@Ro: Chương 5 và 6 kể về thuở nhỏ của Noãn Noãn và Thâm Thâm, nếu các bạn không muốn đọc thì lướt qua nhưng phải đọc chương 7 để hiểu rõ đầu đuôi bi kịch.
—----------------------------------------------------------
Mười năm trước, Kỷ Lâm Thâm 17 tuổi, Ôn Noãn 14 tuổi.
Khi đó, cha Ôn là một thương nhân giàu có, tài sản lớn, cả gia đình ba người sống trong căn biệt thự nguy nga, rộng rãi.
Ôn Noãn, con một trong gia đình, là một cô bé được nuông chiều.
Mẹ của Kỷ Lâm Thâm là người làm vườn cho gia đình Ôn.
Trong ký ức của Ôn Noãn, lần đầu tiên cô nhìn thấy Kỷ Lâm Thâm là khi cô đi học về.
Đi trên con đường phiến đá xanh, cô vô tình liếc nhìn góc sân phía đông nam, có một bóng người bị ngăn cách bởi những rặng tre.
Cô tiến lên vài bước, nhìn thấy dáng người mảnh khảnh và gầy gò của anh từ kẽ hở những rặng tre đan chéo, trên người mặc bộ đồng phục học sinh xanh trắng.
Cô nhận ra đó là đồng phục của một trường cao trung bình thường gần đó, trường dành cho con em của những người lao động nhập cư không có hộ khẩu trong thành phố.
Cô chỉ liếc nhìn rồi thu hồi ánh mắt, bước chân không dừng lại, cô không quan tâm lắm.
Sau vài lần gặp mặt cô có ấn tượng về anh.
Anh thường đến giúp mẹ, đôi khi đứng trên bãi bùn ở hai bên đường đá xanh, cắt tỉa cành lá.
Rõ ràng chỉ là con trai người giúp việc, nhưng lại như một thiếu gia nhàn hạ, khí chất thanh đạm hoà hợp với hoa lá cỏ cây.
Kỷ Lâm Thâm rõ ràng cũng nhìn thấy cô, nhưng không giống như những người giúp việc khác trong gia đình, anh không bao giờ chủ động chào hỏi, gọi cô là cô Ôn.
Anh thậm chí không quay đầu lại, không bao giờ nhìn sang.
Đôi mắt anh lạnh lùng, đôi môi mím chặt, trầm mặc im lặng.
Nhà họ Ôn luôn đối xử tốt với người giúp việc nên mọi người đều rất cảm kích và cưng chiều Ôn Noãn như cô công chúa nhỏ vậy.
Ngay khi cô về nhà, họ chào đón cô, cô luôn đáp lại một cách ngọt ngào.
Chỉ có Kỷ Lâm Thâm là ngoại lệ.
Anh không tâng bốc cô cũng không cưng chiều cô, thái độ của anh gần như thờ ơ.
Vì vậy, hai người chưa từng có bất kỳ giao tiếp nào.
Lần đầu gặp mặt có phần ngại ngùng ở trong ngõ hẻm.
Mặc dù nhà họ Ôn rất yêu quý Ôn Noãn, nhưng rất nghiêm khắc.
Ví dụ như cho tài xế đưa đón đi học, không bao giờ được mua đồ ăn vặt bên ngoài.
Nhưng Ôn Noãn không hoàn toàn nghe theo lời cha mẹ, thỉnh thoảng không nhịn được sẽ nhảy ra khỏi khuôn phép, có chút nổi loạn.
Có một khoảng thời gian, trào lưu ăn cay phổ biến ở các trường học.Căn tin trong trường cấm bán, học sinh phải tự mua bên ngoài.
Bạn cùng bàn đưa một cái cho Ôn Noãn nếm thử.
Cay, ngọt, lại dai khiến cô mê mẩn.
Nhưng cô thấy ngại không xin thêm đồ của người khác.
Vì vậy, một ngày nọ sau khi tan học, Ôn Noãn viện cớ, nhờ tài xế chở cô đi hai con đường xa nhà, nói có một số tài liệu học tập muốn mua, từ chối cho tài xế đi cùng.
Nhưng trên thực tế, cô lên kế hoạch mua que cay.
Bố mẹ cô thấy cô ăn loại đồ ăn này chắc chắn sẽ mắng, nên ăn trên đường rồi về nhà.Khu biệt thự nơi gia đình cô ở không có siêu thị bán những thứ này nhưng cách một quảng đường có bán
Khu đất rộng lớn này thuộc trung tâm thành phố, khu biệt thự được quy hoạch lại sau khi ngôi nhà cổ bị phá bỏ, nhưng bên kia đường chưa có thời gian xây dựng lại nên các khu phố cổ vẫn được giữ nguyên.
Xung quanh có mấy ngôi nhà thấp xen lẫn mấy quán nhỏ là chỗ bán que cay.
Cô nghe bạn cùng bàn của mình nói, bản thân cô chưa bao giờ đến khu vực đó.
Bạn cùng bàn nói rằng những thứ bán trong siêu thị đã được cải tiến, chỉ những thứ bán trong những cửa hàng nhỏ đó là hàng thật.
Ôn Noãn loanh quanh trong các con hẻm, cuối cùng cũng tìm được một cửa hàng nhỏ giống như những gì cô bạn cùng bàn nói.
Cô lấy điện thoại ra xem ảnh lại để xác nhận, quầy ăn vặt A Trân, chính là ở đây!
Cô hào hứng đi thẳng vào bên trong, nhanh chóng mua một gói.
Vào thời điểm đó, một gói chỉ có 2,5 nhân dân tệ, rẻ đến mức như miễn phí.
Nếu không phải về nhà không được ăn, cô đã mua đủ chất đầy cái rương.
Khi vừa bước ra khỏi cửa hàng, cô xé mở túi bao bì, lấy một cái nhét vào miệng, đi ra khỏi con hẻm.
Trên đường đi, cô vô tình ngước nhìn xung quanh những ngôi nhà ở khu vực này, trông rất cũ kỹ, các tòa nhà mọc lên dày đặc, chắn gần hết ánh sáng mặt trời.
Trên đầu là một mớ dây chằng chịt, quấn vào nhau.
Cũng có những bộ quần áo treo trên sợi dây, gió thổi bay lên phần phật.
Ôn Noãn bước đi cẩn thận, từ trong túi lấy ra cái thứ hai, còn chưa kịp cho vào miệng thì đột nhiên dừng lại.
Cô nhìn thấy một bóng người gầy gò ở phía trước cách chưa tới hai mét, đó là con trai của người làm vườn nhà cô.
Kỷ Lâm Thâm đeo chiếc cặp màu xám xanh, mặc đồng phục học sinh, chắc anh vừa đi học về.
Lúc này, anh cũng nhìn thấy cô, ánh mắt quét qua que cay trên tay cô.
Tay Ôn Noãn rung lên, phản ứng đầu tiên của cô là, không ổn, anh nhìn thấy cô ăn que cay rồi! Anh mách cha mẹ cô mất!
Cô vô thức đặt túi đồ ăn vặt xuống, sau khi suy nghĩ lại cầm lên, tiến hai bước về phía anh, ngẩng mặt lên hỏi anh: "Anh có muốn ăn không?"
Đây là câu nói đầu tiên giữa họ, là cô chủ động nói.
Cô tiếp tục mang giọng điệu lấy lòng, thương lượng: "Em ăn một cây là đủ rồi, phần còn lại cho anh.
Đừng nói với cha mẹ em nhé."
Câu cuối cùng mới là trọng điểm.
Ôn Noãn đưa túi cho anh, tỏ ra khá tin tưởng.
Cô vốn