Trung thu năm nay trời đã bắt đầu trở lạnh, ta ngồi ở trên thuyền nhưng cũng không dám ngó ra ngoài cửa sổ xem cảnh ngoài hồ.
Ta vốn sợ nước, khi còn nhỏ ta từng bị rơi xuống ao, nếu không phải may mắn được một bác cùng thôn cứu thì giờ mộ ta đã xanh cỏ rồi.
Lâm Trọng Đàn ngồi ở phía đối diện, ta vừa cùng với hắn dùng xong bữa tối, hắn đưa một chiếc đèn Khổng Minh* ra trước mặt.
* Đèn Khổng Minh: Là đèn trời hoặc thiên đăng.
Loại đèn này làm bằng giấy, dùng để thả bay lên trời sau khi đốt đèn.
Đèn này do Gia Cát Lượng tự Khổng Minh sống ở thời Tam Quốc phát minh ra.
"Viết gì đó lên đèn đi." Lâm Trọng Đàn đưa đèn Khổng Minh cho ta.
Ta còn chưa viết lên đèn Khổng Minh bao giờ nên nhất thời không biết viết gì.
Lâm Trọng Đàn cũng không thúc giục ta, chỉ lẳng lặng ngồi chờ, mãi cho đến khi ta chịu viết lên mặt trên của đèn mấy chữ ——
"Nguyện mong cha mẹ trường thọ, huynh đệ an khang, ta cũng vậy".
Lâm Trọng Đàn cũng cầm lấy đèn Khổng Minh, ở mặt còn lại của đèn viết mấy dòng.
Hắn không giống ta, viết hai câu thơ ——
"Nghê thường duệ quảng đới, phiêu phất thăng thiên hành.
Yêu ngã đăng Vân Đài, cao ấp vệ Thúc Khanh."*
* Nghê thường duệ quảng đới,
Phiêu phất thăng thiên hành.
Yêu ngã đăng Vân Đài,
Cao ấp vệ Thúc Khanh.
Cổ phong kỳ 19 (Tây nhạc Liên Hoa sơn) – Lý Bạch
Dịch thơ: Cầu vồng tha thướt áo xiêm
Phiêu diêu phơ phất bay lên giữa trời
Mời ta đến đỉnh Vân Đài
Thúc Khanh được gặp cũng người cõi tiên
Bản dịch của Nguyễn Khắc Phi
Ta thấy hai câu thơ của Lâm Trọng Đàn thì sửng sốt, không kịp nghĩ nhiều hắn đã kéo ta đến đầu thuyền để thả đèn Khổng Minh bay.
Người chèo thuyền là một nam tử trung niên mặc áo tơi, không nói chuyện bao giờ, chỉ biết dùng động tác và biểu cảm để biểu đạt ý tứ của mình.
Thấy chúng ta tới thì hắn lộ ra một nụ cười thẹn thùng.
Ta và Lâm Trọng Đàn cùng nhau thả đèn Khổng Minh, lúc trở lại khoang thuyền, phương xa bỗng nhiên có tiếng sáo ẩn hiện truyền đến.
Ta ngưng thần nghe xong một hồi, liền nhớ đến quà sinh nhật là chiếc sáo ngọc mà Lâm Trọng Đàn tặng ta năm ngoái.
"Đàn Sinh, ngươi thổi một khúc sáo cho ta nghe đi." Ta cố ý nói như vậy, bởi vì ta muốn lấy lòng Lâm Trọng Đàn.
Cùng Lâm Trọng Đàn duy trì mối quan hệ thân mật này trong một năm qua, ta mơ hồ nhận ra hắn thích bộ dáng ỷ lại hắn của ta.
Nói chính xác hơn, biểu hiện của ta càng quấn quýt si mê hắn bao nhiêu thì hắn đối xử với ta càng tốt bấy nhiêu.
Lâm Trọng Đàn nhìn cây sáo ngọc trên tay ta, không trực tiếp đáp ứng, ngược lại còn bảo ta thổi khúc sáo ta mới học cho hắn nghe.
Ta có chút không muốn, ở trước mặt Lâm Trọng Đàn thổi sáo chẳng phải là rất mất mặt sao.
Nhưng Lâm Trọng Đàn cứ nhìn chằm chằm ta mãi, ta đành đưa sáo ngọc lên môi thử thổi khúc sáo mới học.
Ta vốn không am hiểu sáo ngọc, lúc học thổi thường xuyên khiến điển học tức giận, quả nhiên ta thổi không bao lâu liền bắt đầu đứt quãng.
Lâm Trọng Đàn vẫn còn đang nhìn ta, bởi vì cảm thấy mất mặt, mặt ta bắt đầu nóng lên.
Nhưng càng thổi hụt hơi càng rõ hơn, ta đành xấu hổ mà buông sáo ngọc xuống.
Một đôi tay bạch ngọc thon dài từ bên cạnh duỗi tới, cầm lấy sáo ngọc ta vừa đặt trên bàn.
Cánh môi của Lâm Trọng Đàn dán lên vị trí ta mới vừa thổi, một giây sau, tiếng nhạc vang lên.
Ta nghe xong một hồi mới phát hiện khúc mà Lâm Trọng Đàn thổi chính là tiểu khúc Cô Tô.
Lần đầu tiên ta nghe nó là từ mẫu thân của ta, khi đó nàng ngồi ở mép giường để dỗ hai đệ đệ song sinh ngủ trưa, lúc ấy nàng hát chính là tiểu khúc này.
Giờ được nghe nó một lần nữa làm ta có cảm giác mình đang ở Cô Tô, về tới trong phủ.
Đã hai năm rồi ta không gặp cha mẹ huynh đệ, ở bên cạnh ta ngoài Lương Cát thì cũng chỉ có Lâm Trọng Đàn.
Một khúc này vừa kết thúc, ta đột nhiên nghe được một tiếng "Bùm" giống như âm thanh rơi xuống nước, ta quay đầu nhìn ra phía ngoài cửa sổ, phát hiện đang có người ở trong hồ, lập tức kinh hô lên.
"Có người rơi xuống nước!" Ta định lao ra xem, lại bị Lâm Trọng Đàn giữ chặt.
"Không sao đâu, là người chèo thuyền vừa nãy thôi, từ nhỏ hắn đã bơi lội ở trong nước, ngươi không cần lo lắng.
Chắc hắn đã đưa chúng ta đến nơi cần đến nên liền về nhà ăn cơm ấy mà." Lâm Trọng Đàn nói.
Ta ngây người ra, "Vậy......!Đợi lát nữa chúng ta trở về như thế nào? Ta không biết chèo thuyền."
"Ta chèo."
Lâm Trọng Đàn một lần nữa lôi kéo ta đi ra bên ngoài thuyền, ta mới phát hiện ra bên cạnh con thuyền này còn có một con thuyền lớn.
Chiếc thuyền đó bên ngoài trông giản dị tự nhiên, chỉ có một cái đèn nhỏ treo ở trên mái thuyền.
Lâm Trọng Đàn cùng ta đi sang thuyền lớn, trong thuyền có mấy gian khác nhau, so với phòng của ta ở Thái Học còn rộng hơn, bên trong phòng có đốt hương thơm dịu nhẹ, vật trang trí đều là những thứ xa hoa lãng phí.
Đương nhiên, thứ hấp dẫn ta nhất chính là một cái sân khấu múa rối bóng ở chính giữa khoang thuyền.
Ta nhìn thấy Lâm Trọng Đàn đi đến phía sau màn trắng của sân khấu, chỉ chốc lát, hắn lại từ sau ló đầu ra, trên khuôn mặt thanh tuấn lộ ra một nụ cười thật nhẹ, "Tiểu Địch, thỉnh ngươi ngồi xuống xem."
Ta nhận ra hắn muốn biểu diễn múa rối bóng cho ta xem, có chút không thể tưởng tượng nổi mà ngồi vào chiếc ghế trước sân khấu.
Múa rối bóng là thứ của tầng lớp hạ lưu, Lâm Trọng Đàn làm sao còn biết cả cái này chứ?
Hồi ta mới tới Lâm gia, phụ thân có mời người múa rối bóng tới trong phủ, lúc ấy ta đã bị múa rối bóng mê hoặc, sau đó còn cùng phụ thân uyển chuyển đề nghị việc mình muốn học nó, kết quả ta bị phụ thân răn dạy cho một trận.
Phụ thân nói thứ đó chỉ có tầng lớp hạ tam lưu mới học, người như chúng ta chỉ cần ngồi ở trước đài xem như trò tiêu khiển là được, tuyệt đối không thể học mấy trò đó.
Lâm Trọng Đàn diễn cho ta vở kịch 《 Thường Nga bôn nguyệt 》, chỉ là phiên bản 《 Thường Nga bôn nguyệt 》này cùng với bản ta biết không giống nhau lắm.
Hắn diễn Thường Nga là một cô nương hung hãn, Hậu Nghệ thường xuyên bị vợ mình dạy bảo cho một trận, hắn ở bên ngoài thì uy vũ, nhưng về nhà thấy vợ là sợ rúm ró, mỗi lần bị giáo huấn liền hô to "Nương tử, ta sai rồi."
* Thường Nga bôn nguyệt: là một câu chuyện dân gian kể về nguồn gốc của tết Trung Thu.
Tương truyền vào thời viễn cổ, có mười mặt trời chiếu sáng làm khô héo nhân gian.
Bấy giờ có một chàng trai tên Hậu Nghệ, sức mạnh vô song, một hơi chàng bắn rụng 9 mặt trời, một mặt trời còn lại thì ra lệnh cho nó mọc lặn đúng giờ.
Sau này chàng cưới một cô gái hiền hòa xinh đẹp tên là Thường Nga.
Một hôm đi săn Hậu Nghệ được một đạo sĩ tặng thuốc trường sinh bất tử, chàng bèn đem về đưa cho vợ.
Ngày nọ có một tiểu nhân tên Bàng Mông, vì biết nhà Hậu Nghệ có thuốc trường sinh nên nhân lúc Hậu Nghệ đi vắng thì đến nhà ép vợ chàng giao thuốc.
Thường Nga không biết làm sao nên đành nuốt gói thuốc.
Trong giây lát, thân thể nàng bay lên cao.
Vì quyến luyến chồng nên nàng chỉ bay lên mặt trăng, nơi cách trái đất gần nhất.
Câu chuyện dân gian trên có rất nhiều phiên bản nên mình chọn một cái cho mọi người hiểu cốt truyện hơn thôi nhé
Ta chưa xem qua bản biến thể nào như vậy nên cả vở múa rối bóng đều cười không dừng được.
Diễn đến cảnh Hậu Nghệ đi vắng, Bàng mông biết được bèn lẻn đến trong phủ của Hậu Nghệ, rút kiếm uy hiếp Thường Nga, ta hồi hộp đến mức cổ cũng nghển lên xem.
Rõ ràng ta biết kế tiếp sẽ có chuyện gì, nhưng ta vẫn là không đành lòng với kết cục này.
Nhìn đến cảnh Thường Nga nuốt tiên đan, bay lên Nguyệt Cung, ta không khỏi thở dài.
Kế tiếp đáng lẽ nên diễn Hậu Nghệ cho rằng Thường Nga tự ý nuốt tiên đan, tâm sinh hiềm khích, một đôi giai ngẫu từ đây vĩnh viễn cách xa nhau.
Mà nào biết cốt truyện về sau lại ngoài dự kiến của ta, Hậu Nghệ biết được nương tử ăn tiên đan lại nói "Nương tử nhất định là có nỗi khổ riêng." Sau đó chàng còn đi ra cửa tìm Tây Vương Mẫu*.
Tây Vương Mẫu thương tiếc tấm lòng ái thê của Hậu Nghệ, bèn đưa Hậu Nghệ lên thiên cung tìm Thường Nga, từ đây phu thê đoàn viên, loan phượng hòa minh*.
* Tây Vương Mẫu: là nữ thần cai quản Tây Côn Lôn, cùng với chồng là Hạo Thiên Thiên Đế cai quản Thiên