EDIT: morticia.
Lâm Tô liên tục dùng đạo lý đập bôm bốp, Tiết Phượng Nghi gần như choáng váng, ngơ ngác đồng ý đăng cơ làm đế.
Chờ đến lúc phản ứng lại, lại thấy dở khóc dở cười, Lâm Tô vì để nàng làm Hoàng đế, cũng dùng không ít công phu, lúc trước hình như chưa từng thấy hắn nói nhiều như thế?
Không đổi ý nữa, dù sao Lâm Tô nói rất có lý, chỉ khi nàng xưng đế mới thay đổi được địa vị của nữ tử.
Cũng không phải chỉ vì nữ nhi, thuở niên thiếu của nàng cũng từng trải qua thời kì muốn thoát khỏi hậu viện, giống nam nhân làm điều mình muốn làm, tự do chạy nhảy giữa khoảng trời rộng lớn.
Nhưng lại bị những lễ giáo quy củ kia trói buộc, chỉ có thể làm một nữ nhân nho nhỏ cửa lớn không ra cửa sau không bước.
Nhưng sau khi chinh chiến mười năm, tầm mắt, vạt áo của nàng, đã sớm bước ra khỏi hậu viện kia.
Được chứng kiến sự tự do cùng bao la hùng vĩ, nàng không thể trở lại khoảng thời gian cam chịu kia.
Suy bụng ta ra bụng người, những nữ tử cả đời không thể chứng kiến vẻ đẹp ngoài kia, đáng thương làm sao? Cả đời không thể thoát khỏi cái lồng lễ giáo.
Nên nếu nàng ngồi lên hoàng vị, ít nhất có thể thay đổi địa vị hèn mọn của nữ tử.
Tiết Phượng Nghi quyết định, đã nghĩ thông rồi thì không do dự nữa, sấm rền gió cuốn chuẩn bị đăng cơ.
Giả thế ban đầu rất có hiệu quả, chuyện nàng là Chân mệnh thiên tử đã khắc sâu vào lòng người, bách tính phổ thông đối với việc nàng lấy thân nữ nhi đăng cơ không kháng cự gì.
Những bách tính tầng lớp dưới chót sẽ không quan tâm ai là người ngồi lên hoàng vị, nam hay nữ, già hay trẻ, không có quan hệ gì với bọn họ, được ăn no mặc ấm là ưu tiên hàng đầu của họ.
Mà Tiết Phượng Nghi vừa đăng cơ liền hạ lệnh miễn thuế má ba năm liền, để bách tính nghỉ ngơi lấy lại sức.
Hành động này của nàng rất được lòng dân, danh tiếng trong lòng bách tính cao lên.
Đồng ý nàng đúng là Chân Long Thiên tử, đến cứu vớt vạn dân.
Trừ cái này, những binh sĩ tướng lĩnh khởi binh theo nàng, năng thần mưu sĩ không hề phản đối, những người này do nàng một tay đưa vào doanh trại, không hai lòng.
Vốn hi vọng nàng có Hoàng Đồ bá nghiệp, bọn họ cũng được hưởng lây, đương nhiên không phản đối nàng đăng cơ.
Ngược lại những văn thần đầu hàng, phê bình kín đáo, vẫn là lý lẽ nữ tử thì không nên xuất đầu lộ diện mà phải ở nhà giúp chồng dạy con.
Nhưng mà, bọn họ một không có binh quyền, hai không có tiền tài quyền thế, không được lòng dân, không thể kích động dân, chỉ có thể lên án vài câu, ai bảo đứng dưới mái hiên người ta? Bất quá bọn họ không phải người quan trọng, nếu Tiết Phượng Nghi muốn, lúc nào cũng có cách khiến bọn họ ngậm miệng.
Giữ bọn họ lại, chỉ để thể hiện bản thân nhân đức thôi.
Tiết Phượng Nghi thuận lợi ngồi lên hoàng vị, trở thành Nữ Hoàng đầu tiên, quốc hiệu Vi Đức, niên hiệu Phượng Lâm.
Những người có công tạm thời không đề cập đến, Lâm Cẩn Ngôn và Lâm Cẩn Hành thành Hoàng tử, Lâm Cẩn Du thành tiểu công chúa, theo đó xưng hào của Lâm Tô bị Lễ bộ tranh luận nhiều ngày, cuối cùng quyết định, gọi là Hoàng Quân.
Nghe là lạ, nhưng Lâm Tô không thèm để ý, chỉ là xưng hô thôi, đến cả danh vô dụng hắn còn không thèm để ý, cái này không quan trọng.
Phượng Lâm năm đầu, Tiết Phượng Nghi vừa lên làm Hoàng đế, chưa quen việc, bận bịu túi bụi.
Lâm Tô ở bên cạnh chỉ điểm, cũng nhanh chóng quen thuộc.
Đến lúc Tiết Phượng Nghi có thể tự mình đảm đương mọi việc, hắn buông tay mặc kệ, tiếp tục nằm bò ở Hậu cung, thành Hoàng Quân nhàn tản.
Bọn nhỏ cũng lớn lên, không cần hắn quản giáo mỗi ngày, mỗi người có một sở thích riêng.
Lão đại thích thí nghiệm khoa học, làm nổ cung điện mấy lần, trở thành Tiểu Ma Vương người gặp người sợ trong cung.
Lão nhị thích thiên văn địa lý và mạo hiểm, ngày ngày nghiên cứu thứ có thể du hành trên không như khinh khí cầu.
Chỉ có khuê nữ tri kỷ hiểu chuyện nhất, ngày ngày đến ngự thư phòng nghe Thái phó giảng bài, nghiêm túc hoàn thành chương trình học.
Lâm Tô nhàn rỗi nhàm chán, ở hậu cung mở một mảnh đất, trồng hoa mẫu đơn.
Hắn ngại mẫu đơn một màu không đẹp, còn lôi kéo nông học sĩ nghiên cứu ra ba màu sắc mới.
Sau này nghiên cứu thành công, làm ra mẫu đơn bảy màu.
Hắn gọi phương pháp này là chiết cành.
Nông học sĩ bị hắn giày vò khổ không thể tả, sau khi được dẫn dắn, trở về liền nghiên cứu cách chiết cành