Gần đây đi ra đường, bầu không khí vốn náo nhiệt nay lại có xu hướng trầm đi không ít, mặc dù vẫn nhộn nhịp nhưng mọi người đều có cảm giác căng thẳng, lo lắng. bất cứ khi nào bắt gặp một tin tức có liên quan tới tình hình biển đông, ai ai cũng đều lắng tai nghe ngóng.
tình hình biển đảo thực sự đang rất nóng.
rất nhiều phong trào từ các tầng lớp xuất hiện, không phân biệt già trẻ gái trai, mọi người đều hướng về nó, bọn họ đều muốn thể hiện một chút gì đó, muốn ra sức chung tay góp phần xây dựng biển đảo quê hương.
các chương trình thời sự chưa bao giờ được quan tâm sát sao đến thế. hay các chương trình phóng sự về cuộc sống của những người con hi sinh nhiều thứ để rời xa đất liền, ra hải đảo xây dựng nhà ở, bất chấp sự thiếu thốn, khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất.
nếu mọi thứ đều tốt đẹp, thực sự không một ai muốn rời xa đất liền, đi ra ngoài biển khơi, nơi chẳng có thứ gì ngoài gió và sóng, mạng internet, mạng viễn thông, khu vui chơi giải trí, điện, nước ... đều rất thiếu. ở thế kỷ 21, liệu có mấy người dám mạnh dạn vứt bỏ nhiều thứ hấp dẫn, sung sướng để đi chịu khổ?
chính vì thế, những người quyết tâm ra đảo, hành gia lập nghiệp, thực sự rất đáng quý, rất đáng trân trọng. không có họ, không có con dân bám biển, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều khó mà đảm bảo được.
tập đoàn công nghiệp- viễn thông quân đội viettel, tập đoàn đa lĩnh vực thịnh thế... là một phần trong các đơn vị tiêu biểu, đi đầu trong phong trào: góp đá xây trường sa.
các tập đoàn đều có những cách ủng hộ khác nhau.
viettel dùng cước phí tin nhắn, mỗi một tin theo cú pháp được gửi về tổng đài sẽ góp 15 ngàn đồng vào quỹ.
thịnh thế không hổ là công ty luôn hướng về lòng yêu nước, ngay khi các tin tức xấu về biển đông xuất hiện, tập đoàn này đã thường xuyên trích 5% lợi nhuận công ty theo từng tháng ủng hộ. chưa hết, tại trụ sở chính cũng như các công ty con, ở mỗi nơi đều để một chiếc hòm có hình bản đồ việt nam, nhân viên, khách mua hàng, thậm chí là người dân xung quanh cũng có thể tới ủng hộ bất cứ khi nào họ muốn, mỗi lần ủng hộ lại nhận được một tấm thiệp cảm ơn được chính tổng giám đốc vân tú ký tặng.
ngoài hình thức này, tập đoàn còn ủng hộ trực tiếp các trang thiết bị gia dụng, quần áo, sách vở cho người dân và các em nhỏ sinh sống trên đảo.
tất cả những tin tức này đều được tiến hành âm thầm, từ cán bộ cấp cao hay một người công nhân làm hợp đồng ở đây đều khá quen thuộc với chiếc hòm này, dường như đối với họ, việc thịnh thế làm một việc tốt, đóng góp cho đất nước, vì người dân mà phục vụ đã là một thứ gì đó đi sâu vào tiềm thức, ăn sâu vào trong tâm trí các thành viên của tập đoàn.
hành động cao đẹp này mãi cho tới khi có một phóng viên nhân dịp sinh nhật mẹ mà tới mua một chiếc xe đạp dành cho người già mới chợt thấy bất ngờ và thú vị. rất nhanh, sau khi thông qua cuộc hỏi ngắn với hơn 10 người từ nhân viên tới khách hàng, cô nhà báo trẻ tuổi mới quyết định nhanh chóng đi sâu vào tìm hiểu, rồi không lâu sau đó, một bài báo trên trang nhất báo đời sống và xã hội đã xuất hiện khiến tin tức này được lan truyền.
cùng với sự đặc biệt quan tâm về tin tức ngoài biển, tin tức về việc làm từ thiện và các nghĩa cử cao đẹp của tập đoàn thịnh thế đã nhanh chóng tạo ra một làn sóng lớn trong cuộc sống của người dân.
lòng yêu nước theo đó lại sôi sục lên một chút, lồng ngực mỗi người không tự chủ mà đập mạnh thêm một chút.
khi đất nước yên bình, đã có rất nhiều người phán xét thế hệ trẻ đã mất đi cái gọi là lòng yêu nước, họ không quan tâm quá nhiều về tình hình đất nước đang phát triển ra sao, quốc gia đang biến đổi thế nào, mà tất cả đều bị áp lực về công việc, gia đình, cơm áo gạo tiền làm lu mờ đi.
nhưng.
một khi đất nước lâm nguy, kẻ địch bên ngoài nhăm nhe dòm ngó, đất nước bị tổn thương, đồng bào bị áp bức, người dân bị thiệt thòi khổ cực thì không biết từ đâu, chẳng biết từ ai, tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước vốn rất mờ mịt bỗng nhiên trở nên vô cùng mạnh mẽ, vô cùng rõ ràng.
hóa ra, chưa bao giờ người việt nam quên đi nguồn gốc, bản sắc của mình.
nhiều người nước ngoài đưa ra quan điểm: người việt nam là những kẻ man rợ, hiếu chiến. nhưng xin thưa, hoàn cảnh chiến tranh liên miên, cuộc sống người dân cực khổ, vốn chỉ muốn yên lành nhưng liên tục bị các thế lực, các quốc gia mang quân tới xâm lược, nô dịch, vơ vét tài nguyên. chúng tôi không man rợ, không hiếu chiến không được. đất nước các bạn, gia đình các bạn bị người ta hành hạ, áp bức, các bạn có vui vẻ nở nụ cười hay lập tức muốn đòi lại tất cả?
dương tuấn vũ- linh hồn của tập đoàn. mặc dù hắn đã đi, nhưng tư tưởng, nền móng mà hắn đã từng bước xây dựng ở đây đã trở nên không thể bị lung lay.
hắn cho mọi người, giúp đỡ mọi người thực hiện được những ước mơ tưởng chừng như xa vời, ngược lại, hắn chỉ yêu cầu họ làm tốt công việc của mình và luôn biết tự nhủ mình là người việt nam. họ không cần phải làm được thứ gì quá lớn lao cho đất nước, cho dân tộc mà chỉ cần luôn cảm thấy tự hào về quốc gia của mình.
đúng!
chúng ta nghèo chúng ta lạc hậu.
đúng!
nhưng chúng ta thực sự rất giàu tình thương.
những người có điều kiện đi ra bên ngoài thế giới, có mấy khi cảm nhận được tình cảm ấm áp của mọi người xung quanh? và tại sao, khi người nước ngoài tới đất nước hình chữ s này, ai cũng cảm thấy được sự hiền lành, hiếu khách của những con người nghèo