Ngược lại, hải quân trung quốc đã mạnh nay càng điên cuồng mua sắm và sản xuất.
theo thông tin mới nhất của hoa kỳ, hiện nay trung quốc không nghi ngờ gì chính là nước có sức mạnh tấn công lớn nhất trong khu vực xung quanh biển đông và khả năng đó tiếp tục tăng lên nhanh chóng.
lực lượng hải quân của trung quốc cho tới nay đã lên tới 255.000 quân với 75 đơn vị tham chiến. chiến hạm bao gồm:
- hơn 60 tàu ngầm
- 55 tàu đổ bộ loại lớn và loại vừa
- khoảng 70 tàu tuần tra có trang bị tên lửa, các radar sky wave và surface wave oth.
- 2 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp shang và 1 tàu ssbn lớp jin, 4 tàu ssn lớp hnn và ssbn lớp xia và khoảng 13 tàu ngầm chạy bằng động cơ diezel.
gần đây trung quốc đã tiếp nhận thêm:
- 2 tàu khu trục lớp luyang ii, 2 tàu khu trục lớp luzhou có trang bị tên lửa tầm xa đất đối không sa-n-20 của nga.
- 4 tàu khinh hạm có trang bị tên lửa dẫn đường lớp jiangkai ii lớp 054a.
bản thân trung quốc cũng tiếp tục tự thiết kế tàu chiến lớp houbei loại 022. mà trong đó, hơn 40 tàu tuần tra loại này đã được đưa vào sử dụng. mỗi tàu có thể mang được 8 tên lửa hành trình đối hạm yj-83.
đồng thời, trung quốc dự kiến sẽ trang bị các tàu ngầm tấn công lớp yuan. hiện tại một tàu lớp này đã được đưa vào sử dụng, một chiếc khác đang trong giai đoạn chạy thử và sẽ đóng thêm 15 tàu ngầm lớp yuan.
tiếp đến là lực lượng không quân trung quốc hiện có khoảng 330.000 quân. với:
- 490 máy bay như loại máy bay đánh chặn f-7/fishbed và f-8ii/finba.
- 23 máy bay su-30mk2/flanker cho tác chiến trên biển tầm xa.
- 16 tiểu đoàn sam tầm xa "200 km" sa-20 pmu-2 mua của nga.
đặc biệt, trung quốc tiếp tục tập trung phát triển loại máy bay cảnh báo sớm "aew&c" bao gồm kj-200 và kj-2000 để tăng cường khả năng trinh sát trên biển.
- đồng thời, dự định mua thêm 34 máy bay vận tải il-76 và 4 máy bay tiếp dầu il-78 của nga.
đáng chú ý là các lượng lượng hải quân và không quân của trung quốc có thể hiệp đồng tác chiến thông qua một hệ thống vệ tinh hiện đại.
trung quốc có hệ thống vệ tinh do thám phục vụ cho quân sự như: vệ tinh yaogan 1,2,3,4,5, vệ tinh haiyang-1b vệ tinh cbers-2 và 2b.
trong tương lai, trung quốc sẽ lắp đặt thêm 8 vệ tinh mới.
hiện tại, trung quốc đang sử dụng hệ thống định vị toàn cầu gps của mỹ, glonass của nga và bắc đẩu-1, bắc đẩu-2.
nhìn sơ bộ về tương quan lực lượng không khó để thấy sự chênh lệch cực lớn giữa hai quốc gia. mặc dù nói chúng ta hiện có không gần 300 các loại tàu lớn nhỏ nhưng thực tế sức chiến đấu chẳng đáng kể là bao.
trước đó, khi thịnh thế chưa tỏ ra mình là một nhà có khả năng đóng tàu thì chính phủ đã có ý định mua về 6 chiếc tàu ngầm kilo tới năm 2014 này, đồng thời cũng đặt thêm 3 chiếc máy bay tiêm kích sukhoi để tăng cường cho lực lượng không quân chiến đấu trên biển. nhưng nhìn qua cũng không khiến bên ngoài lo lắng. bởi lẽ, một quốc gia chỉ dựa vào mua vũ khí chiến đấu của người khác thì không thể trở thành cường quốc và có sức mạnh đe dọa đến họ được.
phải biết mỗi một chiếc tàu kilo là 200-300 triệu đô la "4000-6000 tỷ đồng/chiếc", mà với chi phí quốc phòng hiện tại đã tương đối lớn nhưng chắc chắn trong 10-20 năm tới cũng không mua sắm được bao nhiêu. trong khi hầu như năm nào quốc gia láng giềng cũng cho ra đời một vũ khí chiến đấu mới có công nghệ tiên tiến bậc nhất, phần nào còn ganh đua cạnh tranh được với các chiến đấu cơ của nga và hoa kỳ.
theo đó, mặc dù hiện tại việt nam mới sản xuất được 6 chiếc tàu ngầm chưa rõ mạnh yếu, lại tiếp tục tuyên bố sản xuất các tàu trục hạm cỡ lớn và cỡ trung bình thì đương nhiên khiến quốc gia láng giếng nghi ngờ, khó tin. để làm lộ ra uy lực chiến đấu vẫn còn đang là ẩn số ấy, họ đương nhiên chọn cách gia tăng áp lực, buộc chúng ta phải diễn tập quân sự.
trong cuộc diễn tập quân sự với nhật bản trên biển hoàng sa trong thời gian nửa năm tới, kết quả của nó có lẽ sẽ là bước ngoặt trong nhận thức chiến tranh vùng biển của các quốc gia giáp biển đông.
việt nam thành công trong việc tung ra hỏa lực đủ khiến người ta e ngại, điều này nói rõ chúng ta có đủ khả năng sản xuất ra chiến đấu cơ hiện đại, một số hành động phi lý chắc chắn muốn làm tiếp phải cân nhắc cực nhiều.
thật vậy, đôi khi chiến tranh không phải cứ dựa vào quân số mà thắng, nếu có bất cứ yếu tố khó lường nào không nắm chắc mà vẫn đâm đầu khiêu chiến thì rất có thể lật thuyền trong mương.
chưa kể, hậu quả của chiến tranh sẽ làm nền kinh tế của cả một đất nước thụt lùi cả chục năm, do chi phí sản xuất chiến đấu cơ và đặc biệt là lượng đạn dược bỏ ra vô cùng khủng khiếp. sai một li đi một dặm, xu thế kinh tế đang có bước vượt hoa kỳ chỉ sợ sẽ theo đó mà một lần nữa bị kéo dãn rất xa.
mà đường lưỡi bò vô lý kia đang bị rất nhiều quốc gia phản đối kịch liệt, nếu cưỡng ép nổ súng nhất định sẽ trở thành chiến tranh phi nghĩa, một khi đã mang lên mình cái áo choàng đen, rất có khả năng sẽ bị nhiều quốc gia khác kiếm cớ gây hấn, thậm chí hô hào “bảo vệ hòa bình” mà lao vào cuộc chiến. tình thế khi đó chắc chắn được sẽ không bằng mất.
chính vì vậy, mặc dù có chút lo lắng nhưng lê quân không quá hoảng loạn, dù sao việc việt nam dùng ít địch nhiều đã vang danh khắp cõi năm châu, trung quốc đô hộ ngàn năm chẳng phải vẫn trắng tay đồng hóa? pháp và mỹ có quốc gia nào không mạnh mẽ điên cuồng?
cuối cùng, trước sự ngỡ ngàng của mọi người mà tuyên bố rút binh. tất cả trong đó ắt phải có huyền cơ. huyền cơ đó mặc dù không che mắt được những nhà lịch sử, quân sự gia tinh anh, nhưng biết là một chuyện, đối phó với nó thì hoàn toàn không có cách. huyền cơ này chính là: quân dân một lòng.
không như các quốc gia