Sau khi hồi cung, hoàng thượng liền cho gọi Nghiêm Trung vào điện diện thánh, Nghiêm Trung từ doanh trại vội vã vào cung theo ý chỉ mà trong đầu đầy dấu hỏi.
Vừa vào cung đã được Lý công công dẫn vào ngự thư phòng, ông thấy hoàng thượng đã ngồi uy nghi trên ghế đợi sẵn.
Nghiêm Trung quay xuống hành lễ: “Mạc tướng Cao Nghiêm Trung bái kiến hoàng thượng, hoàng thượng vạn tuế, vạn vạn tuế.”
Hoàng thượng phất tay nói: “Miễn lễ đứng lên đi.
Trẫm hôm nay triệu khanh đến là có chuyện muốn hỏi.”
Nghiêm Trung mờ mịt cúi đầu hỏi: “Không biết hoàng thượng muốn hỏi mạc tướng chuyện gì ạ?”
Tử Long một thân hoàng bào bước xuống đứng đối diện với ông hỏi: “Trẫm nghe nói dưới trướng khanh có một tướng quân tên Lâm Mặc đúng chứ?”
Nghiêm Trung gật nhẹ nói: “Dạ đúng vậy.
Không biết hoàng thượng đột nhiên lại hỏi như vậy là…”
Tử Long đưa tay lên chặn lại câu nói chưa hết của Nghiêm
Trung, ông chấp hai tay phía sau hướng ra cửa mà tiến lên một bước nói: “Khi nãy trẫm cùng thái hậu đi dâng hương, không may công chúa bị uy hiếp.
Trẫm lại cải trang di hành nên không mang theo binh lính, cũng may có hắn ra tay giúp đỡ.
Lại vô tình hắn lại cùng công chúa chọn cùng sợi tơ hồng, thấy có điềm lạ nên trẫm cùng Ninh nhi đi xin sâm thì vị đạo quân kia giải thích nói là đây là thiên duyên trời định.
Còn nói là không được ngăn cấm nếu không sẽ mang họa sát thân.
Nên trẫm mới muốn triệu khanh vào cung gấp để hỏi rõ về hắn.”
Nghiêm Trung lúc đầu còn hơi bất ngờ nhưng càng nghe càng thấy lạ lạ.
Đến cuối cùng ông chỉ chốt một câu: “Tất cả chuyện này chắc chắn do người bày ra, mà đầu sỏ không ai khác ngoài hai ái nữ to gan nhà ông đây.” Nghiêm
Trung nhắm mắt ổn định tinh thần, thật ra ông vẫn luôn quý Lâm Mặc và đối xử với y tựa như con ruột.
Lại thấy tình hình này thì sáu phần là hoàng thượng vừa ý rồi.
Nữ nhi ông đã đốt lửa vậy rồi thì ông cũng phải góp chút gió vào chứ!
Tử Long thấy ông im lặng thì xoay người liền gọi: “Cao tướng quân?”
Nghiêm Trung hồi thần lại cúi đầu tâu: “Bẩm hoàng thượng, Lâm Mặc là tướng quân đã theo dưới trướng thần sáu năm, lúc y mới vào doanh trại chỉ mới mười lăm tuổi.
Y là người rất nhiệt huyết, võ nghệ lại cao, tư chất thông minh, am hiểu chiến lược và dụng binh nên chỉ mới hai mươi tuổi đã là một vị tướng quân với nhiều chiến công hiển hách.
Y là người rất có trách nhiệm với chức trách của mình, phong thái đỉnh đạc.
Giải quyết vấn đề tuyệt không sai sót.”
Hoàng thượng ít khi nghe ông khen một ai nhưng nay ông lại khen y như vậy thì chắc hẳn không phải tầm thường, Tử Long hiếu kỳ hỏi tiếp: “Vậy y là người ở đâu? Gia cảnh thế nào?”
Nghiêm Trung đáp: “Bẩm hoàng thượng, quê y ở Lạc Dương, xuất thân là con nhà võ với phụ mẫu đều là võ sư mở một lớp dạy võ tại đó, gia cảnh tương đối đủ ăn đủ mặc.
Phụ mẫu y luôn mong sau này y có thể mang chút tài nghệ
ra giúp đời nên từ nhỏ y đã có ước mong gia nhập quân ngũ và trở thành tướng quân như bây giờ ạ.
Nhưng không may ba năm trước phụ mẫu vì