi vì thế, Ngô Kha Cần là người mở đường độc nhất vô nhị trong giới đạo diễn của Hoa Hạ.
Trong thời gian mấy năm sau, Ngô Kha Cần lại tiếp tục quay "The Horse Thief", "The Hunting Grounds", "Century Flower Burial" được người người yêu thích, mở ra một luồng gió phong cách Ngô trong giới điện ảnh Hoa Hạ.
Thế nhưng ngay thời điểm sự nghiệp của Ngô Kha Cần đang không ngừng phát triển, thì ông lại đột nhiên lựa chọn từ giã sự nghiệp đang trên đỉnh vinh quang, quay trở về trường học cũ của mình xin làm một chân dạy học.
Việc này làm mọi người không khỏi thở dài, đồng thời cũng kính phục vì sự thái độ bình thản không tranh giành với đời của ông.
Mấy năm gần đây, thầy Ngô lại càng ru rú trong nhà, không biết bao nhiêu người hâm mộ đã đến thăm hỏi ông, thế nhưng cuối cùng đều thất bại mà trở về.
Thật không ngờ lần này ông lại xuất hiện nữa rồi?
Điều này làm cho tất cả những người chuyên nghiệp có liên quan đến giới điện ảnh Hoa Hạ lại càng quan tâm đến bộ phim “Over the City” hơn.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Mới một tuần trước khi cái tên “Over the City” này xuất hiện trên đầu đề của giới giải trí Hoa Hạ, bọn họ đều có chung phản ứng.Hoặc là khinh miệt, hoặc là cười chế nhạo, thậm chí còn có người không thèm nhìn đến.
Một bộ phim ra mắt trên một trang báo thì có thể tốt đến đâu chứ?
Bọn họ đều là nhân tài trong giới chuyên nghiệp, không phải là cư dân mạng dễ bị dụ dỗ.
Thứ bọn họ coi trọng là bản thân bộ phim đó có hay hay không, cho nên ấn tượng đối với một bộ điện ảnh được dư luận quan tâm như thế đã bị sụt giảm đi đáng kể.
Thế nhưng bây giờ đã khác rồi! Đến cả nhân vật địa vị cao như thầy Ngô cũng đã ra mặt rồi, tin chắc bộ phim này không thể kém được!
Cộng thêm việc thầy Ngô đã dạy dỗ bao nhiêu năm nay, học trò bây giờ ở khắp nơi.
Những người đã từng là học trò của ông bây giờ đều là những nhân vật có tiếng tăm trong giới đạo diễn Hoa Hạ.
Bọn họ sau khi nghe được tin tức này đều đồng loạt lên tiếng ủng hộ thầy “trở lại chiến trường, cầm cương ngựa chiến, tái chiến giang hồ”!
Trừ Ngô Khả Cần, chỉ đạo nghệ thuật Tào Quân và chủ nhiệm sản xuất Thiết Sơn cũng là những người rất có tiếng tăm.
Tào Quân là giáo sư nổi tiếng của khoa nghệ thuật thị giác Đại học Vũ.
Nghệ thuật thị giác là một phạm trù rất rộng, giống như những con hẻm tuy thô nhưng lại không kém vẻ đẹp động lòng người như tranh vẽ ở Giang Nam,
Những bộ phim đã qua tay ông ta đều luôn làm cho người ta cảm thấy có một cảm giác kết nối giữa bố cục và màu sắc bắt mắt.
Người trong giới gọi ông là “Quỷ mã quân sư”.
Lại nói đến Thiết Sơn, người cũng như tên, thật sự là một “hảo hán thấp lùn” cứng nhắc điển hình của Đông Bắc.
Cái gì gọi là ‘hảo hán thấp lùn’?
‘Thấp’, là để chỉ về ngoại hình; còn ‘hảo hán’, là để chỉ nội tâm.
Được rồi, chính là một người thân hình thì thấp bé nhưng nội tâm lại như một ông lão khó tính.
Những câu chuyện dưới ngòi bút của anh, hoặc là dũng cảm hào hùng, hoặc là đẹp đẽ uyển chuyển.
Nhưng bất kể là thể loại này đều rất lôi cuốn người xem.
Mở đầu dễ đoán nhưng kết thúc luôn làm cho người ta bất ngờ, giới biên kịch gọi anh ta là “Hãn Sơn”.
“Hãn” này là để chỉ tính cách, cũng là một từ đồng âm với “hán”*.
*悍hàn - hãn: dũng mãnh.
Phát âm giống hệt 汉hàn - hán: người Hán
Con người này còn có một quy tắc cực kỳ khó chịu, nếu như không phải là kịch bản của mình viết thì sẽ tuyệt đối sẽ không tham gia.
Năm đó có một nhà giàu có ở Hồng Kong đã bỏ ra một triệu nhân dân tệ để anh ta để chỉ đạo biên kịch, thế nhưng cái kịch bản của phim đó lại là do con gái của ông ta viết.
Sau khi Thiết Sơn biết được chuyện đó đã tức giận ngay tại chỗ, đạp cửa bỏ đi.
Từ đó cái quy tắc này của anh ta cứ thế lan truyền trong giới, về sau cũng không có ai dám phạm phải nguyên tắc này của anh ta nữa.
Nhưng mà bộ “Over the City” này hình như là Vương Thạch làm tổng đạo diễn kiêm biên kịch mà đúng không?
Cái này…
Một đám nhân sĩ trong giới trừng mắt đến muốn rót cả con mắt ra ngoài, cũng không hiểu đang có chuyện gì xảy ra.
Ba người này thành một tổ hợp có thể nghĩ ra câu chuyện kinh thiên động địa đến mức nào.
Một đám truyền thông sáng sớm ra nghe phong phanh được tin tức liền nhanh chóng sửa sửa chỉnh chỉnh.
Tất cả đều tranh cướp từng giây từng phút để gửi bản thảo của mình đi, hi vọng tạp chí nhà mình có thể là nơi đầu tiên đăng được tin tức này lên trang đầu.
Cho nên bây giờ trong tòa soạn mới có một đám đang luống cuống chân tay.
Nói ngắn gọn thì “Over the City” nhờ vào chuyện của Bạch