Một mùa đông nữa lại qua, đầu xuân kinh thành se lạnh.
Ta mặc một bộ áo kép, khi đang ngồi bên án thư chép sách thì bỗng Lương Cát chạy như bay vào.
"Xuân thiếu gia, trong phủ gửi thư ạ!"
Ta vội gác bút xuống, phát hiện hôm nay Lương Cát có vẻ rất cao hứng, không khỏi hỏi hắn: "Có gì mà vui thế?"
"Xuân thiếu gia, người tự xem đi." Hắn đưa thư cho ta.
Ta nhìn con dấu trên phong thư mới hiểu được vì sao Lương Cát vui vẻ như vậy, đây là thư phụ thân viết cho ta.
Đi học xa nhà hơn hai năm nay, phụ thân chưa từng gửi thư cho ta lần nào.
"Xuân thiếu gia, sao người ngẩn ra thế?" Lương Cát vươn tay quơ quơ trước mặt ta.
Ta lấy lại tinh thần, từ trong ngăn kéo lấy dao ra để mở thư.
Ta cẩn thận mở nó, cứ như thể chỉ cần một cái phẩy tay là thư sẽ rách.
Thật tiếc thư không dài lắm, cùng lắm hơn một mặt giấy một chút.
Sau khi đọc xong từng câu từng chữ, ta còn sợ chính mình nhìn lầm, lại đọc từ đầu một lần nữa, lúc này mới dám tin trong thư không phải lời phụ thân răn dạy ta mà là khen ta.
"Lương Cát." Ta ngẩng đầu nhìn về phía hắn, "Phụ thân......!Khen ta, ông ấy còn nói...Nói năm nay đại ca sẽ đến kinh thành một chuyến, bảo là đại ca tới thăm ta."
Đôi mắt Lương Cát sáng lên, "Thật tốt quá, Xuân thiếu gia, ta biết người nhất định có thể thành tài mà, đại thiếu gia tới chắc chắn sẽ đưa thiếu gia đi dạo kinh thành cùng nhau.
Dù sao người đến kinh thành đã hai năm nhưng cũng hiếm khi đi ra ngoài chơi bao giờ."
Nghe Lương Cát nói như vậy, trong lòng ta thoáng lạnh đi.
Ta xoay người gấp gọn lá thư, thấp giọng nói: "Lương Cát, ta muốn ăn bánh quế hoa."
"Vậy để ta đến phòng bếp xem thử xem có không, Xuân thiếu gia đợi ta một lát nhé."
Sau khi Lương Cát rời đi, ta lại đem thư đọc kĩ hai lần, sau đó mới cất nó thật cẩn thật vào chiếc hồng sơn tráp ta dùng để giữ thư nhà mẫu thân gửi.
Thi tập thứ hai do Hứa điển học và bạn bè biên soạn nghe nói tiêu thụ rất tốt, mấy đầu thơ mang tên ta đều được người dân phổ nhạc, biến thành xướng từ.
Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ba chữ Lâm Xuân Địch đã trở nên có danh tiếng ở khắp ngõ chợ kinh thành.
Ánh mắt mọi người ở Thái Học khi nhìn ta cũng không còn khó chịu như trước nữa, còn có người bắt đầu chủ động nói chuyện với ta, hỏi han xem độ này ta sáng tác thơ như thế nào.
Chỉ là mỗi lần như vậy ta còn chưa kịp nói vài câu đã bị Nhiếp Văn Nhạc chen ngang, hắn như hung thần ác sát mà đuổi những người đó đi.
Nhiếp Văn Nhạc đuổi bọn họ đi rồi cũng sẽ không nói chuyện với ta, cùng lắm chỉ nhìn ta chằm chằm với ánh mắt kỳ quái.
Ta bị hắn nhìn đến mức trong lòng cũng thấy khó chịu, chỉ có thể xoay người đi tránh ánh mắt hắn.
Thật ra ta cũng đã nghĩ tới chuyện không thể dựa vào văn thơ của Lâm Trọng Đàn mà sống cả đời, hắn sớm hay muộn rồi sẽ chán ta, ta cũng không thể cứ chiếm lấy tác phẩm hắn viết làm của riêng mãi được.
Chờ năm nay ta thi khảo thí đậu vào nội xá, ta sẽ không nhờ Lâm Trọng Đàn nữa, nhất định ta sẽ tự dựa vào khả năng của mình để làm phụ thân hài lòng.
Mấy ngày sau, ta nhận được tin tức vô cùng bất ngờ.
Tùy tùng của Thái Tử tự mình đến học túc của ta, truyền lời rằng cuối tháng này Thái Tử tổ chức tư yến, hỏi ta liệu có thời gian đến dự hay không.
Người tùy tùng này chính là Thúc công công, ngày ấy khi ta bị người của Thái Tử nhét vào trong rương chính là do hắn một tay chỉ điểm.
So với thái độ tự cao tự đại lần trước, lần này có thể dùng hình ảnh Bồ Tát rũ mi mà hình dung dáng vẻ của hắn bây giờ.
"Lâm công tử, điện hạ nghe nói người viết mấy câu thơ rất hay nên muốn gặp mặt một lần." Thúc công công vẻ mặt đạm cười mà nói với ta.
Vậy mà Thái Tử mời ta dự tiệc, ta bị tin này làm cho chấn động, hồi lâu nói không nên lời, mãi cho đến khi Thúc công công gọi ta vài lần rồi ta mới ngơ ngác gật đầu, "Ta, ta đã biết, ta......"
"Xem ra Lâm công tử đã đồng ý, đến lúc đó xin cung nghênh Lâm công tử đến dự." Thúc công công nhẹ nhàng đưa thiệp mời tới trước mặt ta, trên thiệp có ghi thời gian cùng địa điểm tổ chức tư yến.
Tư yến tổ chức ở Vinh phủ - mẫu gia của Thái Tử chứ không phải ở thanh lâu giống như lần trước, xem ra yến hội này không hề nhỏ.
Nếu phụ thân biết ta được Thái Tử mời đến Vinh phủ chắc hẳn sẽ khen ta đi.
Lòng ta bắt đầu lâng lâng, hoàn toàn quên mất Thái Tử mời ta tới là để xem thơ ta viết, mà tác giả của mấy bài thơ đó lại là Lâm Trọng Đàn.
Để chuẩn bị cho yến hội lần này, ta cố ý xin nghỉ đi ra ngoài may một bộ xiêm y mới, ta gần như dạo khắp các phường may kinh thành, cuối cùng mới chọn được một nơi hợp ý.
"Công tử yên tâm, chúng ta chắc chắn có thể hoàn thành bộ quần áo này trong bảy ngày để đưa đến phủ của ngài." Lão bản ở Chế y phường nói.
Ta dùng đầu ngón tay khẽ chạm mảnh vải dệt đã lựa, đây là vải gấm ánh sợi kim được đưa từ Giang Nam đến, bởi vì mới nhập, hơn nữa vải vóc sang quý, trong kinh thành không có mấy người từng mặc qua loại chất liệu này.
"Vậy phiền toái lão bản rồi." Ta thu hồi tay, hướng về phía lão bản cười cười.
Từ bên ngoài trở về, ta liền đến chỗ Lâm Trọng Đàn luôn.
Gần đây hắn bận biên soạn nhạc phổ, thường thường một tay cầm bút, một tay đánh đàn.
Tối nay cũng vậy, ta ở bên cạnh đợi một hồi, sau đó mới đưa chén trà trong tay qua cho hắn.
"Nghỉ ngơi chút đi." Ta đem chung trà đặt ở trong tay hắn.
Lâm Trọng Đàn ừ một tiếng rồi buông bút xuống.
Trong lúc hắn uống trà, ta có nhắc tới chuyện Thái Tử mời ta đến tư yến.
Tay bưng trà của Lâm Trọng Đàn hơi khựng lại, một giây sau, hắn buông chung trà xuống, "Ngươi định đi thật sao?"
"Thái Tử mời, ta tất nhiên không thể cự tuyệt." Ta nhìn hắn, thanh âm hạ nhẹ, "Đàn Sinh,