9-11-2006 7:10:36
Nỗi nhớ về Thẩm Phương chính là như vậy, luôn luôn len lỏi trong ưu tư khắc khoải của tôi, và thậm chí đan xen trong từng con chữ dưới ngòi bút.
Tôi nghĩ nên nhắc đến điều này trước, để khiến câu chuyện không chút sinh động này có chút mạch lạc hơn.
- --
Kỳ nghỉ hè tràn đầy sự nhạt nhẽo cứ như vậy mà trôi qua nhanh chóng.
Tôi đã kiếm được hàng nghìn tệ tiền tiêu vặt, số tiền này chắc chắn không phải là một con số nhỏ đối với tôi lúc đó.
Tôi trích ra một ít để mua những cuốn sách mà tôi đã muốn mua từ lâu, một cuốn "Từ điển Khang Hy" của Nhà xuất bản Thương mại, một cuốn "Từ điển gốc Hán", và một cuốn sách cổ "Toàn Tống từ" của Thượng Hải.
Tôi vô cùng vui sướng khi về nhà với những cuốn sách ôm trên tay, cuốn sách lậu tôi mua với giá mười tệ trước đó đã bị tôi lật giở đến mòn nát rồi, hơn nữa trong đó có bao nhiêu là lỗi chữ.
Bây giờ, nhìn những cuốn sách dày cộp và thoang thoảng mùi mực mới trên tay, tôi thấy hoá ra điều đẹp đẽ nhất cũng chỉ thế này mà thôi.
Mở cửa nhà, thấy hiên nhà có đôi giày da của bố tôi.
Lạ thật, còn chưa tới 8 giờ mà bố đã về, tôi đã chưa gặp bố lâu lắm rồi, nghe nói rằng cuộc thử nghiệm của bố đang ở giai đoạn quan trọng nên phải đi sớm về khuya, đôi khi còn ở lại công ty luôn.
Chẳng lẽ hôm nay mặt trời lặn đằng Đông sao?
Tuy nhiên, tôi không vui lắm khi gặp bố vào lúc này.
Lý do rất đơn giản, bố tôi rất bất mãn vì hè này tôi không đi làm cho ông ấy mà lại đi McDonalds kiếm tiền "vô bổ".
Ông ấy luôn lôi chuyện 15 người bạn cần cù chăm chỉ ấy ra kể cho tôi, nhưng tôi luôn lẩn tránh bằng mọi cách.
Một lý do nữa là, những lần đó đều có sự có mặt của mẹ tôi, làm bố tôi không tiện nổi cáu, vì mẹ tôi cho rằng việc tôi có thể tự làm ăn bằng chính đôi tay mình đã có thể làm bà an tâm lắm rồi.
So với những đứa con trốn tịt ở nhà chơi game hoặc đi chơi cả hè của những người bạn của mẹ tôi, tôi cũng được tính là khá hiểu chuyện.
Còn về chuyện tôi làm việc không liên quan đến ngành tôi học, mặc dù mẹ tôi có âm thầm trách móc, nhưng cũng tỏ ra thấu hiểu, "Con mình không muốn đến công ty anh mà lại nhận được chăm sóc đặc biệt, nếu như vậy, đó không phải là va chạm thực tế nữa." - Mẹ nói với bố tôi như vậy.
"Tôi tuyệt đối không bao giờ ưu ái nó, cũng như các bạn của con bé vậy, đừng nghĩ nó là con gái tôi mà được ưu ái." - Bố tôi nghiêm túc phản bác.
"Anh không ưu ái con bé, nhưng khi anh không có mặt, những người khác thì sao? Ai mà không biết con bé là con gái anh? Người ta ngày nay đâu giống như khi chúng ta còn trẻ, ai cũng cần tìm đường sống tốt." Bố tôi cạn lời rồi, trong gia đình tôi, không cần phải bàn cãi gì thêm về thẩm quyền của mẹ.
Tôi bước vào phòng khách, TV đang bật, bố đang ngồi dựa vào ghế sofa và chuyển kênh một cách nhàm chán.
"Mẹ đâu?", tôi nói: "Cô Ninh Ninh mới từ Thượng Hải tới, mẹ đi tụ họp với cô rồi."
Cô Ninh Ninh là bạn tốt của mẹ tôi, gia đình cô là người Ninh Ba Thượng Hải.
Ông ngoại của cô ấy là ông trùm xưởng dệt có tiếng ở Thượng Hải trước giải phóng, sau giải phóng ông ấy không đi Đài Loan hay Hong Kong nữa, mà dần kết hợp kinh doanh tư nhân, sau này cũng làm uỷ viên hiệp thương chính trị được vài năm.
Thời Cách mạng Văn hóa, đáng nhẽ suýt bị tịch thu nhà cửa, nhưng được ghi vào danh sách đỏ nhà tư bản đầu tiên nên được tha.
Bố của cô Ninh Ninh là Bộ trưởng Không quân, cao hơn nửa chức so với ông ngoại.
Mẹ tôi quen cô ấy từ trong quân đội, lúc đó ông nội tôi đang khai hoang ở Tân Cương, nên mẹ tôi không có chỗ ngẩng mặt lên trong quân đội, nghe nói cô Ninh Ninh và một người nữa cũng có chức vụ cao là cô Dương Dương đã rất ân cần chăm sóc mẹ tôi.
Sau này, họ cùng nhau học trường điều dưỡng, và qua nhiều thập kỷ, họ như trở thành chị em ruột thịt.
Tuy nhiên, tôi không thích bị mẹ dắt đi dạo cùng hai người họ, vì thứ nhất, có lẽ do bọn họ đều cao quý và sang trọng, giơ tay ngẩng đầu thôi cũng mang lại cảm giác ưu việt.
Thứ hai, hai người con trai nhà họ, nói thế nào nhỉ, là những đứa công tử ngậm thìa vàng từ trong trứng, hay bắt nạt người khác.
Tôi ôm mấy quyển sách định vào thư phòng, thì bỗng bọ bố gọi lại: "Thậm thà thậm thụt cầm cái gì đấy?"
"Thậm thà thậm thụt cái gì cơ? Vừa mua vài cuốn sách"
"Sách? Sách gì? Mang ra đây xem nào."
Tôi bất lực, cảm giác như trần nhà mang đến một đám mây đen.
Ngơ ra tầm vài phút, thôi thì không tai qua nạn khỏi rồi.
Tôi đưa bố số sách trên tay, quả nhiên, núi lửa bắt đầu phun trào, tôi không muốn viết ra đây những lời bố nói, vì có lời nhục mạ đáng xấu hổ.
Giờ nghĩ lại cũng thấy bố thật quá đáng, sở thích của tôi thật ra rất trong sáng và cao cả, nhưng trong mắt vị doanh nhân ấy, đêm đó đã tôi hoàn toàn trở thành một đứa con hoang đàng.
Tôi nhớ lúc đó tôi đã khóc và chạy lên lầu, trốn trong phòng gọi điện cho bạn trai, nghe anh ấy dỗ dành làm tâm trạng tôi cũng đỡ hơn phần nào.
Nhưng sau này, bạn trai nói: "Anh nghĩ em cũng nên hiểu cho bố, bố em vất vả xây dựng công ty trở nên lớn như thế, mà em lại không muốn nối nghiệp cha, ông ấy cũng đau lòng lắm."
"Tại sao bố làm gì cũng yêu cầu em phải làm cái đó, em không phải phụ kiện của ông ấy.
"Nhưng đây là trách nhiệm của em, phải biết hiếu thuận cha mẹ chứ."
"Trách nhiệm của em là hiếu thuận cha mẹ, chứ không phải mặc kệ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, cái đó gọi là hiếu thảo một cách mù quáng!"
Cuộc nói chuyện với bạn trai kết thúc một cách cụt hứng như thế.
Tối đó tôi nghĩ cả đêm.
Có lẽ, bọn họ cũng có cái đúng
Đối với xã hội ngày nay, thật khó để nuôi sống bản thân bằng những câu chuyện lịch sử mà tôi thích và những lời thơ ca phú tôi xem, huống chi là phụ dưỡng cha mẹ.
Mà họ thì dốc dức lập ra cho con đường học tập cho tôi, với mong muốn duy nhất rằng sau này tôi sẽ dựa vào chính sức mình mà có được một công việc với tương lai tương đầy hứa hẹn.
Dù tôi hiểu những điều này, nhưng liệu rằng tôi có thể không cứng đầu nữa không?
Sáng sớm thức dậy, tôi cẩn thận chuẩn bị sách vở cho vào cặp sách.
Sau một đêm trằn trọc, tôi đã quyết tâm học chuyên ngành của mình, đợi đến sau khi tốt nghiệp, nếu bố cần tôi, ít nhất tôi cũng thể san sẻ một ít gánh nặng cho ông ấy.
Thứ sáu tuần này là ngày báo cáo.
Đã chưa gặp mặt nhau suốt kỳ nghỉ hè, đám bạn cùng lớp và thầy cô như được đoàn tụ sau một thời gian dài chia ly.
Mọi người tất bận lấy sách, chép thời khóa biểu rồi xách hành lý đi vào ký túc xá.
Đi bộ lên tầng 4, lối đi trong khu tập thể vẫn tối tăm như thế, mùa hè vẫn chưa kết thúc nên trời vẫn còn rất nóng.
Ai nấy đều mở toang cửa ra, trên đó là những câu đối cửa nhiều màu sắc bay phấp phới.
Đối diện với phòng nước là phòng ngủ của chúng tôi.
Thật là nóng, lát nữa phải đi đun hai nồi nước để tắm rửa mới được.
Tôi thấy vị trí phòng của chúng tôi rất đẹp, ngoài cửa là phòng nước, rẽ sang là phòng vệ sinh, rất tiện tắm tắp và đi vệ sinh vào nửa đêm.
Ban đầu bọn họ chê rách việc, chỉ mặc độc chiếc áo lót và quần xi-líp vào phòng vệ sinh, thật ra cũng chẳng sao, hai phút sau lại trở lại ngay ấy mà.
Nhưng sau này, có một chị dậy sớm đi vệ sinh, đang lúc bán khoả thân thì tự dưng gặp phải một tên đàn ông không biết từ đâu chui ra, doạ cho chị ấy sợ hãi tái mét, từ đó trở đi, chúng tôi luôn treo thêm một chiếc khăn tắm trước cửa, thú vui ra ngoài đi vệ sinh nhanh cứ thế mà tan tành.
Còn hai bước nữa là đến nơi.
Tuy nhiên, chỉ là hai bước ngắn ngủi nhưng tôi không thể bước tiếp được, và chính hai bước không quá sớm cũng không quá muộn ấy, đã khiến những ngày tháng êm đềm của tôi nặng nề rơi từ không trung xuống đất, vỡ toang tan tành như chiếc cốc pha lê của mẹ tôi.
Có vẻ như căn phòng số 428 bên cạnh đang chật ních người, ríu ra ríu rít cực kỳ sôi động.
"Trời ơi, nhà nó giàu quá! Bình thuờng nhìn không ra cơ đấy."
"Mày phải nhìn thấy văn phòng của bố nó, rộng không tả được, có chiếc TV chiếu bóng lớn như thế này này, đến cả bàn làm việc cũng là hàng Đức."
"Nghe nói Bộ trưởng Bộ thuốc cũng đã đến thăm công xưởng nhà nó.
"
Tôi nhớ ra rồi, rằng Điền và Lưu của phòng 428 đã đến chỗ của bố tôi trong kỳ nghỉ hè.
Nghe bọn họ nói tôi như thế, tôi hơi xấu hổ và