Trấn an cha mẹ xong, vân tú lấy quyển sổ nhỏ nhanh chóng ghi thêm một chút vào đó, cất đi, rồi nói:
- cha mẹ nói đúng. người nông dân vốn đã là tầng lớp khó khăn nhất, và cũng thấp cổ bé họng nhất, tiếng kêu không thấu trời xanh. mặc dù lãnh đạo có quan tâm, nhưng chữa ngọn không bằng chữa gốc. cái mấu chốt của vấn đề chính là ở chỗ họ thiếu kiến thức, nhẹ dạ cả tin. nỗi khúc mắc này con và chồng đã từng có lần bàn bạc với nhau rồi, hiện tại mặc dù không có anh ở đây, nhưng một mình con có lẽ cũng đủ khả năng thực hiện rồi.
- hai đứa định làm gì? nếu được cha sẽ giúp đỡ.
- ừ, mẹ tham gia có được không?
- lâu rồi mẹ cũng không về bên nhà, ruộng để bà con hàng xóm cày cấy nhưng vẫn luôn thấy nhớ. nếu có gì cần, mẹ có thể giúp thuyết phục mọi người cho.
không ngờ cha mẹ đã có tuổi nhưng lại nhiệt tình như thế, vân tú cười nói:
- mọi người nếu đã muốn tham gia thì cũng được thôi, nhưng việc này không phải chỉ mấy người chúng ta mà xong được. con sẽ huy động thêm nhân viên, đồng thời tìm cách liên hệ với bên bộ nông nghiệp để xin phê duyệt. nếu được thì làm đồng bộ, không được thì chúng ta cứ tìm cách cải tiến từng khu vực nhỏ một, trước mắt là vĩnh hà và yên phú.
thấy mọi người gật đầu, mắt chăm chú nghe mình nói, vân tú lấy ra một tờ giấy a4 rồi viết viết lên, tay vừa chuyển, miệng vừa phân tích:
- là vậy. con muốn xây dựng mô hình khu nuôi trồng dạng trang trại quy mô cỡ vừa và cỡ lớn. những gia đình có ruộng sẽ tập hợp lại với nhau, lợi nhuận sẽ chia theo diện tích đất sở hữu, họ vẫn sẽ tham gia nuôi trồng, nhưng sử dụng các loại máy móc hiện đại. người lãnh đạo sẽ là người của bộ- cục nông nghiệp, hoặc các nhà kinh doanh... chỉ cần có đủ năng lực và trách nhiệm là được.
làm quy mô công nghiệp như vậy, nhà nước sẽ dễ kiểm soát giá, sản phẩm sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi cũng được giám sát và quản lý chặt chẽ để các sảm phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn vệ sinh - an toàn thực phẩm, hoàn toàn có đủ khả năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế, giá cả và chất lượng cạnh tranh tốt với các mặt hàng nước ngoài.
biến ngành nông nghiệp không phải chỉ đủ cung đủ cấp, còn thừa một phần xuất khẩu mà trở thành một mũi nhọn xuất khẩu chính, đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu bền vững, giúp người canh tác, nuôi trồng nông nghiệp đủ chi tiêu cho cuộc sống và hướng tới dư giả, có của ăn của để.
giang tấn xoa cằm:
- vấn đề này không phải chưa từng được nêu ra, nhưng thuyết phục thành công lãnh đạo lại chưa thấy. cái chính vẫn là các doanh nhân, doanh nghiệp không đủ khả năng bao thầu nhiều đất đai như vậy, chưa kể nuôi trồng xưa nay vẫn phụ thuộc mùa màng, thời tiết, bệnh dịch, vì thế, làm lớn rất có thể dẫn tới thất thu thậm chí là phá sản. không ai dám mạo hiểm ôm một thứ mong manh, không quá chắc chắn như vậy.
vân tú gật đầu đồng ý, nhưng cô lại hỏi ngược lại cha mình:
- theo cha, chuỗi nhà hàng tuyết yên làm ăn thế nào?
giang tấn cười tự tin:
- rất tốt.
- vâng. cha thấy các khu trồng hoa màu và chăn nuôi áp dụng công nghệ tiên tiến của chúng ta thế nào? có dễ bị tác động bởi thời tiết, bệnh dịch?
- công nghệ của chúng ta rất tuyệt, cha chưa bao giờ có thể nghĩ rằng một tháng không nắng, trời luôn mưa tầm tã mà đất trồng và hoa màu không bị ảnh hưởng. hệ thống chiếu sáng tốt, hệ thống thoát nước, hệ thống giữ độ ẩm cho đất đều rất xuất sắc. có rất nhiều các nhà kinh doanh trong và ngoài nước tới tham quan và thử về mày mò áp dụng, nhưng đều phải quay lại ngỏ ý muốn mua các loại máy móc này nhưng cha không đồng ý bán.
còn bệnh dịch thì cũng dường như không có, không khí, nước được lọc và kiểm tra liên tục trong ngày, vật nuôi cũng được định kỳ tiêm chủng, khám và điều trị bệnh rất tỉ mỉ.
này, con đừng nói sẽ mang công nghệ này phổ cập ở các khu doanh trại trên khắp cả nước chứ? cài này... cái này... liệu có ổn không?
vân tú chợt hỏi:
- cha nghĩ sao nếu con ốm, bác sĩ có thuốc nhưng không chịu bán?
giang tấn trợn mắt:
- đương nhiên ta sẽ túm lấy hắn hỏi lý do cho ra nhẽ.
cô cười đáp:
- vâng, vậy là đúng rồi. thứ dù có tốt tới đâu nếu không lấy đi áp dụng, không đem lại lợi ích, hạnh phúc cho người khác thì cũng chỉ là thứ vô dụng. chúng ta có thể dựa vào nó mà làm giàu, nhưng giàu có một mình trong khi đồng bào nghèo khổ, đám trẻ nhem nhuốc phải bỏ học đi làm phụ cha mẹ mà vẫn đói ăn thì sao? giàu có đúng là có thể xây dựng lên từ ích kỉ, nhưng cuộc đời sống được mấy năm, ai biết ngày mai thế nào? sao không chia sẻ một phần lợi ích của mình và đổi lại nhiều nụ cười hạnh phúc, nhiều gia đình có đủ cơm ăn áo mặc, nhiều đứa trẻ được cắp sách tới trường.
trước đây con cũng rất ích kỉ, nhưng từ khi có thai, con chợt nghĩ nếu mình không có tất cả những thứ này, vẫn theo mẹ cày cấy ngoài kia, rồi không may tin lầm đám lái buôn thất đức tới mức cơm không có mà ăn, con đói đã đành, nhưng đứa bé sinh ra sẽ gầy gò, ốm yếu bệnh tật. càng nghĩ vậy con càng cảm thấy mình nên làm gì đó.
thịnh thế không phải chỉ dựa vào một vài máy móc nuôi trồng đó mà gây dựng nên giang sơn của mình, càng có nhiều nguồn lương thực thực phẩm chất lượng, chuỗi nhà hàng tuyết yên càng dễ phát triển, càng dễ phổ cập tới bất cứ đâu.
trong khi đó, người dân được lợi, có cơm ăn áo mặc, và quan trọng nhất là họ không phải bất chấp tất cả, liều lĩnh dựa vào mấy thứ trừ sâu, thuốc tăng trưởng thực vật mà kiếm thêm mấy đồng mấy hào, để rồi chính người việt lại đầu độc người việt. dân nghèo, đất nước