Trong khi cuộc chiến bên ngoài đang trở nên gay gắt và hỗn loạn thì ở trung tâm trang viên nhà họ Hoàng, tất cả mọi việc đều rất bình thản.
Trong nhà thờ rộng lớn làm bằng thơm mùi gỗ đinh hương lâu năm, các vị khách không mời đều ngồi khoanh chân xếp thành một hàng thẳng.
Khuôn mặt họ đều không hề lộ ra bất kỳ một biểu cảm nào.
Và nếu không có những giọt mồ hôi rơi tí tách, họ không khác gi những pho tượng trong đền chùa là bao.
Trong cái ánh sáng lay lắt của mấy ngọn nến trước mặt năm người, có một đôi mắt màu vàng kỳ dị đang nhìn chăm chú vào họ.
Đôi mắt dường như được tạo nên bởi vô số những hình vẽ lạ lùng, xanh xanh đỏ đỏ quyện vào nhau, ẩn dưới nền vàng hơi chói lên loang loáng.
Một đôi mắt của quỷ.
Lúc ngày ngồi ở phía ngoài cùng bên phải là một bô lão của dòng họ Phạm - Phạm Tông.
Từ năm ba mươi tuổi, Phạm Tông đã ngồi lên trên ghế bô lão của dòng họ Phạm.
Và trong ba vị bô lão hiện tại của dòng họ Phạm thì y là người trẻ nhất.
Thậm chí y chính là người đã viết lại lịch sử khi là người trẻ nhất được cả dòng họ bầu vào chức vị bô lão.
Hai mươi năm sau khi trở thành “Tứ trụ” của dòng họ Phạm, Phạm Tông chính là người được Tru Tiên Trảm Tà Song Phù Đao đạo trưởng đặt nhiều hi vọng nhất trong cuộc chiến với con quỷ hùng mạnh nhất huyện Tân Phúc.
Năm mươi tuổi, hơn ba mươi năm trong nghề, bắt quỷ đã trở thành bản năng và ăn sâu vào máu của y.
Phạm Tông cũng đạt đến độ chín về mọi mặt.
Người ta thường nói “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh".
Có nghĩa là khi người ta tới năm mươi tuổi mới có thể thông suốt chân lý của tạo hoá, hiểu được mệnh của trời.
Phạm Tông luôn tin rằng với chừng ấy tài năng, chừng ấy kinh nghiệm và sự từng trải, y sẽ là người kết thúc cuộc chiến.
Tên tuổi của y sẽ ghi danh trong sử sách và được người đời nhớ tới tận ngàn năm sau.
Thế nhưng đến lúc đối đầu trực diện với con quỷ rồi, Phạm Tông mới nhận ra ý nghĩ của y thật hão huyền.
Và đây một cuộc chiến cam go nhất của y từ khi mới sinh ra.
*************
Một ngày dài trên cánh đồng cỏ, có hai đứa bé chăn trâu mệt mỏi lững thững dắt trâu đi về.
Đi trước là một đứa trẻ dong dỏng cao, tầm tám chin tuổi.
Nó có cái mũi cao và đôi mắt phượng đẹp lộng lẫy.
Vừa dắt trâu, nó vừa vùi đầu vào quyển sách cũ đã nhăn nheo vàng ố.
Cái miệng hơi giãn ra, như cố nuốt lấy từng chữ một vào bụng.
Đứa trẻ phía sau thì có vẻ bé hơn một tí.
Nó đội một chiếc mũ rộng vành, che đi khuôn mặt non nớt, lúc này đang cố xoa xoa quả ổi xanh không biết hái được ở đâu.
Bất chợt đứa bé đi sau thả dây buộc mũi con trâu đang dắt, đi lên trước hỏi nhỏ: “Cu à, muốn một miếng không?”
Đứa trẻ đi trước lúc này mới rời mắt khỏi quyển sách, nhìn quả ổi xanh trong tay đồng bọn, khinh thường lắc đầu.
Nó lên giọng nhắc nhở: “Ngày mai ta đi học rồi.
Mày không được gọi ta là Cu nữa.” Thế rồi nó dùng quyển sách gõ lên đầu đứa bé: “Đã nói rồi chỉ có đi học mới thoát khổ, chỉ có học giỏi thì trong họ mới trợ cấp, cho ăn ngon mặc ấm.
Kèo à.
mày suốt ngày không học bài, chỉ chơi thì sẽ không thể thoát được kiếp chăn trâu cho bà bác đâu.” Đứa trẻ đi sau lắc đầu nói: “Nhà bác có gì không tốt, có ăn có mặc.
Ngày ngày chăn trâu có gì không vui? Thích trẻo cây thì trèo, muốn tắm sông thì tắm, đừng để trâu vào ăn lúa nhà người ta là được rồi.” Nói xong thằng bé