{ = Beem = }
Nóng... Nếu nói về thời tiết nóng thì bạn nghĩ rằng nó nên đi đôi với cái gì? Songkran? Biển? Trung tâm mua sắm? Và nghỉ hè?
(Songkarn: Tết theo lịch Thái)
Đối với tuổi học trò thì có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất bởi vì được thức khuya, dậy trễ, tám đã đời với bạn bè cả ngày, không cần phải lo lắng chuyện nộp báo cáo, bài tập về nhà hay thi cử.
Tôi đã qua khoảng thời gian đó tiến vào tuổi làm việc rồi. Mặc dù làm việc trong ngành giáo dục, nhưng giảng viên trường đại học lại không có nghỉ hè giống như giáo viên cấp tiểu học và trung học. Bởi vì khoảng thời gian nghỉ hè có lớp học hè đang chờ đợi.
Sinh viên muốn tốt nghiệp sớm hơn, tăng điểm, gỡ điểm F hay là thu thập cho đủ tín chỉ đúng thời hạn 4 năm thì sẽ đăng ký học vào khoảng thời gian hè.
Tôi ngồi chống cằm nhìn thời tiết nóng nực có màn lửa mỏng manh bay bổng trong không khí qua tấm kính quán cafe có máy điều hòa mát lạnh. Quán được dựng trong trường đại học, gần khoa Quản trị kinh doanh mà tôi dạy.
Không phải thư thả đâu. Công việc của tôi có nhiều biết bao chồng đầy đầu. Vừa mới qua thi cuối kì đây thôi.
Sinh viên nhẹ nhõm thoải mái đãi tiệc ăn mừng với nhau. Nhưng giảng viên như tôi vẫn phải ngồi chấm bài kiểm tra và tính điểm. Càng là bài thi cấp độ trường đại học thì lại càng không có vụ trả lời đúng sai hay là tô đen vào ô tròn đâu.
Toàn là bài viết mà thôi.
Ngoài việc phải ngồi đọc bài làm của từng sinh viên rồi đánh giá mới cho điểm được, mà còn phải giải mã chữ viết còn hơn dấu vết đào vàng nữa kìa.
Nào là phải chuẩn bị bài dạy của lớp hè chuẩn bị bắt đầu trong 2 tuần nữa. Haizzz, cuộc sống của giảng viên trong trường đại học đúng là không dễ.
Kring~~
Tiếng chuông trước cửa quán vang lên. Tôi quay qua nhìn thì thấy người mà tôi hẹn. Sinh viên năm 3, khoa Quản trị kinh doanh, sinh viên tốt nghiệp hạng nhất tương lai, người sẽ giúp giảm gánh nặng đầy trên vai của tôi cho nhẹ bớt một chút.
Haizzz, có phải tuổi hơn 30 ai cũng than thở như vậy không ta? Hồi còn trẻ tôi nóng máu, lăng nhăng và chỉ quan tâm tới chuyện đua xe. Tại sao khi lên con số 3 thì cảm giác giống như bản thân trở thành ông bác quá vậy?
"Xin lỗi ạ, em tới trễ.". Lapat đi thẳng tới dừng trước ghế mà tôi đang ngồi, cúi đầu xuống một chút. Tôi liền giơ đồng hồ lên xem.
Chúng tôi hẹn nhau đúng 1 giờ trưa, nhưng mà bây giờ thời gian đã là 1 giờ 10 phút rồi. Thật ra thì hôm nay không có gì nhiều, chỉ cập nhật việc truyền đạt bài giảng tiến trình tới đâu rồi mà thôi. Thật thì gọi điện nói chuyện cũng được, nhưng tôi vào làm việc buổi sáng và đúng lúc Lapat vào có chút việc gần trường đại học, thế nên tôi nghĩ rằng nếu có chỗ nào không hiểu thì nói chuyện gặp mặt nhau luôn sẽ dễ hơn.
"Bình thường em chưa bao giờ trễ mà, Lapat. Có vấn đề gì không?". Chính là đây. Khi lớn tuổi hơn thì sự nóng nảy cũng giảm xuống. Càng là giảng viên thì lại càng phải đối phó với các thanh niên. Và không phải là sẽ la lối người tới trễ được liền đâu đó, phải hỏi lý do. Lớn hết cả rồi.
Và cậu nhóc bạn thân em họ tôi này chưa bao giờ có lịch sử không tốt gì cả. Lúc học thì chưa bao giờ vào trễ dù chỉ một lần.
"Thằng Karn nhập viện ạ, em ghé qua thăm nó."
"À, rồi lần này lại bị gì nữa vậy?". Mặc dù cảm thấy ngạc nhiên một chút vì đứa bạn trong nhóm của em trai mà mình thường xuyên thấy mặt nhập viên, nhưng không biết sao lại thấy quen rồi. Karn là người kì lạ, lúc nào cũng kiếm chuyện cho bản thân bị thương. Kì này nặng tới mức nhập viện luôn à.
"Xe đạp ngã đè lên, gãy tay ạ.". Lapat mỉm cười nhạt với tôi.
Còn tôi thì đảo mắt lên trời với sự phi thường trong sự xui xẻo của cậu nhóc hay mơ màng đó, trước khi nhớ ra rằng nên cho Lapat ngồi xuống, thế nên tôi liền chỉ tay về phía cái ghế đối diện. Sinh viên hạng nhất tương lai gật đầu rồi ngồi xuống.
"Uống gì không? Tôi gọi cho. Một lát nữa hẳn nói chuyện công việc trong phần của em."
Lapat nhìn tôi im lặng một chút trước khi mở miệng với nụ cười như thường lệ.
"Espresso nóng ạ."
"Đợi chút nhé.". Tôi gật đầu rồi đi thực hiện việc gọi cafe cho học trò ở trước quán.
Tôi và Krist rất thân với nhau, giống như bạn bè vậy. Đi đâu cũng thường đi với nhau thế nên thân thiết với cả bạn của Krist. Cả Tonnam và Karn thì nói chuyện một cách bình thường. Nhưng với Lapat, nên nói thế nào nhỉ?
Giống như thân nhưng mà cũng không thân.
Lapat là người có bầu không khí xung quanh lành lạnh, nhìn có vẻ khó tiếp cận. Mặc dù mỉm cười thì cũng chỉ cười ở khuôn mặt, nhưng ánh mắt thì lại lạnh lùng, đôi khi thì trống rỗng.
Ở ngoài trường đại học, tôi gọi bạn thân của Krist bằng tên thường gọi. Nhưng Lapat là người duy nhất mà tôi luôn gọi như cũ dù cho là lúc nào. Tôi chưa từng gọi em ấy là Lann dù chỉ một lần.
"Tôi có sai em làm việc nặng quá không?". Tôi đặt ly Espresso nóng trong tay xuống trước mặt Lapat. Em ấy ngẩn mặt lên chau mày một chút. Tôi nhìn xuống ly cafe, người học giỏi liền hiểu ra.
"Không đâu ạ. Em có chuyện để suy nghĩ một chút thế nên không ngủ được bao nhiêu. Công việc mà thầy cho em làm cũng khá là ok. Đừng lo, em được tiền thù lao mà.". Lapat nói hài hước. Tôi không có cho em ấy giúp miễn phí. Mỗi lần cho sinh viên giúp thì phải có phí đền đáp chắc rồi. Nhưng không phải cho ai giúp cũng được. Lapat học rất giỏi, nên là người được mong muốn của nhiều giảng viên trong khoa để trở thành trợ lý.
"Thì tôi nghĩ rằng em làm việc cho tôi tới nỗi không có thời gian nghỉ ngơi, phải ngồi uống cafe đắng tới cỡ này để kíƈɦ ŧɦíƈɦ nữa chứ. Rồi em nghĩ chuyện gì vậy? Có vấn đề gì thì cứ xin ý kiến tôi nhé.". tôi nhìn người vừa là học trò, vừa là bạn của em trai. Thanh niên như vậy, có biết bao nhiêu chuyện là chuyện thường tình sẵn rồi. Dù là chuyện nhỏ, chuyện lớn gì thì thường cũng đều xem là chuyện sống chết hết.
"Có chắc không ạ? Thầy nên cho ý kiến với tư cách là gì đây?". Lapat nhấp môi ly cafe rồi quay qua nhìn.
"Với tư cách anh trai. Em là bạn của Krist, cũng giống như một đứa em trai của tôi."
"Vậy à...... Nhưng mà không muốn làm em trai cho lắm. Muốn làm cái khác hơn.". Người thông minh nhìn thẳng vào trong mắt của tôi với sắc mặt nghiêm túc. Giọng điệu lạnh lùng, trầm tĩnh không thể hiện cảm xúc làm cho tôi vô tình nuốt nước bọt và cử động thân người một chút.
"Em có ý gì, Lapat?"
"Hahahah, em giỡn đó, thưa thầy."
Tôi lén thở dài. Lapat bật cười một chút trước khi nâng ly cafe lên nhấp môi một chút. Ánh mắt ảo não một chút, trước khi mơ màng về phía trước mặt và bắt đầu nói lần nữa.
"Ba và mẹ đang chuẩn bị ly dị nhau bởi vì mẹ bắt gặp rằng ba có người khác. Chắc thầy không giúp được gì đâu."
"..........". Tôi im lặng. Chuyện này chắc đúng là tôi không giúp Lapat được. Nhưng ít ra cũng an ủi được. "Thế giới của người lớn nó phức tạp lắm, Lapat. Tình yêu cũng vậy. Nếu em từng có người yêu rồi chia tay nhau, em sẽ hiểu nó. Con người chúng ta, nếu không sống với nhau được thì phải chia tay nhau, nó là chuyện bình thường. Mặc dù không thể là vợ chồng với nhau, nhưng bọn họ vẫn có thể là ba và mẹ cho em như trước.
"Làm sao thầy biết được rằng em từng có người yêu hay chưa từng?". Thay vì nói chuyện gia đình, người đang chuẩn bị trở thành đứa trẻ có vấn đề gia đình lại nói chuyện khác mà không phải là chủ đề.
Nhưng có lẽ tốt hơn nếu em ấy không nghĩ nhiều và đắm chìm vào việc ba mẹ sắp chia tay nhau.
"Mặt mũi em cũng đẹp mà. Bạn thằng Krist thì chắc cũng lăng nhăng, lươn lẹo không khác gì nhau đâu quá.". Tôi mỉm cười chọc, nhưng người nghe lại lắc đầu.
"Điều đó không đúng đâu. Thằng Krist nó hết thuốc chữa rồi. Nhưng mà thầy nói rằng em mặt mũi đẹp, có thật không ạ?". Người nói đưa mặt tới gần, giống như muốn cho tôi khảo sát khuôn mặt của chính mình. Ánh mắt hơi long lanh một chút giống như con nít đợi lời khen.
Lạ quá! Mọi lần Lapat đều sẽ có hơi lạnh bao quanh thân mình. Nhưng tôi cũng không muốn làm mất lòng. Bởi vì có thể em ấy đang phiền muồn chuyện ở nhà nên muốn thể hiện ra sự mạnh mẽ.
Tôi xem xét khuôn mặt mà tôi thấy suốt 3 năm nhưng chưa bao giờ sâu sắc, chi tiết tới mức này dù chỉ một lần. Người con trai có khuôn mặt gọn, tóc dài ngang vai, bên trái che giấu nửa gò má, còn bên phải thì đương sự đưa tay tên vén qua vành tai.
Đối với Lapat thì không biết nên gọi là đẹp trai hay xinh. Không phải bởi vì đối phương để tóc dài, mà là bởi vì ánh mắt của em ấy quyết rũ, mặc dù lạnh lùng nhưng cũng thu hút. Mỗi khi được nhìn vào, có lẽ sẽ không khó làm cho người ta cảm thấy giống như bị thôi miên. Hình dạng khuôn mặt đẹp, mũi cao, bờ môi mỏng.
"Nhìn cũng ok, nhưng mà đẹp trai ít hơn tôi. Hahaha."
Người nghe nhăn mặt rồi quay trở lại ngồi như cũ, nhấp cafe thêm một chút.
"Ai mà đẹp trai bằng thầy Perapat được chứ? Không thì các sinh viên nữ đã kéo hết qua ngắm nhìn em thay vì đăng ký lớp của thầy rồi."
"Hừ hừ, ganh tỵ hay sao? Đây là sức quyến rũ của sự trưởng thành đó. Các cô gái ai cũng thích con trai trưởng thành hơn hết."
"Em nghĩ họ thích ở mặt mũi thì đúng hơn. Không thì thích ở xe mà mình lái. Thử thầy miệng méo một chút, lái xe máy cũ kỹ tới trường xem, em muốn biết rằng lớp của thầy có đầy từ phút đầu tiên mở đăng ký hay không."
"Hahaha, ừ nhỉ. Có khi không có người đăng ký lớp của tôi luôn."
"Không đâu, ít ra có em sẽ đăng ký."
Lapat nói rồi ngẩng mặt lên nhìn vào mặt tôi một cách nghiêm túc. Cái gì đó trong đôi mắt kia dường như không hề đùa giỡn. Nhưng nó liền biến mất một cách nhanh chóng và thay vào bằng sự thờ ơ như trước.
"Chúng ta nói chuyện về công việc mà tôi giao cho em đi thì hơn. Tới đâu rồi?"
"Hừ, đánh trống lảng luôn ạ? Em làm slide gần xong rồi, nhưng gửi mail cho thầy bởi vì muốn có thêm thông tin, nhưng thầy không trả lời.". Lapat biết tỏng, nhếch môi mỉm cười nhưng cũng chịu đổi chủ đề.
"Mail? Chết m... Xin lỗi, tôi không check mail 2 ngày nay rồi. Công việc đầy đầu, không có thời gian. Sao em không gọi điện thoại đi?"
"Muốn nói thô lỗ cũng được ạ, thưa thầy. Không sao đâu. Em nghe thấy thằng Krist kể rằng hồi còn thanh niên, thầy cũng dữ dội lắm. Vừa xe, vừa gái, vừa đánh nhau.". Tại sao tôi lại cảm thấy đau nhói khi nghe thấy đứa nhóc tuổi 20 nói câu "hồi còn thanh niên" với tôi vậy? Có nghĩ là trong ánh mắt của người tuổi 20, đàn ông tuổi 31 này không còn là thanh niên nữa nhỉ?
"Không tốt đâu. Chúng ta là thầy và trò, không thích hợp cho lắm."
"Sao nói là em giống em trai mà? Kệ đi. Em muốn có sách tham khảo, thầy có cuốn này phải không? Ở thư viện trung tâm cũng không có, em đi tìm rồi.". Lapat đẩy tờ giấy có danh sách 2, 3 tên cuốn sách. Tôi nhận lấy xem rồi gật đầu.
"Có, nhưng mà ở trong phòng. Ngày mai em rảnh không? Tôi sẽ đem tới cho, nếu em có vào khoa."
"Ngày mai em không rảnh. Phòng của