Đông Hán những năm tàn mạt cuối cùng,
Vua quan chỉ lo tranh đấu quyền lực,
Biên cương chiến loạn không ngừng,
Thiên tai, dịch bệnh, đói kém hoành hành thiên hạ.
Trác Lộc có thanh niên mồ côi tên là Trương Giác, thuở nhỏ vào rừng kiếm củi nuôi mình nuôi em.
Một lần gặp được một ông lão tóc bạc râu trắng, bề ngoài nhìn như trăm tuổi mà thần thái tươi trẻ, bước đi thanh thoát nhẹ nhàng như tiên, tự xưng đạo hiệu Nam Hoa, cảm động nghị lực và đạo đức của Trương Giác nên truyền dạy y sách.
Trương Giác thiên tư thông tuệ, nhanh chóng học thành y thư, lại kiên cường dũng cảm, nhiều lần đi sâu vào nơi hoang dã, tìm kiếm thuốc quý, từ đó đổi đời.
Đổi đời mình lại nghĩ đời sau, y đạo tuy hành thiện tích đức, cũng có thể kiếm tiền, nhưng ngặt nổi đòi hỏi thiên phú quá cao, khó mà đảm bảo truyền thừa còn mãi không đứt đoạn.
Ở Trung Nguyên chỉ có Nho mới có quyền nọi chuyện, muốn lưu giữ phúc ấm cho đời sau chỉ có thể học Nho.
Trương Giác đem hết gia tài cầu mua sách vở, thiên tư thông tuệ lần nữa thể hiện ra, một bụng kinh luân nhanh chóng đại thành, lại nhờ có tài y bệnh cứu người nên rất nhiều học sinh nhà nghèo đều tìm tới nương nhờ, nhanh chóng trở thành một ngọn cờ trong đám Hàn Môn.
Thế nhưng việc vui chóng tàn, Trương Giác có thiên tư, có thời vận, chỉ thiếu xuất thân bối cảnh, hay nói cho đúng là thiếu thói luồn cúi, bợ đỡ, xu ninh, a dua.
Bởi tự lực cánh sinh từ nhỏ, quen với việc dùng năng lực đổi lấy thành tựu, Trương Giác không tài nào hiểu nổi bộ máy vận hành mục nát của cửa Nho vào phủ Thế Gia Trung Nguyên.
Cương quá thì gãy, Trương Giác nhiều lần ‘va đầu vào đá’, bị thế gia ‘vùi dập giữa chợ’.
Trương Giác lui ra khỏi cửa Nho.
Nhưng không phải vì từ bỏ.
Hắn cho rằng chúng sinh bình đẳng, quý tộc cũng là người, không mạnh mẽ hơn nông dân áo vãi.
Hắn muốn thu phục dân tâm, tu tập lực lượng, nhưng không phải để cưỡng ép mở cửa Nho, mà là để đẩy xập cửa Nho, xây dựng cánh cửa mới.
Cuối cùng đâu lại về đấy, cánh cửa Nho đóng, cửa y vẫn còn, Trương Giác quay đầu nâng lên y thư, khai giáo lập đạo, tự xưng Thiên Đạo Tướng quân, cũng rãi lời đồn rằng y thư do Nam Hoa Lão Tiên ban tặng tên là Thái Bình Thiên Thư, không chỉ chữa chúng sinh, mà còn chữa thiên đạo.
Thiên tai dịch bệnh lan tràn mà triều đình không quản, đúng là thời cơ để Trương Giác quật khởi.
Hắn truyền bá y thuật, cứu tế khắp nơi, dân chúng như hạn lâu gặp mưa rào, lũ lượt đội lên khăn vàng, ca tụng Trương Giác là Đại Hiền Lương Sư, tức người thầy hiền đức vĩ đại.
Thế gia nho học Trung Nguyên không cho là phải, rêu rao rằng ấy là tà đạo phù thủy, mê hoặc dân tâm, nhạo báng Thái Bình Thiên Thư là Yêu Thuật.
Kỳ thực chỉ có đạo gia và y gia mới biết được rằng Nam Hoa đạo nhân chính là đại nhân vật thế hệ trước của hai nhà, đám cháu của Trương Đạo Lăng gặp mặt cũng phải kính xưng Nam Hoa là sư thúc tổ.
Tài học của Nam Hoa không dưới Trang Chu, Biển Thước thời cổ, chỉ là không màng danh lợi, lại gặp cảnh Nho môn bá đạo độc tôn nên mới ở ẩn vô tung vô tích mà thôi.
Bất kể thế nào, hiện giờ thế lực của Thái Bình đạo đã thành, y đạo cũng lấy hình thức này mà trở thành học phái duy nhất trong bách gia ngày trước có thể trộn lẫn Trung Nguyên, đe dọa đến vị thế độc tôn của Nho giáo.
Câu khẩu hiệu ‘trời xanh đã chết, trời vàng nổi lên’ chính là minh chứng.
Trời xanh chính là ‘thiên mệnh’ mà Nho gia vẫn thờ phụng từ sau thời Đổng Trọng Thư.
Trời vàng hiển nhiên là giáo lý bình đẳng mà Thái Bình đạo ban phát cho tất cả giáo chúng thông qua chiếc khăn vàng trên đầu.
Cao tầng của Thái Bình đạo cũng bởi thế mà chia làm hai phái chính,
Một là võ lực phái, ví như Hoàng Cân Ngũ Hổ, ví như Hoàng Cân Lực Sĩ, bao gồm cả Địa Đạo Tướng Quân Trương Bảo, … là những giáo chúng có xuất thân giặc cướp hoặc võ lâm, có dũng lực, có thể đánh, chịu trách nhiệm bảo vệ tông giáo.
Hai là y đạo phái, ví như Trương Giác, Trương Lương và đám đệ tử của hai người này, cũng như một số thầy thuốc, đạo sĩ cùng chung chí hướng, … họ chịu trách nhiệm hành y cứu tế, lan truyền giáo lý, thu phục giáo chúng, làm lớn mạnh đạo Thái Bình.
Có thể nói, căn cơ thực sự của Thái Bình giáo không phải là đạo thuật mà là y học.
Bởi thế nên các phân bộ của đạo Thái Bình có thể không có hình vẽ tiên thần, không có bài vị Tam Thanh, thậm chí không có ai biết vẽ bùa làm chú, …
Nhưng nhất định có vườn thuốc, có trồng thảo dược, có người thông thạo y thuật.
- ------------
Trong vườn thuốc của phân bộ Thái Bình Đạo tại Thái Sơn.
‘Trương Giác’ đang tự mình xách nước tưới cây, chăm chút cho từng vị thuốc, từ tầm thường đến quý hiếm, tựa như một lão quan về hưu chăm chút cho vườn hoa nhỏ để chung vui tuổi già bóng xế cùng tự nhiên.
Sau lưng ‘Trương Giác’ vài bước chân có một trung niên khoảng gần 40 tuổi bám sát phía sau.
Đó chính là Chu Mặc, học trò ruột của Trương Giác, cũng là 1 trong 36 cừ soái của Thái Bình giáo kiêm phó đàn chủ và người đứng đầu y phái ở phân bộ Thái Sơn, lúc không có chiến tranh, địa vị của hắn không dưới Quản Hợi.
“Lương Sư!! ”
‘Trương Giác’ ngay lập tức đính chính:
“Chu cừ soái!
Ta là sứ giả của thánh cô”
Chu Mặc hít một hơi tỏ vệ chấp nhận số phận:
“Sứ giả!
Nắng đã lên cao, ta biết ngài pháp lực cuồn cuộn, thân thể như tiên.
Nhưng chúng ta vẫn nên đi nghĩ ngơi thôi”
‘Trương Giác’ nói giọng đạm bạc:
“Uhm!
Ta cần dùng một số vị thuốc.
Vẫn như cũ.
Ngươi giúp ta thu thập một phen.
Đợi ngươi quay lại thì ta cũng xong việc”
Chu Mặc lập tức gật đầu quay bước đi đến kho thuốc.
Từ khi ‘Trương Giác’ lấy thân phận sứ giả của thánh cô đến phân bộ Thái Sơn đã có mấy ngày.
Mỗi ngày hắn đều cần hái một chút thảo dược tươi non phối trộn với thuốc đã sơ chế, dùng để chữa bệnh cho vị sứ giả đi cùng.
Hôm đầu Chu Mặc hỏi thì ‘Trương Giác’ nói rằng người sứ giả đi cùng là bạn cũ ngày xưa, không có con cái, những năm qua thánh cô được gởi nuôi ở chổ người này, người này có bệnh mãn tính, hiện tại thánh cô đã trưởng thành mà người này cũng đã lớn tuổi, bệnh trở nặng, chỉ có ‘Trương Giác’ mới có thể kiềm chế, thế nên cần phải một mực đi theo ‘Trương Giác’, không thể rời bỏ.
Đầu chiều hôm ấy, sau khi bữa cơm trưa đã qua gần 1 canh giờ (gần 2 tiếng), Trương Ninh Nhi như thường lệ, bưng cho Trương Giác một bát thuốc mới nấu:
“Phụ thân!
Đã tới giữa giờ Mùi”
Trương Giác nhận lấy bát thuốc, không uống ngay mà thở dài:
“Haizz!
Thân thể không được, hại con hại cái.
Mặc nhi không nhận ra gì bất thường chứ?
Nếu như thấy không ổn thì chớ gượng ép.
Ta tự mình biết số trời cho đã hết, cho dù thầy ta đến đây cũng vô pháp hồi thiên.
Ngươi đừng vì ta mà lỡ việc lớn”
Trương Ninh Nhi cười hiền lành, thủ thỉ khuyên nhủ:
“Phụ thân chớ lo lắng.
Chu sư huynh đến Thanh Châu đã 7-8 năm, bao nhiêu tục sự quấn thân, làm sao mà nhớ rõ từng cử chỉ điệu