Truyện: Viện điều dưỡng Đồng Xanh – Bệnh nhân London.
Tác giả: Lan Đạo Tiên Sinh.
Editor: Aminta.
Chương 11
***
Behaim đưa cho tôi một bình nước. Tôi dùng nó súc miệng rồi phun xuống đất. Tôi vừa nhổm người dậy, gã đã bóp cằm nâng mặt tôi lên: "Sắc mặt của cậu quá tệ."
"Xin lỗi, tôi rất khó chịu."
"Benoît, nhớ kỹ một chuyện, một chuyện quan trọng nhất ở đây." Tay của gã càng ngày càng siết mạnh: "Cậu phải khiến bản thân trông thật khỏe mạnh. Nếu không cậu sẽ chết."
Tôi khẽ gật đầu. Gã buông lỏng tay ra. Tôi liếm môi một cái, lại dùng tay vỗ mặt mình mấy lần, hít sâu một hơi và đi theo gã.
Nhóm người Do Thái bên cạnh tôi bị quân SS giơ súng lùa, gần như cứ hai mét là có một tên lính SS. Hành lý của họ tán loạn trên mặt đất, nhưng không ai dám đi nhặt cả.
"Giao hết đồ đạc của tụi bây ra đây!" Một kẻ trong số đó hô lên, hắn không phải lính của quân SS, cách ăn mặc giống như là tù nhân, hắn cầm một cái giỏ đi qua mỗi một người Do Thái: "Đừng để tao phát hiện tụi bây giấu giếm!"
Những người Do Thái tiều tụy đó gỡ đồng hồ trên cổ tay, móc đồng hồ bỏ túi ra từ trong ngực, họ im lặng không nói một lời đi ngang qua bên cạnh tôi. Những bóng người áo đen đông nghìn nghịt trong doanh trại như răng nanh trong miệng dã thú đang muốn cắn xé chúng tôi. Khi tên tù nhân thu vật phẩm có giá trị trở lại phía đầu hàng, trong giỏ xách của hắn tràn đầy những món đồ vàng óng.
Tôi chẳng có của cải dư thừa nào, ngoại trừ bản nhạc dúm dó của Schulz và quyển sách Rehau để lại cho tôi.
Tôi cúi đầu, cẩn thận đi bên cạnh Behaim.
Lính của quân SS chào gã một cách đơn giản nhưng rất lễ phép. Gã dẫn tôi đến một ngã tư, có một người mang kính một mắt, cầm gậy chỉ huy trong tay đứng ở đấy, xung quanh là mấy tên lính quân SS.
Tôi không hỏi Behaim người kia là ai, nhưng kẻ đó lại nhìn chúng tôi và gật đầu.
Hơn nữa hắn đang cười. Tôi tránh né ánh mắt của hắn.
Người Do Thái chia thành hai đội nam nữ dưới mệnh lệnh của quân SS, đội nữ được cho rời đi trước. Những người đàn ông thì xếp thành các hàng năm người, không biết đang chờ đợi cái gì.
Người cầm gậy chỉ huy đứng phía trước bắt đầu hỏi gì đó. Giọng không lớn nên tôi chẳng tài nào nghe được. Behaim dẫn tôi đến gần phía trước một chút, thì ra hắn đang hỏi tình trạng sức khỏe và thông tin cơ bản của những người Do Thái.
"Bao nhiêu tuổi?" Giọng của hắn vô cùng ôn hòa như một người cha hiền quan tâm đứa con về nhà muộn.
"20 tuổi."
"Sức khỏe thế nào?" Hắn lại hỏi.
"Rất tốt."
Đó là một người đàn ông trẻ, bả vai rất rộng, trông vô cùng cường tráng. Nhưng vì sao lại không hỏi tên anh ta?
"Nghề nghiệp?"
"Thợ làm khóa."
Gậy chỉ huy chỉ sang bên trái. Người thanh niên kia đi hai, ba bước tới đó.
Người tiếp theo là một ông lão. Câu hỏi vẫn như vậy, chỉ là trong câu trả lời xen lẫn nhiều tiếng ho khan.
Gậy chỉ huy chỉ sang bên phải, ông lão run rẩy đi sang đó.
Thủ tục này kéo dài đến khi tất cả mọi người đã được chia sang hai bên xong xuôi.
Bên trái chủ yếu toàn là thanh niên, tình trạng sức khỏe không quá tồi tệ; mà bên phải có người già, cũng có trẻ con chưa tròn mười tuổi (còn những đứa trẻ nhỏ hơn thì đã đi theo mẹ).
Những người bên trái được lệnh đi lên phía trước, quân SS vẫn dùng súng chỉ vào họ, quát tháo ra lệnh. Họ chạy về hướng ống khói, cửa lò còn đang phun trào lửa, trong mắt những người kia phản chiếu ánh lửa, ngoại trừ nó ra thì không còn gì nữa. Họ đang đi đến chỗ chết. Đột nhiên một mệnh lệnh quay sang phải vang lên, đội ngũ của họ ngừng trước một loạt dãy doanh trại quân sự đơn sơ.
Tôi thở phào một hơi.
Đội ngũ bên phải còn chưa di chuyển. Tôi có chút lo lắng. Nhưng rất nhanh, một giọng nói quen thuộc cắt ngang dòng suy nghĩ của