Thời thơ ấu của Phúc Nhạc vô cùng hạnh phúc.
Tuy rằng ba mẹ vì làm việc rất bận rộn, không có mấy thời gian chơi với cậu, những lúc ở cùng nông thôn với bà nội lại vô cùng phong phú và vui vẻ.
Mỗi ngày buổi sáng thái dương vừa mới dâng lên, trời còn đang tờ mờ sáng, nhờ tiếng gà gáy liên tiếp không ngừng ở trong thôn mà thức dậy, mơ mơ màng màng mà tự mặc quần áo, đánh răng rửa mặt, nhờ nước giếng lạnh lẽo mà tỉnh táo lại, sau đó lạch bạch chạy qua phòng bếp, giúp bà nội làm bữa sáng.
Phúc Nhạc khi còn bé tính tình xem như là hoạt bát, nhưng so với những thằng nhóc nghịch ngợm hay gây chuyện thì vẫn hơi khác, ít cậu rất nghe lời bà ngoại, cũng chưa bao giờ chạy loạn, chỉ là thỉnh thoảng sẽ cùng với một số đứa trẻ ở trong thôn làm một số chuyện xấu không lớn không nhỏ, ngẫu nhiên lại làm ra một số trò đùa dai mà thôi.
Bởi vì trong nhà không có người lớn, chỉ có ông bà nội, hành động của người già lại không tiện, rất nhiều chuyện đều lực bất tòng tâm, dưới sự dạy dỗ của cha mẹ, Phúc Nhạc đã tích cực giúp đỡ làm một số việc nhà trong khả năng của mình.
Buổi sáng liền đem màn thầu đặt vào trong nồi làm nóng một chút, lại nấu một nồi cháo, phối hợp với dựa muối nhà làm, một bữa ăn sáng liền hoàn thành rồi, có khi sẽ đổi cháo thành sữa đậu nành, đổi màn thầu thành bánh bao, bánh quẩy.
Vị trí địa lí ở quê nhà Phúc Nhạc thật ra thì có chút hơi khó xử, ở phía đông Thiên Triều, vừa đúng nằm gần một con sông phân chia hai miền Nam Bắc, cái thôn nhỏ liền nằm trong một thành thị gần sông.
Thôn nhỏ của bọn họ có chút đặc biệt, cũng không phải là có một hoặc một số thế gia vọng tộc chiếm giữ một nửa số dân trong thôn, rất nhiều thôn dân là do vào lúc chạy khỏi nạn đói năm đó cùng tụ họp lại, ở nơi địa phươngnhỏ này tuy là có chút lạc hậu , nhưng lại có lịch sử lâu đời định cư.Việc này dẫn đến trong cái thôn xóm nho nhỏ này lại tập hợp rất nhiều người từ đại giang Nam Bắc.
Vì vậy thói quen ăn uống ở trong thôn thật ra cũng vô cùng hỗn tạp, giống như đậu hũ, đều nói Nam ngọt Bắc mặn, bọn họ ăn đồ mặn, lại giống như bánh chưng, đều nói Nam mặn Bắc ngọt, bọn họ lại là ăn đồ mặn.
Càng tuyệt nữa là, hầu như nhà nào cũng có thể làm ra món Gà cay đại bản mang khẩu vị Tân Cương, hoặc lànhững món điểm tâm nhỏ có hương vị của Giang Nam, vì vậy Phúc Nhạc cũng không thể nói chính xác bọn họ ở đây đền tột cùng là tình hình gì nữa.
Chẳng qua do đó mà Phúc Nhạc khi còn bé sống rất vui vẻ, cũng bởi vậy mà biến thành một thằng nhóc tham ăn.
Ăn xong bữa sáng, Phúc Nhạc sẽ rất tự giác mà chạy qua dọn bát đĩa, sau đó mới đeo túi sách chậm rì rì đi đến trường, thứ bảy chủ nhật thì lại chạy ra ngoài chơi.
Trong thôn cũng không có sân chơi nào tử tế, bọn nhỏ đều là tụ lại một chỗ tự chơi với nhau.
Bọn con trai thì ném bao cát, đánh cung, bọn con gái thì đá cầu, nhảy dây linh tinh .
Cứ như vậy ở nông thôn học xong tiểu học, trong lúc này, cậu gặp được sư phụ dạy mình trung y, nhóc Phúc Nhạc cũng từ một thằng nhỏ chỉ biết chơi đùa nghịch ngợm biến thành một cái đuôi ngoan ngoãn cả ngày đi theo một người đàn ông trung niên nho nhã.
Sau khi học xong tiểu học, Phúc Nhạc đã bị ba mẹ đón về.
Ông bà nội tuổi cũng lớn, không chịu vào thành phố ở, cha mẹ Phúc Nhạc đành phải thuê người đáng tin cậy trong thôn chăm lo cho hai ông bà.
Trở lại thành thị sống khiến Phúc Nhạc cực kì không thích ứng, sư phụ bởi vì tu hành, cho nên vẫn ở lại nông thôn, chẳng qua hành tung bất định, đã không còn ở quê của Tiểu Nhạc nữa.
Cuộc sống ở thành thị khác biệt quá lớn khiến Phúc Nhạc hơi trở nên trầm mặc ít lời, mà lúc này, một nhà ba người lại nghênh đón một sinh mệnh mới.
Ba mẹ Phúc Nhạc vô cùng vui mừng, bởi vì sự nghiệp đã hoàn toàn ổn định, đứa con thứ hai sinh ra hoàn toàn không mang đến áp lực cùng gánh nặng nào, lại thêm Phúc Nhạc vẫn luôn không sống cùng bọn họ từ nhỏ nên quan hệ hai bên vẫn luôn ở trong hoàn cảnh hơi xấu hổ và xa lạ.
Điều này khiến cho tình thương của họ vốn có phần của Phúc Nhạc giờ lại đặt hết lên người đứa bé này.
Phúc Nhạc trầm mặc ít lời cũng không khiến cha mẹ chú