Mình cũng có chị (Túc Hoài)
......
Cứ tưởng chiến dịch Bình Tân gần trong tầm với, sau vài trận đánh nhau với Lưu Mậu Tùng, Viên Huệ Phương áp dụng biện pháp Chiến tranh Lạnh: cắt lương thực, cắt tiền của và tuyệt giao. Có điều, người khai màn Chiến tranh Lạnh không phải Truman mà là Mao Tín Hà.
Cô thợ làm tóc giàu kinh nghiệm vừa m*t cây kem vị cam của con gái, vừa giải thích với chị Huệ Phương: "Chắc chắn hắn ta sẽ không chịu ly hôn. Đây là lúc thử thách kiên nhẫn và ý chí của chị."
Viên Huệ Phương cũng cho rằng Mao Tín Hà nói đúng, nên cô không giữ lại quá 50 tệ tiền lẻ trên người nữa, mọi thu nhập luôn được gửi vào tài khoản dưới tên Viên Liễu một cách kịp thời. Đẳng cấp thuốc lá của Lưu Mậu Tùng tụt dốc không phanh, từ Liqun rớt đến Lục Nam Kinh giá vài nhân dân tệ. Ngay cả chủ siêu thị nhỏ trong làng thành cũng biết tình hình gần đây của hắn không ổn: "Ông Lưu à, nếu cái này không được thì đổi cái khác, ông còn trẻ, ngoại hình và vóc dáng đều ổn mà."
Lưu Mậu Tùng già mồm: "Ông đây cứ muốn bám mụ ta đến chết."
Không chỉ có thế, Lưu Mậu Tùng không được ăn một miếng cơm nóng nào. Viên Liễu không ở nhà, Viên Huệ Phương tuyệt nhiên không bật bếp, muốn ăn thì ra quán ven đường hay quán hoành thánh giải quyết cho qua, Viên Huệ Phương nấu ăn nhiều năm như vậy, ngày nấu đủ ba bữa không hề kêu than tiếng nào, cuối cùng tất cả cũng kết thúc.
"Nhưng điều đó khiến chị thấy dễ chịu hơn." Cô nói: "Bây giờ chị đã hiểu đạo lý một người ăn no, cả nhà không lo chết đói. Thật thoải mái! Tại sao phải thuyết phục một người phụ nữ độc thân đi lấy chồng? Vì mấy người đó ngứa mắt khi thấy phụ nữ được sống yên ổn!" Khi cửa hàng China Unicom không có khách, Viên Huệ Phương xách vài quả chuối đến cửa hàng Mao Tín Hà tâm sự. Thấy bé Túc Hải ôm quả chuối vui vẻ nhét vào miệng, cô lại nhớ Viên Liễu.
"Nghe nói là đánh cậu bé nhà đó à?" Mao Tín Hà thấp thỏm lo sợ nhìn Túc Hải: "Có chết em cũng không sinh con thứ hai. Với cái tính của bà già, có được đứa thứ hai chắc chắn sẽ ăn hiếp Tiểu Hải của em đến chết." Bà mẹ chồng sau lúc nào cũng giục cô sinh đẻ, với lý do bà không ghét chê Mao Tín Hà mang con của chồng cũ vào cái nhà này của bà, cho nên không thể để bụng phơi không vô ích. Trong khi Mao Tín Hà đã nói rõ trước khi tái hôn: không đẻ, không đồng ý thì đừng lấy. Chồng cô cũng đồng ý.
Qua điện thoại, Hồ Mộc Chi nói là "đánh", Viên Huệ Phương không tin: "Tiểu Liễu không đánh người." Khắp làng thành đều biết cô bé Viên Liễu ngoan ngoãn lanh lợi, tính tình hoà đồng dễ mến. Tuy nhiên, sau cuộc chiến vang danh của Viên Liễu, ngay cả Mao Tín Hà cũng có chút hoài nghi: "Cũng chưa chắc, đứa trẻ này ngoài hiền hoà, trong cứng rắn, thực chất rất mạnh mẽ."
"Nếu trước mắt không thể ly hôn, chị cũng phải ép hắn rời khỏi nhà để đón con về." Viên Huệ Phương bồn chồn: "Không có đàn ông..." nhưng rồi cô lập tức trừng mắt giận dữ: "Không có đàn ông cũng chẳng hề gì, bà đây sẽ sống như một người đàn ông."
Có chí thì nên, Viên Huệ Phương luôn chuẩn bị cờ lê và xà beng thép vằn bên giường trong cửa hàng, lần gần đây nhất khi Lưu Mậu Tùng lại đến tiếp cận, Viên Huệ Phương giơ xà beng lên khiến hắn lăn lông lốc từ tầng bốn xuống tầng một: "Cút!"
Tất cả quần áo, giày dép và mũ của Lưu Mậu Tùng bị Viên Huệ Phương ném hết ra đường: "Muốn đi đâu thì đi, ở với ai thì ở, nhà tao không tiếp".
"Mày vẫn là vợ tao!" Lưu Mậu Tùng yếu ớt chửi.
"Ly hôn, loại chó má như mày, nếu có bản lĩnh thì ly hôn đi, nếu là giống đực hẳn hoi thì ly hôn đi, à, quên mất, mày làm gì có giống, mày ở rể nhà tao hơn mười năm mà không để được một quả trứng nào!" Viên Huệ Phương vô tình nắm được đằng chuôi, dùng chiêu lấy độc trị độc, gậy ông đập lưng ông với Lưu Mậu Tùng, Lưu Mậu Tùng chỉ đành thu dọn đồ đạc, đến cậy nhờ bè lũ anh xem bất thành, cuối cùng phải về quê chen chúc ở cùng mẹ già.
Đối với những người rộng lượng từng khuyên nên "tìm chỗ khoan dung mà độ lượng", Viên Huệ Phương nhổ vỏ hạt dưa, đội ngay ngắn chiếc mũ hẹp hòi lên: "Tha thứ không nổi, mẹ kiếp, tôi chịu đựng đủ rồi, nếu nhà mấy người thiếu thằng chồng thằng con như thế thì đưa về mà nuôi, mà khoan dung."
Thế là danh tiếng hẹp hòi và hung dữ của Viên Huệ Phương lan ra khắp làng thành, cuối cùng trở thành "nhẫn tâm nham hiểm": "Chọc giận ai cũng được, nhưng đừng chọc giận con mụ điên đó."
Đầu tháng 7, con mụ điên đứng dậy đến Du Trang đón Viên Liễu, Mao Tín Hà cũng biết chuyện, liên tục nói đứa trẻ sắp không phải chịu khổ nữa. Túc Hải nghe được, vội vàng gói ghém đồ chơi, tranh vẽ, đồ ăn vặt vào một túi, lì lợm đòi mẹ đưa đến Du Trang đón bạn về.
Viên Huệ Phương nói ngay tối nay Viên Liễu sẽ về đến nhà, cháu cứ đợi đi, rất nhanh thôi.
"Không!" Hàng tóc mái xoăn tít của Túc Hải đã được duỗi thẳng hơn một chút, mềm mại vén ra sau tai: "Cháu nhớ Tiểu Liễu." Túc Hải chỉ nói chuyện điện thoại hai lần với Viên Liễu, một lần hỏi khi nào cậu về, Viên Liễu ở đầu dây bên kia tủi thân nói mình không biết. Lần thứ hai, Túc Hải hỏi nghỉ hè cậu có được về không? Chúng ta lại đến trường Số 8 chơi với hai chị ấy đi, chị tóc xoăn lần trước nói sẽ dẫn mình đi ăn hoành thánh ngon nhất thế giới, chị ta nói dối, mình không được ăn. Khi ấy Viên Liễu mới tự hào: "Chị Du Nhậm luôn đến thăm mình." Chị Du Nhậm không nói dối.
Viên Liễu hễ bị đánh là lại chạy đến nhà Du Văn Chiêu, mặt dày đến nỗi ngay cả người lớn cũng phải ngại. Có một lần, Du Thiên Lỗi nghịch ngợm cướp cặp sách của Viên Liễu, Viên Liễu đẩy em trai xuống tắm dưới nước mương trong vắt ngoài nhà, sau đó sang nhà bà hàng xóm khóc lóc, kêu rằng bị em trai bắt nạt, mẹ muốn đánh cô, chị gái trừng mắt nhìn cô. Hiệu quả rất tốt, Hồ Trạch Phân thuyết phục cháu gái trong nhà: "Dù gì cũng đều chui từ bụng cháu mà ra, đừng thiên vị quá."
Có một ắt sẽ có hai, có hai ắt sẽ hình thành phản ứng cơ bắp, Viên Liễu dễ dạy dễ bảo, vì Viên Liễu đã ghi nhớ lời dặn của Du Nhậm "nếu bị bắt nạt, hãy đánh trả", lại còn chủ động phát huy thành "đánh trả xong khóc lóc đi mách".
Viên Liễu có đôi mắt to và khuôn mặt tròn, mỗi khi khóc đều mang vẻ tủi thân ngút trời, dáng vẻ nhỏ nhắn đáng thương khi ôm chân bà hàng xóm khiến người ta xót xa. Gia đình Du Khai Minh càng ngày càng bất an hơn vì "tai họa" này được thêm vào gia đình, Hồ Mộc Chi giục Viên Huệ Phương: "Đã hết một học kỳ, đưa về đi" trong lòng thầm oán trách không biết Viên Huệ Phương nuôi con kiểu gì, chẳng biết tại sao con bé suốt ngày đánh con trai mình mạnh tay đến thế, quay người đi là lại chạy tới nhà ông bà bí thư già tỏ ra tội nghiệp, làm như ngày nào cũng bị đánh không bằng.
Con gái của Mao Tín Hà phiền đến mức bà thím Viên Huệ Phương hiếm có lần dịu dàng đồng ý đưa cô bé cùng đến Du Trang. Đúng là Túc Hải nhớ Viên Liễu, và cũng đúng là cô bé không muốn làm bài tập hè. Túc Hải đội một chiếc mũ che nắng nhỏ trong suốt, giục Viên Huệ Phương hãy mau đi thôi, khiến hai người lớn vẫn đang kỳ kèo tiền vé phải khó xử.
"Cả đi cả về tổng cộng chưa đến 40 tệ, đúng là tát vào mặt." Viên Huệ Phương nói với Mao Tín Hà: "Chờ bọn trẻ về, hai chị em ta ra ngoài uống một chén đi."
Viên Huệ Phương mặc áo màu vàng đất dẫn bé Túc Hải mặc váy sọc xanh trắng liền thân ra khỏi cửa, không may bị lỡ chuyến xe buýt khi đổi tuyến đến huyện Tùng Dương, phải đợi nửa tiếng nữa mới có chuyến xe tiếp theo đi ngang qua Du Trang. Trời nóng, Viên Huệ Phương thấy Túc Hải mồ hôi đầm đìa, khuôn mặt trắng trẻo ửng sắc đỏ hồng. Cô lau mồ hôi cho Túc Hải: "Nóng không? Bảo ở nhà đợi rồi mà."
Nhưng Túc Hải thấy huyện Tùng Dương mới lạ quá, ngồi đung đưa đôi chân trên ghế sắt cháy nắng nơi trạm xe, nhìn những người nông dân bán đào đằng xa. Đào mật là đặc sản chính của địa phương huyện Tùng Dương, Viên Huệ Phương nói, cháu ngồi đây, đừng đi đâu cả, để cô đi mua.
Mang quà đi thăm người thân vẫn chưa đủ, phải mua thêm đồ ăn cho con trẻ. Tiểu Liễu thích ăn hoa quả, Túc Hải lại càng là quái thú diệt quả.
Viên Huệ Phương từng tận mắt chứng kiến một mình Túc Hải ôm nửa quả dưa hấu to tướng, vừa xúc thìa ăn vừa chăm chú xem Dung ma ma châm cứu cho Tiểu Yến Tử và Tử Vi, được châm cứu xong, Tiểu Yến Tử và Tử Vi hát một bài, Viên Huệ Phương nghĩ chắc là biên kịch bị điên, quay đầu nhìn Túc Hải ngoài cửa đã thấy bụng đứa nhỏ no căng, ôm vỏ dưa hấu đến cạnh thùng rác. Quay lại, thấy bộ váy nhỏ của cô bé căng phồng tròn