Sau sáu tháng liên minh apa được thành lập, một số vấn đề được các nhà chính trị từ nhiều quốc gia chỉ ra đã được phía liên minh giải quyết trong êm thấm.
việt nam tại thời điểm này chính là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới theo nhiều tạp chí nổi tiếng như tờ new york times, daily mail, guardian... bình chọn. điều này dấy lên quan ngại về một cuộc di cư ồ ạt ở các quốc gia trong khối liên minh apa.
đối với vấn đề này, chính phủ việt nam và các quốc gia thành viên đều cảm thấy không quá lo ngại. vì sao vậy?
thứ nhất, không chỉ tại việt nam mà còn ở các quốc gia khác trong khối đều quy định rõ, việc định cư chỉ được phê chuẩn khi người này làm việc ít nhất 2 năm. trong 2 năm này, người muốn định cư cần tuân thủ đúng luật pháp tại nước sở tại, không phạm tội, được nhận xét đánh giá từ trung bình tới tốt của cơ sở làm việc và nơi tạm trú "nhà trọ, khách sạn...". nhìn trông đơn giản, nhưng đây là điều không phải ai cũng làm được, và những người làm được đều đảm bảo một nhân phẩm tốt tại quốc gia họ có nguyện vọng làm quốc tịch, đương nhiên quốc gia đó chẳng có lý do gì từ chối kết nạp một công dân chăm chỉ và tốt bụng.
thứ hai, việc cung cấp quốc tịch cũng có giới hạn theo năm, mỗi năm không quá 500 người. đương nhiên, những người năm nay chưa được thì có thể đợi tới năm sau. những người làm việc có thâm niên từ 3 năm trở nên nếu vẫn chưa được cấp quốc tịch sẽ được các công ty sở tại hỗ trợ lương giúp họ trang trải khoảng 30% chi phí sinh hoạt cơ bản, tương đương mỗi tháng khoảng 3 triệu vnđ.
về vấn đề mỗi năm tăng thêm 500 nhân khẩu thì việt nam hay các quốc gia đều không cho rằng đây là vấn đề đáng lo ngại. khi mà kinh tế các nước dần dần đi lên, vẻ đẹp của tất cả các nước thành viên sẽ được cải thiện và nâng cấp rõ ràng, việc sinh sống ở đó vẫn rất đáng mong đợi. kết hợp với việc lối sống đô thị với những tòa nhà cao tầng ngày càng mọc lên như nấm, hay sắp tới đây siêu dự án thành phố dưới nước "new are city - nec" được hoàn thành, mỗi cụm nec có thể cung cấp không gian tối đa lên tới 10.000 người sinh sống sẽ giải quyết được phần lớn lo lắng về vấn đề nhà ở. nên nhớ, nec cần 3 năm để hoàn thành, quãng thời gian này thừa sức đủ để giải quyết vấn đề định cư.
thứ ba, các lãnh đạo quốc gia đương nhiên đều có thể nhận ra khả năng di cư này, vì thế ngay từ sau khi ký kết tham gia khối liên minh apa, các chính sách mới đã được họ ban hành không lâu sau đó, những đổi mới này đều tập trung vào việc tung ra không ít dự án lớn, và bản thân việt nam cũng như thịnh thế đều đem những kế hoạch vô cùng đáng mong chờ tại các quốc gia thành viên.
những cuộc đầu tư này vừa đem lại cho mỗi quốc gia một nguồn gdp lớn, đồng thời phía việt nam cũng sẽ nhận được các nguồn nhân công và tài nguyên của quốc gia đó, đây chính là một sự đầu tư đôi bên cùng có lợi.
có nhiều cơ hội việc làm, lương cơ bản được nhà nước tăng thêm, gia đình nhiều đời và bạn bè thân thiết đang sinh sống và làm việc ở đây, càng tăng thêm sự gắn bó với quê hương, cho nên vấn đề di cư ồ ạt là rất khó xảy ra. dù việt nam là một đất nước xinh đẹp, người dân thân thiện, nhưng phải tới nơi đất khách quê người thì đâu phải nói đi là đi được. và nếu có đi, thì đó sẽ là các chuyến du lịch mà thôi. mà về khía cạnh du lịch, đương nhiên phía việt nam nhiệt tình chào đón.
hiện tại việc đi lại giữa các quốc gia đã không tốn chi phí, hàng không và giao thông trên biển được tăng thêm các tuyến, càng khiến việc du lịch trở nên dễ dàng và thoải mái hơn rất nhiều.
về những lo ngại quân sự, có một số ý kiến cho rằng các nước đồng minh với việt nam sẽ nhận được các vũ khí và công nghệ tối tân, thì đây là một điều tất yếu. bởi vì phía việt nam khi đưa ra ý định thành lập apa là muốn tạo ra một khối chặt chẽ về quân sự, kinh tế và chính trị giữa các quốc gia. nếu chỉ có một vài nước có nền quân sự hay kinh tế hoàn toàn vượt trội thì sẽ dẫn tới rất nhiều xung đột lợi ích về lâu về dài. vì thế, các quốc gia sẽ đều đưa ra thành ý hỗ trợ lẫn nhau, quốc gia phát triển hơn về khía cạnh nào thì sẽ hỗ trợ về khía cạnh đó.
việt nam và nhật bản mạnh về kinh tế, quân sự, nhưng không phải mọi mặt đều toàn diện. điển hình như vấn đề vị trí chiến lược.
nepal là một quốc gia nghèo, thường xuyên phải chịu sự o ép từ hai quốc gia khổng lồ bên cạnh. nếu biết tận dụng vị trí chiến lược nằm giữa hai quốc gia tỉ dân ấn độ và trung quốc này thì đó chẳng khác nào một trong những trung tâm giao thương hàng hóa lớn nhất thế giới trong tương lai.
lào là một đất nước có nền kinh tế vẫn khá lạc hậu, nhưng đó là vì họ chưa biết tận dụng nguồn tài nguyên khổng lồ của mình, mà chỉ riêng việc khai thác chúng cũng đủ để quốc gia này trở thành một cường quốc thịnh vượng. hãy nhìn vào dubai, là một trong bảy tiểu vương quốc của các tiểu vương quốc ả rập thống nhất, chỉ với việc bán tài nguyên dầu mỏ đã trở thành một nơi giàu nứt khố đổ vách, với các siêu công trình dự án khiến thế giới chấn động, hiện giờ được người người nhà nhà coi là một thiên đường giành cho người giàu trên toàn thế giới.
đông timor mặc dù hiện tại vẫn là một quốc gia khó khăn, nhưng nhà nước mới thành lập đã