Khi đối phương đã bại lộ vị trí, dương tuấn vũ sắc mặt âm trầm nhanh chóng hạ lệnh:
- tổ đội 1-3 tiến hành giáp công từ hai phía, tiến hành vây hãm kẻ địch trong vịnh. bắn phá quấy nhiễu, tiến lùi hợp lý, giữ hỏa lực để ngăn chặn kẻ địch liều mạng phá vây rút lui.
dương tuấn vũ áp dụng chiến thuật đánh nhấp nhả từ nhiều phía, mục đích làm đối phương rối loạn trận hình, chỉ có như vậy mới hy vọng phá vỡ được dàn chắn phòng ngự của chúng.
tới thời điểm này, số lượng quân địch đại khái đã có thể thống kê, 500 tàu chiến, 3 tàu sân bay, 40 phi cơ, 20 tàu ngầm. số lượng này tuyệt đối đủ để hủy diệt hải quân của một quốc gia. vốn dĩ nếu tấn công bất ngờ, hải quân việt nam chắc chắn sẽ gặp phải thương vong rất lớn, nhưng đen cho chúng đã bị dương tuấn vũ phát hiện trong thời điểm cực kỳ mấu chốt.
có điều, đây cũng là một sự may mắn, khi mà các tàu chiến này vừa khéo được huy động ra bắc để nâng cấp, nên mới trong thời gian ngắn như vậy kịp triển khai đội hình vây công. nếu lần này kẻ địch tấn công vào miền nam hoặc miền trung, hoặc đánh trực tiếp vào tổng bộ ở cam ranh thì dương tuấn vũ chỉ có thể nuốt hận lui quân.
nhưng nói gì thì nói, may mắn cũng là một phần của thực lực. khi mà kẻ địch bất chấp rủi ro mà đánh hỏa tốc vào vịnh bắc bộ thì bọn chúng phải có suy nghĩ liều mạng rồi. nếu quả thực chúng có thể chiếm đóng vịnh bắc bộ, sau đó đổ bộ quân đội lên đất liền thì chỉ trong thời gian ngắn có thể chạy tới đầu não chính trị của việt nam ở hà đô. ai mà nghĩ được, trong lúc tình hình chiến sự trên biển đông đang có dấu hiệu chững lại, kẻ địch lại hung hãn tới mức trực tiếp đem quân tấn công chúng ta.
cái dương tuấn vũ lo ngại chính là điều này, hắn không nghĩ kẻ địch lại dám manh động như thế, chỉ sợ phía sau nhận được sự khích bác hoặc một lời hứa hẹn cực kỳ hấp dẫn nào đó từ một trong những bên đang góp mặt trong cuộc chiến biển đảo. trận chiến này dù bên nào thắng cũng bị tổn hại rất lớn về chiến lực. trong thời điểm căng thẳng leo thang, đây rất có thể sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.
việt nam trong mấy năm trở lại đây có tài lực kinh tế hùng mạnh, sức mạnh quân sự mà đặc biệt là hải quân đã tăng rất rõ rệt, điều này đương nhiên sẽ làm cho một số kẻ không vừa mắt. chúng ta đúng là đang trong giai đoạn bùng nổ kinh tế, chính trị, quân sự, nhưng cũng là thời điểm phát triển vô cùng nhạy cảm. khi mà tiền tài chưa thể lập tức chuyển giao thành công nghệ và tăng cường số lượng cũng như chất lượng quân đội, nếu xảy ra chiến tranh ở thời điểm này sẽ làm cho sự phát triển của chúng ta bị chững lại, thậm chí tụt lùi nếu gặp phải cấm vận kinh tế.
lần này, việc chiến tranh xảy ra ở vùng vịnh, nói về khía cạnh nào cũng sẽ gặp phải sự chống chọi gay gắt, và sự lên án từ phía trung quốc. nếu đối phương lơi dụng sự nhạy cảm chính trị này mà hạ lệnh chiến tranh trên biển thì chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. nói thế nào đi chăng nữa, dù mấy năm nay việt nam vẫn hỏa tốc sản xuất ra một số lượng lớn phương tiện chiến tranh, thậm chí có những công nghệ ưu việt hơn bọn họ, nhưng xét về số lượng, chúng ta còn kém không ít.
đương nhiên, tham vọng bành trướng của trung quốc khiến bản thân họ gặp phải sự chống đối rất mạnh mẽ từ mọi quốc gia láng giềng xung quanh mà việt nam chỉ là một trong số đó. hàn quốc, nhật bản, nga, phillipin, indonesia những quốc gia này đều có quân đội thường trực trên biển, để sẵn sàng đối phó với các cuộc xâm phạm lãnh hải. do đó, nếu trung quốc dồn toàn bộ hỏa lực xuống vịnh bắc bộ cũng như biển đông, thì chắc chắn sẽ gặp phải những đe dọa từ những hòn đảo mà họ đang tranh chấp với các quốc gia nói trên.
các hòn đảo này vốn là nơi chim chẳng thèm ỉa huống chi là để cho con người có thể sống, nhưng điều quan trọng là có được nó tương đương với ranh giới lãnh thổ trên biển sẽ được mở rộng đáng kể, mà dưới biển là kho tài nguyên rất lớn, đáng để bọn họ nảy sinh tranh chấp suốt nhiều năm qua. và việc rút quân khỏi nơi này, tập trung chiến sự với việt nam chắc chắn sẽ khiến trung quốc mất trắng những nỗ lực bành trướng từ xưa tới nay. chưa kể, sức ảnh hưởng của việt nam trên trường quốc tế vào thời điểm hiện tại không cho phép trung quốc muốn là có thể khai hỏa.
nhưng nghĩ thì nghĩ vậy, nước cờ tiếp theo họ đánh thế nào thì chỉ có họ mới biết được. cho nên, cuộc chiến trên biển lần này nếu được thì cần hạn chế thương vong tới mức tối đa.
hiểu rõ điều này không phải chỉ mình dương tuấn vũ, nhưng muốn thay đổi tình hình cuộc chiến vào thời điểm hiện tại tuyệt đối không dễ dàng chút nào.
dương tuấn vũ