Cảm ơn vYJMw02016 và Quân Thượng vì đề cử nhá!
“Nếu bạn không thích số phận của mình,
Vậy thì đừng chấp nhận!
Hãy dũng cảm thay đổi nó theo cách mà bạn muốn!”
- Uzumaki Naruto từ series manga Naruto
“Sáo nước Sở không thổi (Sở địch bất địch)
Bá Vương tính toán gì? (Bá Vương hà toán?)
Dân nước Tần không phục (Tần đệ bất đệ)
Máu Lưu còn chảy sao? (Lưu huyết hà lưu?)
Nghĩa là sao ta?”
- Đinh Ba mỗi ngày đều sẽ bất chợt lẫm bẫm một mình như thế, đã có nửa tháng trời.
Từ ngày lên đường hướng Bắc đến nay, bởi vì có Âu Việt và Sơn Việt hổ trợ nên hành trình cực kỳ thuận lợi, không có bất ngờ cũng chẵng có khó khăn dự kiến thường gặp, thế nên 3 người đã sớm đến Lĩnh Bắc.
Ngoài Hoàng Hùng thì còn có Đinh Ba và Lý Năm, về phần Trần Sáu và Ngô Hai thì đã bị Khuất Lão trưng dụng, chủ yếu là vì Hoàng Hùng cảm thấy rằng lấy tài năng của hai người họ mà theo mình đi Trung Nguyên lúc này thì không có lợi bằng việc ở lại Âu Lạc.
Trần Sáu thông thạo tiếng nói và tập quán các tộc Bách Việt, lại có năng khiếu ngôn ngữ, vô cùng thích hợp làm quan ngoại giao, hỗ trợ Lạc Long trong vấn đề giao lưu, liên kết.
Ngoài ra hắn còn giỏi bắn tên, lúc rãnh rỗi có thể giúp huấn luyện một số thần xạ thủ, tăng cường lực lượng quân sự của Khuất Lão.
Ngô Hai thiện thủy, không chỉ thủy chiến mà cả thủy ngư nghiệp, bây giờ nắm giữ tỵ thủy châu càng là như cá gặp nước, nếu mà đi mãnh đất Trung Nguyên thì quả là khuất tài, chi bằng ở lại Âu Lạc giúp việc cải thiện nền kinh tế suối hồ sông biển, đồng thời huấn luyện thủy quân.
Hắn hiện giờ là quản lý cấp cao kiêm huấn luyện viên của trại tập huấn dành cho các đoàn thám hiểm biển đông, mặc dù nơi ấy hiện giờ cũng không có mấy mống nhưng lại chính là viên gạch nhỏ bé xây nên cao ốc, vai trò quan trọng không thua gì đoàn thám hiểm đầu tiên.
Nghe Đinh Ba lại lẫm bà lẫm bẩm thì Lý Năm giở giọng trêu chọc:
“Lão Đinh, ngươi bị ma đất nào nhập?
Quản mấy chuyện văn thơ sấm ngôn làm gì?”
Đinh Ba cũng đốp lại ngay:
“Họ Lý, ngươi chớ ra vẻ.
Đừng nói với ta ngươi không hiếu kỳ”
Lý Năm bày ra một bộ ta đã đắc đạo:
“Hiếu kỳ cũng vô dụng.
Không tin người hỏi công tử”
Đinh Ba hai mắt sáng bừng nghĩ bụng ‘ai da, mấy bữa nay đi đường gấp gáp, vậy mà quên mất còn có công tử, tội gì phải hành xác mình’,
Thế là hỏi luôn:
“Công tử, ngươi nói xem bài thơ này của Bạch Vân tiên sinh là ý gì?”
Hoàng Hùng vô cùng thẳng thừng ‘tạt gáo nước lạnh’ vào mặt Đinh Ba:
“Không biết!
Thầy nói thời khắc đến tự sẽ hiểu”
Đinh Ba mặt đen yểu xìu rù rì:
“Vô vị”
Lý Năm che miệng cười khoái nhưng trong tâm vậy mà không biết vô tình hay cố ý niệm một câu:
“Mô Phật”
- -----------
Lúc này, cách vị trí của nhóm Hoàng Hùng chừng 200 dặm (100km) về phía Đông Bắc.
“Đuổi theo nó!”
“Thắng ăn cắp kia đứng lại!”
“Bắt nó, đánh chết nó!”
Một đàn thiếu niên nhi đồng choai choai, đứa nhỏ nhất chừng 7-8 tuổi, đứa lớn tối đa cũng 11-12, đang vừa chạy vừa hò hét.
Có điều là càng hò hét to thì hơi đứt càng nhanh, nhịp chân cũng chẵng đều, khoảng cách giữa kẻ rượt đuổi và kẻ bị rượt đuổi ngày một giãn ra.
Kẻ bị rượt đuổi lẫn khuất vào rừng cây rồi lặn mất tăm.
“Hộc! Hộc! Hộc!”
Tụi nhỏ thân hình gầy còm, có đứa lòi cả xương sườn, biểu hiện của việc thiếu khuyết dinh dưỡng, sức lực chẵng có bao nhiêu, bằng vào ý chí chạy một hồi lâu, đến khi mục đích trong đầu rơi mất thì cũng là lúc cơ thể bãi công dừng làm việc, đòi nghỉ ngơi.
Đứa ráng chống tay xuống đùi, chu mổng mở mỏ táp không khí, đứa thì ngồi bệt xuống đất hoặc nằm vật ra như xác chết.
Thở hổn hển một hồi, chúng mới ngước nhìn về phía khu rừng, nhăn mặt cau có, ra vẻ ái ngại.
“Giờ sao tụi bay?”
“Chịu chứ giờ sao?”
“Mờ nó! Sao mà chịu được.
Đã là lần thứ mấy rồi!
Thằng này đến chết không chừa!”
“Không chịu thì làm gì?
Đi vào rừng hả?”
Một làn gió từ trong rừng cây âm u thổi ra, dường như trong ấy có một, à không, hàng trăm hàng ngàn đôi mắt lạnh buốt nhìn lại, tựa như ánh nhìn từ âm ty địa phủ.
Không khí đang băng giá thì một đứa nhóc ngáo ngơ bồi thêm:
“Tao nghe ba tao nói trong đó có ngôi miếu hoang,
Là nơi thầy phù thủy luyện thi quỷ đấy”
“aAAAAAa”
Không biết đứa nào bắt đầu nhưng chỉ không tới 2 lượt chớp mắt thì cả đám loắt choắt liền ù té chạy, có điều là không có chiếc dép nào rơi lại, tại vì đám trẻ nghèo vùng nông thôn đều đi chân đất.
Lúc này trong rừng cây, kẻ bị rượt đuổi mới bắt đầu nghỉ ngơi sau một hai vòng đi bộ chầm chậm để ổn định nhịp tim, một loại kiến thức y sinh mà không phải thầy thuốc nào cũng biết.
Nhưng nhìn thân hình gầy còm và làn da đen rám nắng của đứa bé 8-9 tuổi này thì khó ai nghĩ được nó lại nắm giữ loại kiến thức y sinh cao cấp như vậy.
Kỳ thực nói nắm giữ kiến thức cũng không đúng lắm, chỉ là một loại kinh nghiệm làm nhiều nên thuộc mà thôi.
Dù sao hắn cũng từng học qua 12 năm phổ thông, vào đại học cũng có môn thể dục.
Đúng vậy!
Linh hồn đang khống chế bộ xác ngoài của một đứa bé này là một linh hồn xuyên việt đến từ thế giới khác.
Hắn gọi Lương Vũ, có điều Lương cũng không hẵn là họ của hắn, nhưng không quan trọng lắm, dựa theo ký ức của thân thể này thì hắn bây giờ họ Ô, tên Vũ.
Ô Vũ mở ra bao vải ăn trộm, trong đó không có gì nhiều, chỉ có vài chiếc bánh và một chút gạo.
Gạo là do hắn trộm được trong một nhà dân khi mọi người trong nhà đều ra đồng.
Bánh là cuỗm thẳng trên bàn tiệc cưới diễn ra vào lúc trưa, cũng là lý do hắn bị phát hiện và đuổi chạy.
Còn cái bao vải thì lúc vừa xuyên qua đã có, là Ô Vũ giữ chặt trong lòng trước khi chết.
Ô Vũ cười hý hửng lấy ra một chiếc bánh gặm từ từ, rồi cột chặt bao vải.
Phần bánh còn lại hắn để dành cho tối nay và sáng mai.
Gạo thì tích lũy cho [ngân sách du lịch đường xa].
Nghe tên thì kêu, kỳ thật là vì hắn muốn trốn chạy đi một nơi khác.
Cả cái thôn này đã bị Ô Vũ hoành hành ăn trộm từ nhỏ, hầu như đã thành danh nhân trong thôn.
Nếu không cũng chẵng đến mức bị đám nhóc trong thôn xúm lại đánh chết tươi bên bìa rừng, tạo điều kiện cho hắn xuyên qua thành công.
“Cũng may ông trời có mắt.
Chẵng những chữa trị thương thế lại còn cho ta một thân thể khỏe mạnh hơn người”
Ô Vũ nở một nụ cười tự tin đầy sức sống, vắt bao khỏa ra sau lưng, đi về phía căn miêu hoang, trụ sở bí mật của hắn, nơi hắn giấu gạo tích trữ và một số ‘hàng nguội’ tự chế nữa.
Trước đó không chạy thẳng vào miếu là vì lo lắng lỡ mà có đứa nhóc liều mạng nào dám rượt theo vào rừng rượt thì sẽ lộ ra vị trí căn cứ bí mật.
Ô Vũ đi loanh quanh ngoài miếu một vòng, thường ghé sát lại một vài gốc cây, thuần thục cẩn thận kiểm tra tình trạng hoạt động của các loại bẫy, cốt là xác định xem có sinh vật nào lảng vảng đến chốn này khi hắn đi vắng không.
Sau khi chắc mẫm an toàn mới chui vào trong miếu nát.
Bên trong ngoài bụi và một mớ gạch ngói đá vụn được dọn ép vào một góc thì còn có một đống củi khô.
Đây là thói quen sinh tồn tích lũy từ kiếp trước, minh chứng rằng hắn cũng không phải một người hiện đại bình thường, hẵn là có không ít kinh nghiệm sống tự lập.
Đi lại chỗ đống xà bần, tại một vị trí mà gạch ngói được xắp xếp khá quy luật, Ô Vũ nhanh nhẹn tháo dỡ chúng và lấy ra một chiếc hủ bằng đất nung to hơn quả dừa lớn một chút.
Chiếc hủ ấy là thứ duy nhất trong miếu còn lành lặn, nhưng với kiến thức lịch sử ít ỏi của mình thì Ô Vũ hoàn toàn không biết và cũng chẵng quan tâm vì sao trong một ngôi miếu nát lại có một cái hủ thay vì một lư hương.
Điều Ô Vũ quan tâm là chiếc hủ này còn lành lặn và có thể chứa gạo, gia tài đổi đời của hắn, chí ít là cho đến khi hắn kiếm được tiền.
Nhìn từng hạt gạo từ trong bao vải đổ vào làm bề mặt trắng vàng trong hủ vung cao lên từng chút một, Ô Vũ nở một nụ cười lạc quan xen lẫn chờ mong.
Trời dần dần chuyển về đêm, mặc dù là đầu hè nhưng miếu hoang giữa rừng chẵng che chắn được gì cho cam, vách nứt, ngói lủng, cửa hở, tường rỗng, chắp vá lổ chỗ, khiến cho lũ gió đám sương mặc sức lộng hành.
Ô Vũ không biết từ chỗ nào lấy ra một cây giáo bằng thân cây vuốt nhọn dài chừng gần 2 mét, đây là sản phẩm tự chế của hắn sau mười ngày xuyên qua thế giới này, ngoài ra bên hông còn có một cây chông ngắn chừng hơn 1 gang tay để phòng thân khi đi ăn trộm.
Mặc dù trong trí nhớ của thân thể này thì khu rừng và ngôi miếu rất an toàn, nhưng Ô Vũ cảm thấy có vũ khí trong tay vẫn tốt hơn, ít nhất cũng không đến mức bị đánh đến chết mà không có sức chống trả như tiền thân.
“Ta không muốn giết người.
Nên tốt nhất là đừng ai động đến ta”
Sau một hồi lay hoay thì ánh lửa bập bùng nổi lên, xua tan đi phần nào cô đơn lạnh lẽo.
Mặc dù kiếp trước hắn chưa từng nhóm lửa bằng cách xoay tăm trúc như thế này nhưng rất may là ký ức và kỹ năng của tiền thân đều được hắn hấp thụ hoàn toàn.
Ô Vu đem chiếc bánh lạnh cứng xiên vào đầu giáo dài rồi hơ trên ngọn lửa đỏ.
Tận sâu trong đôi mắt sáng trên khuôn mặt lấm lem, hiện lên nguyên một con gà quay vàng nâu bóng lưỡng bốc hương cay thơm nghi ngút, một thứ mỹ vị mà cho dù ở kiếp trước hắn cũng chỉ được nhìn thèm thuồng.
- ----------
Hắn sinh ra ở đâu cũng không biết, cha mẹ hắn là ai cũng chẵng hay.
Tất cả những gì hắn biết về thân thế của mình là từ những lời càu nhàu của thiếm Mạn Mạn.
Thiếm Mạn Mạn tên thật là Trần Mỹ Mạn, hay còn gọi là cô Lương hoặc thiếm Lương, vì cô ấy là vợ của chú Lương Thái Bình.
Chú Lương Thái Bình đã từng là một lính đánh thuê ở vùng biên giới Trung Miên, nói là đánh thuê chứ nhiệm vụ chính của chú chỉ là làm ‘thợ máy’, theo lời của chú.
(P/s: Ai xem phim rồi sẽ hiểu, ai chưa xem thì google Mechanic, thấy bộ mặt Jason Statham là ok)
Có một ngày chú ôm về nhà một đứa bé và tuyên bố giải nghệ để làm thợ máy dạo trong thị trấn quê nhà.
Đứa bé đó chính là hắn, Lương Vũ, họ lấy của chú còn tên thì đặt theo mặt dây chuyền đeo trên cổ khi chú Lương tìm được hắn, mặc dù sợi dây chuyền ấy cũng chả phải tiếng Trung mà là tiếng Việt, theo lời kể của chú.
Còn hắn thì cũng chưa từng được nhìn thấy mặt dây chuyền ấy bởi vì nó bằng bạc nguyên chất và đã được thiếm Mạn Mạn bán đi khi chuyển nhà, vài tháng sau sự gia nhập của hắn vào gia đình nhỏ bé.
Lại nói thiếm Mạn Mạn, là một người có chút cọc cằn và thường hay quát tháo, cả chú Lương và hắn đều nhiều lần no đòn tai, dài màng nhỉ bởi chuyện bị trách mắng gần như cơm bữa, quen thuộc đến độ nếu như có khi nào không nghe thiếm ấy móc nặng xỏ nhẹ thì hôm ấy ăn không ngon.
Mặc dù vậy, hắn hoàn toàn hiểu cho thiếm, cuộc sống cơ cực đã làm nên tính cách ấy.
Hắn còn nhớ những đêm thiếm Mạn Mạn xin tăng ca nởi xưởng may, về tới nhà lúc 1-2h sáng, không ăn tối, chỉ nghỉ ngơi được chốc lát lại thức dậy chuẫn bị bữa sáng cho hai chú cháu hắn, qua khe cửa phòng ngủ, hắn nhìn thấy trên khuôn mặt ngái ngủ điểm xuyến một cặp mắt yêu thương nhu hiền.
Nguồn thu nhập chính trong nhà đến từ chú Lương, nhưng chú chỉ làm thợ máy dạo, sửa này sửa nọ, dường như thứ gì cũng biết, cũng táy máy được, rồi lại không có việc làm ổn định, nay chỗ này, mai chỗ khác, bởi vì họ chuyển nhà rất