Lần trước đã hỏi nên bây giờ là đáp án:
Theo thứ tự từ trên xuống trái qua phải:
1.
Tống Kiều Dung_ Nam_ Thụ _Khổng tước đảm hệ liệt_ Bộ 3
2.
Du Gia Hành_ Nam_ Công_ Khổng tước đảm hệ liệt_ Bộ 1
3.
Dực đế/Đường Kỳ Huyên_Nữ_ Tổng tài pk tổng tài
4.
Vũ Văn Việt Trạch_ Nam_Công _ Ước hẹn ngàn năm
5.
Long Thiển Quân/ Mộc Thế Sinh_Nam_Thụ_ Ước hẹn ngàn năm
6.
Archidevna_Nữ_ Archidevna
7.
Ly Kinh Duật/Ly Dật_ Nam_Không phụ giang sơn không phụ người/ Tống tuyết (không công không thụ vì đây không phải truyện tình cảm.
Cả hai truyện đều là sau khi Ly Dật qua đời)
8.
Ly Mộ_ Thái giám_ sư phụ Ly Dật.
**Nhân vật phụ thứ 5
Trong list này, mới nhất là Kiều Dung, cũ nhất là Kinh Duật.
Bộ Kinh Duật tui chắp bút nhiều năm rồi nhưng nội dung quá buồn nên mãi không có kết quả.
tui cũng không biết nên nói nó là SE hay BE nữa.
Tranh Kinh Duật tui có rất nhiều vì đây là người mà tui suy nghĩ nhiều nhất.
cái hồi tui viết truyện này, đâu đâu cũng thấy trọng sinh.
trọng sinh là để tìm hạnh phúc nhưng nếu như là kinh duật thì chọn bên nào mới hợp.
Kinh Duật mà tui post trong phần trước là Ly Dật có thể nói là hạnh phúc trong con mắt người ngoài.
sư phụ chết, em trai chấp chính, gian thần hoành hành, chiến tranh liên miên, người người đau khổ nhưng Ly Dật lại là Quốc sư, là tín ngưỡng, là ánh sáng cho mọi người.
y cái gì cũng không làm, chỉ biết trốn trong phủ cầu phúc mặc kệ bên ngoài, tỏ ra quan tâm nhưng chưa từng hành động.
Y sống vinh quang, chết cũng vinh quang, người người tưởng nhớ, thậm chí sau khi quốc gia bị xâm lăng thì vẫn được tôn làm thần.
Một Kinh Duật khác là Ly Kinh Duật.
trong con mắt người ngoài, y cũng là một dạng cướp ngôi soán vị, thích dấy binh đao, coi mạng người như cỏ rác.
khi y qua đời, không ai nhớ, không ai hỏi, không ai vì y mà để tang tưởng niệm, thậm chí còn là lễ hội cho cư dân.
cái khác đó chính là sau khi y mất, Vạn Xuân quốc càng ngày càng phồn thịnh, dân chúng ấm no, trăm năm thái bình.
Cháu y (con của con của em trai), trước khi dời đô đã vì y mà chiếu cáo thiên hạ, rửa sạch nhơ danh, nhưng khi y chết mộ cũng không có, di vật không còn, mặt cũng chẳng ai nhớ để vẽ môt bức tranh nên họ trùng tu hoàng cung lần cuối, dùng nó như đền