Khối liên minh châu á- thái bình dương mà việt nam muốn thành lập khác với diễn đàn hợp tác kinh tế châu á "apec".
mục tiêu của apec không phải là để xây dựng một khối thương mại, một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do kiểu eu "liên minh châu âu", mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thương mai và đầu tư giữa các thành viên và với các khu vực khác. apec là một diễn đàn mở, nơi mọi người tham gia với tinh thần tự nguyện, và đóng góp cũng mang tính tự nguyện.
khối liên minh châu á- thái bình dương "asia-pacific alliance- apa" được dự kiến thành lập với mục tiêu không chỉ là một nơi trao đổi hợp tác đơn thuần về kinh tế, các thành viên tham gia với sự tự nguyện đôi khi mang tính chất khích lệ, mà apa sẽ là một khối liên minh vững chắc với nhiều tiêu chí căn bản tương tự eu.
về cơ cấu tổ chức, apa sẽ là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. về cơ bản apa có các định chế chính là: hội đồng liên minh, hội đồng bộ trưởng, nghị viện liên minh, ủy ban liên minh và tòa án liên minh.
hội đồng liên minh là cơ quan quyền lực cao nhất của apa gồm lãnh đạo của các nước thành viên, chủ tịch hội đồng liên minh và chủ tịch liên minh. hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên về chính sách - chiến lược chính trị, quân sự và ngân sách chung cho cả khối, cùng với nghị viện liên minh đưa ra các đạo luật của apa. các quyết định của hội đồng liên minh chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận số phiếu.
chủ tịch hội đồng liên minh có nhiệm kỳ 5 năm "tối đa 2 nhiệm kỳ".
hội đồng bộ trưởng gồm đại diện "thường ở cấp bộ trưởng" của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị apa xây dựng các đạo luật chung. chủ tịch hội đồng các bộ trưởng khác do nước chủ tịch luân phiên đảm nhiệm.
nghị viện liên minh là cơ quan có chức năng phối hợp cùng hội đồng bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của liên minh apa. nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên ủy ban liên minh; cùng hội đồng bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của liên minh. các nghị sĩ của nghị viện apa được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm.
ủy ban liên minh là cơ quan hành pháp của khối, hoạt động độc lập, có chức năng thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của apa, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định, bao gồm cả đầu tư cho quân sự. chủ tịch ủy ban do chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử, nhiệm kỳ 5 năm.
vậy các giá trị mà apa có thể mang lại là gì?
trước hết cần khẳng định rõ, tất cả các quốc gia thành viên phải luôn giữ sự hòa hợp, khoan dung, công bằng, đoàn kết và không phân biệt đối xử. đây là căn nguyên cốt lõi quan trọng nhất. từ đó mới khiến apa có thể mang lại nhiều giá trị tốt đẹp nhất, những giá trị này là:
quyền tự do - tự do đi lại tại bất cứ quốc gia nào trong liên minh apa. các quyền tự do trong tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và bảo mật thông tin sẽ được đề cập tại hiến chương về các quyền cơ bản của apa.
quyền dân chủ - apa được xây dựng theo mô hình dân chủ đại diện, có nghĩa là tất cả các thành viên trong apa đều được hưởng các quyền chính trị như quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc hội apa cũng như quyền tranh cử với tư cách là ứng viên, bỏ phiếu tại quốc gia thường trú hoặc tại nơi sinh ra.
quyền bình đẳng - nguyên tắc bình đẳng giới tính, tôn giáo, sắc tộc là trọng tâm trong tất cả các chính sách của apa, trong tất cả các lĩnh vực. bất cứ sự khinh thị nào sẽ phải chịu xử phạt thích đáng.
nhân quyền - được bảo vệ bởi hiến chương về các quyền cơ bản của apa, những quyền này bao gồm: quyền không bị phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, khuyết tật, tuổi tác hoặc khuynh hướng tình dục "đồng tính", quyền được bảo vệ thông tin cá nhân và quyền được tiếp cận với công lý.
dựa trên những giá trị đó, lợi ích mà apa mang lại sẽ rất đáng mong chờ. một số lợi ích có thể dễ dàng nhận ra nhất đó là:
thứ nhất, việc xây dựng một khối liên minh chặt chẽ sẽ giúp các quốc gia có thể thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế. với nguồn nhân lực kỹ thuật cao và các sản phẩm tân tiến bậc nhất của việt nam, các thành viên trong khối nhất định sẽ được hưởng lợi rất lớn từ điều này. và khi cả khối phát triển thịnh vượng, gián tiếp sẽ giúp việt nam cũng cố chắc chắn thêm vị thế số một của mình.
với việc bãi bỏ kiểm soát biên giới giữa các quốc gia thành viên apa, mặc dù các quốc gia này có thể không ở gần nhau, nhưng như vậy cũng sẽ tạo ra một khu vực đa dạng, hứa hẹn là nơi để người dân các nước thành viên thỏa mãn nguyện vọng trải nghiệm và đi du lịch, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của mọi người dân trong khối. đương nhiên, mọi quốc gia apa đều phải đối xử bình đẳng đối với những công dân apa từ nơi khác đến. những người này sẽ được hưởng các chế độ an sinh xã hội như người sở tại và ngược lại họ sẽ cần đóng thuế như người bản xứ.
apa sẽ tạo ra một nền kinh tế thị trường thịnh vượng, cho phép hầu hết hàng hóa, dịch vụ và người dân tự do di chuyển, hình thành một khối giao dịch có quy mô lớn trên thế giới.
về vấn đề cứu trợ, apa cũng sẽ đưa ra các gói viện trợ cho các quốc gia có nền kinh tế