Sức ảnh hưởng của dự định thành lập apa được lan truyền với tốc độ nhanh chóng, các quốc gia sau khi tham gia tọa đàm đều đã đạt được mục đích của riêng mình. hiện giờ phía lãnh đạo việt nam chỉ còn việc chờ đợi.
một tháng thời gian là giới hạn rất ngắn cho việc quyết định kết nạp thành viên ở giai đoạn đầu tiên. hết giai đoạn này, apa sẽ tạm thời ngừng tuyển thành viên cho tới giai đoạn thứ hai, và đương nhiên, càng về sau, số lượng thành viên có thể kết nạp cũng như các điều khoản tham gia sẽ càng khắt khe hơn, chứ không như lần đầu tiên chỉ coi trọng chủ yếu là sự nhiệt tình.
có tất cả 37 quốc gia tới tham gia tọa đàm, chủ yếu tới từ châu á, nhưng cũng có cả các nước tới từ châu mỹ và châu đại dương, bất chấp khoảng cách địa lý thực tế với việt nam là nửa vòng trái đất. từ đó có thể hiểu sự hấp dẫn của khối liên minh mới mẻ này.
thời điểm một tháng không dài không ngắn cuối cùng cũng kết thúc. ngoài quốc gia anh em lào ngay lập tức chủ động xin tham gia ngay trong thời điểm tọa đàm trước đó ra, các nước khác đều trở về với tâm tình phức tạp, bởi vì rõ ràng đây không phải là một sự kiện nhỏ đối với quốc gia của họ. việc tham dự một khối liên minh sẽ phải đánh đổi không ít quyền lợi và sự tự chủ trong các quyết sách của đất nước. bởi vì, ngoài phát triển đất nước ra, họ cần thực hiện các nghĩa vụ và chính sách của liên minh, đương nhiên, lợi ích nhận lại được cũng hết sức hấp dẫn.
và khi thời gian suy nghĩ đã hết, một số quốc gia quyết định không tham gia; một số tỏ ý định cần tiếp tục suy nghĩ, thời gian quá ngắn không đủ để họ lựa chọn, nếu có thể sẽ tham gia vào lần kết nạp thành viên tiếp theo của apa.
về những câu trả lời này, phía việt nam vẫn giữ thái độ bình tĩnh, không vì bị từ chối mà tỏ ra không vui, ngược lại còn gửi điện đàm cảm ơn chính phủ các nước đã bỏ thời gian tham dự tọa đàm.
tại văn phòng chính phủ việt nam, các cuộc gọi lần lượt nhận được tiếp đón, không khí tại nơi này cũng hết sức căng thẳng.
sau 6 ngày, trong số 37 quốc gia, đã có tới 28 quốc gia ngỏ ý từ chối, duy nhất 1 quốc gia đồng ý tham gia là lào, còn lại 10 quốc gia là australia, brunei, cuba, đông timor, nepal, nhật bản, new zealand, papua new guinea, quần đảo marshall, quần đảo solomon chưa đưa ra câu trả lời cuối cùng.
và tới ngày thứ bảy, ngày cuối cùng trong hạn trả lời "1 tuần", 10 quốc gia trên mới đưa ra quyết định cuối cùng của mình, từ đó có thể thấy, đây là một quyết định vô cùng khó khăn đối với các quốc gia này. một tháng là quá ít cho chính phủ và người dân của một đất nước suy nghĩ.
các cuộc gọi điện tới văn phòng chính phủ việt nam lần lượt vang lên, thứ tự và câu trả lời của họ như sau:
- australia: từ chối.
- brunei: từ chối.
- đông timor: đồng ý.
- cuba: đồng ý.
- nepal: đồng ý.
- nhật bản: đồng ý.
- new zealand: từ chối.
- papua new guinea: từ chối.
- quần đảo marsall: từ chối.
- quần đảo solomon: đồng ý.
như vậy, kết quả cuối cùng, khối liên minh châu á- thái bình dương apa sẽ khởi đầu với 6 thành viên: việt nam, lào, cuba, nhật bản, đông timor và nepal. các quốc gia này cấp tốc hoàn thành các sự vụ trong nước sau quyết định to lớn, sau đó 2 tuần bắt đầu chuyến gặp mặt đầu tiên sau tuyên bố tham dự liên minh, qua đó quyết định một số nội dung ban đầu như sau:
- ngày 08/10/2022 được chọn làm ngày thành lập khối liên minh châu á- thái bình dương, tên quốc tế là asia-pacific alliance, viết tắt là apa.
- thành viên: đông timor, cuba, lào, nepal, nhật bản, việt nam.
- tuyên bố thành lập các định chế chính là: hội đồng apa, hội đồng bộ trưởng apa, nghị viện apa, ủy ban apa và tòa án apa.
- chủ tịch hội đồng đầu tiên sẽ do thủ tướng việt nam đảm nhiệm, thời gian nhiệm kỳ là 5 năm.
- hội đồng bộ trưởng apa gồm 12 đại diện, mỗi quốc gia có 2 đại diện được bầu. hội đồng chịu trách nhiệm đưa ra định hướng và ưu tiên về chính sách - chiến lược chính trị, quân sự, đạo luật và ngân sách chung cho cả khối, cùng với nghị viện apa. về phía việt nam đảm nhiệm vai trò này chính là bộ trưởng bộ quốc phòng lê quân, và phó thủ tướng bùi thị xuân. và lê quân đồng thời cũng được nhất trí bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch hội đồng bộ trưởng nhiệm kỳ đầu tiên có thời gian là 5 năm.
- nghị viện apa là cơ quan có chức năng phối hợp cùng hội đồng bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của liên minh apa. người được tín nhiệm là ông hikosa ando, thứ trưởng nội vụ và truyền thông của nội các nhật bản.
- ủy ban apa có chức năng thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của apa, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định, bao gồm cả đầu tư cho quân sự. chủ tịch ủy ban do ông somdy bộ trưởng bộ an ninh của lào đảm nhiệm.
- các quốc gia thành viên sẽ xây dựng một cơ quan quân sự apa.
- thành lập tổ chức khoa học và công nghệ quân sự, viết tắt amsto, với nhà khoa học trưởng là dương tuấn vũ, văn phòng chương trình hợp tác khoa học công nghệ và trung tâm nghiên cứu sẽ do thịnh thế đảm nhiệm, điều này đương nhiên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các thành viên hội đồng, các quốc gia đều đồng ý cung cấp một phần tài lực và nhân lực chuyên nghiệp tới hỗ trợ. văn phòng và trung tâm dự kiến sẽ được xây dựng tại bình thuận với tổng diện tích hai công trình lên tới 250.000 ha.
- thành lập quân sự khối liên minh "military alliance asia pacific", viết tắt maap, trụ sở bất ngờ được thành lập tại quần đảo trường sa ở những đảo do việt nam hiện đang thực thi chủ quyền hợp pháp. nó bao gồm 21 điểm đảo, có thể chia thành thành 2 nhóm đảo: bắc trường sa và nam trường sa. maap dự định sẽ được