Dịch: LTLT
Hôm sinh nhật, Hứa Thịnh phải đến phòng vẽ, dì Khang còn phải dạy nữa, cậu bèn quyết định đến vẽ một bức tranh, thế là xuất phát sớm.
Cậu gửi tin nhắn cho Hứa Nhã Bình: Mẹ, con đi rồi nhé.
Hứa Nhã Bình: Trên đường nhớ chú ý an toàn, hôm nay mẹ xin nghỉ nửa ngày, buổi chiều mới đến được.
Cùng lúc đó, còn có một tin nhắn xuất hiện trong giao diện trò chuyện, thời gian gửi tin nhắn là 0 giờ.
Bạn trai: Sinh nhật vui vẻ.
Mùa hè năm nay dường như dài đằng đẵng, đến cuối tháng chín rồi, đã vào tiết Thu phân rồi mà nhiệt độ vẫn cao. Nhưng mà nhiệt độ ngày và đêm của thành phố A chênh lệch khá lớn, lúc Hứa Thịnh ra ngoài vẫn mặc áo khoác vào, cậu lách qua dòng người đang chen chúc nhau ở trạm xe, đi ra khỏi trạm.
Hứa thịnh nhìn màn hình điện thoại một hồi, không kìm được mà nghĩ bây giờ Thiệu Trạm đang làm gì.
Chắc là đang giải đề.
Ngoài đề thi thử đại học còn phải luyện đề thi đấu… Sau khi lên mười hai, nhiệm vụ của nhóm luyện thi của Lâm Giang càng ngày càng nặng.
Hứa Thịnh nhận được một câu sinh nhật vui vẻ vào lúc 0 giờ đã rất thỏa mãn rồi, trước đó đòi quà cũng chỉ là thuận miệng nói, nhưng mà nếu bây giờ Thiệu Trạm có mặt, có thể cậu sẽ càng thỏa mãn hơn.
Chỉ còn lại hai tháng là đến kỳ thi năng khiếu tháng mười hai, phòng vẽ có không ít học sinh sau khi ôn thi đợt một ở trường xong thì đến đây để tham gia luyện tập trước.
Lúc Hứa Thịnh đến, từ xa nhìn thấy một người phụ nữ ngồi cách cửa ra vào không xa mấy đang làm mẫu cho học sinh: “Em tô miếng vải lót bằng màu này bẩn quá, lúc pha màu…”
Bên ngoài gió lớn, Hứa Thịnh đang đội mũ, tóc mái trước trán vẫn bị gió thổi tán loạn, sau khi bước vào cậu gọi một tiếng “dì Khang”.
“Đến rồi à?” Người phụ nữ nói.
Hứa Thịnh “dạ” một tiếng, học sinh nữ ở bên cạnh xem dì Khang sửa tranh cúi người với cậu, chào hỏi: “Trợ giảng Hứa.”
Hứa Thịnh: “…”
Dì Khang nhướng mày: “Quen à? Cháu thành trợ giảng của dì từ lúc nào vậy? Sao gì không biết?”
Hứa Thịnh sờ mũi: “Có thể là có hiểu lầm ạ.”
Cuối tuần Hứa Thịnh sẽ đến phòng vẽ luyện vẽ, phần lớn thời gian đều trốn trong phòng nhỏ cùng Khang Khải.
Ngẫu nhiên có một lần, cậu mở cửa phòng bước ra ngoài nghe điện thoại của Thiệu Trạm, điện thoại vẫn chưa kết nối. Trong phòng vẽ trống hoác vào giờ nghỉ trưa có một nữ sinh thấp người đang ngồi, cô rầu rĩ nhìn bức tranh, dáng vẻ muốn khóc nhưng không khóc được.
Nữ sinh đó không theo kịp tiến độ, vẽ không được như ý muốn, một mình ngồi đấy ấm ức.
Cô định vẽ tiếp phần sau nhưng lại thấy có một người đang dựa vào bức tường bên cạnh, đuôi mắt của thiếu niên ấy nhướng lên, có mấy phần ý cười, ánh nắng li ti sáng lấp lánh giống như khoen tai bên kia, điện thoại để sát bên tai, để điện thoại xa một chút, lúc nói chuyện lộ ra sự hững hờ: “Bạn học sinh này, lúc tô vật chủ thể thì thêm mấy màu xung quanh thử xem.” (*Màu xung quanh: dùng để chỉ màu của môi trường dưới sự chiếu sáng của nhiều nguồn sáng khác nhau (như ánh sáng mặt trời, ánh trăng, ánh sáng đèn,…)
Nữ sinh: “Hả?”
Hứa Thịnh lại cầm điện thoại đến gần, dường như người bên kia nói gì đó, cậu mới cười khẽ nói: “Thả thính bậy gì chứ, người tôi từng thả thính chẳng phải chỉ có mình cậu sao? Không nói nữa, tôi sửa tranh cho người ta đây.”
Cậu cúp điện thoại xong, ra hiệu cho nữ sinh đứng lên, nhường chỗ.
Lúc nữ sinh này tô vật chủ thể, đậm nhạt, nóng lạnh đều dùng một màu, là màu nâu của bình sứ, dùng thẳng màu nâu cộng thêm màu trắng để pha, không có bất cứ sắc thái nào.
Hứa Thịnh tô rất chậm, tỉ mỉ nói với cô phản xạ ánh sáng phải vẽ thế nào, vòng màu cơ bản là gì, màu nền thêm vào như thế nào, giảng gần nửa tiếng đồng hồ.
Có lẽ từ “bạn học sinh” khiến nữ sinh cho rằng Hứa Thịnh là trợ giảng, với lại trước đây cũng chưa từng thấy cậu đến phòng vẽ học bao giờ.
Hứa Thịnh giải thích: “Nghỉ trưa lần trước không có dì ở đây, cháu từng sửa tranh giùm, với lại…” Hứa Thịnh nói đến đây, kéo cái mũ che khuất nửa gương mặt xuống, nói tiếp: “Bạn học sinh này, tôi không phải trợ giảng.”
Nữ sinh vốn đang xem cô Khang làm mẫu, lúc này lại không thể nhìn đi chỗ khác kể từ khi Hứa Thịnh bước vào cửa, đến khi cậu mở cánh cửa căn phòng bên trong, dựa vào cửa nói với ai đó mấy câu mới bước vào.
Nữ sinh nói thầm, thì ra không phải trợ giảng.
Lại có mấy phần tiếc nuối nghĩ, chẳng trách nhiều ngày như vậy mà không thấy cậu ấy.
Phản ứng đầu tiên lúc Khang Khải thấy Hứa Thịnh là ném một chai nước đến: “Một tuần anh đến phòng vẽ có hai ngày, có thể buông tha mấy em gái trong phòng vẽ tụi em không? Người ta đang rất tốt, gần đây ngày nào cũng hỏi thăm trợ giảng, em còn tưởng là mẹ em tuyển người mới thật chứ.”
Hứa Thịnh thuận thế mở nắp chai, ngồi xuống giá vẽ, chân gác lên thanh ngang bên dưới giá: “Nói gì vậy, tao cũng không thích con gái.”
Khang Khải nói thầm, may mà anh không thích, nếu anh thích thì đến đâu nữa chứ.
Hứa Thịnh vừa mới vẽ nháp xong thì điện thoại không ngừng rung lên, trong nhóm chat lớp cũng rất náo nhiệt.
Hầu Tuấn không biết nghe từ đâu biết hôm nay là sinh nhật của Hứa Thịnh, tổ chức mọi người chúc cậu một câu trong nhóm chat.
Hầu Tuấn: Anh Thịnh, tình hữu nghị trước đây của chúng ta không nói có quà hay không, tui nói trước, tiền đồ xán lạn!
Đàm Khải: Đậu học viện Mỹ thuật!
Viên Tự Cường: Khải Tử, vì sao ông giành lời thoại của tui?
Khưu Thu: Anh Thịnh, sinh nhật vui vẻ nha~ Chúc ông thi Mỹ thuật suôn sẻ.
…
Học sinh lớp 12-7 đều biết Hứa Thịnh sắp tạm gác lại môn Văn hóa, đến phòng vẽ tham gia luyện tập. Trước đây bọn họ đều không biết thi Mỹ thuật là gì, sau khi biết thì chỉ cảm thấy rằng một người có thể cất bước đi trên một con đường khác trong khi mọi người đều đi con đường giống nhau là một chuyện rất dũng cảm.
4 giờ chiều, Hứa Nhã Bình tan làm, phòng vẽ cũng đúng lúc tan học.
Dì Khang đặt một cái bàn ăn ở trong sân nhỏ bên ngoài phòng vẽ, mọi người cùng ngồi với nhau ăn một bữa cơm đơn giản, bánh sinh nhật không lớn, lúc nhìn nến cầu nguyện, trong đầu Hứa Thịnh lướt qua rất nhiều cảnh tượng, cuối cùng ngừng lại ở ngôi sao giấy: Vậy thì ước, ngôi sao giấy với người gấp sao đi.
“Nháy mắt đã lớn như thế này rồi.” Cậu ước xong ngồi xuống, Hứa Nhã Bình cảm thán.
Dì Khang ngồi bên cạnh cười: “Đúng vậy, lần đầu tiên nhìn thấy bé Thịnh, thằng bé mới cao đến vai tôi.”
Hai người từ chủ đề này mà nói đến “luyện tập”, dì Khang nói: “Tôi định để hai đứa cùng đến một phòng vẽ khác luyện tập, trình độ của đàn anh tôi có thể thích hợp dạy hai đứa hơn tôi.”
Bình thường dì Khang cũng hướng dẫn học sinh luyện tập, nhưng mà trình độ của Hứa Thịnh với Khang khải không cùng cấp độ với học sinh bình thường, thứ bọn họ cần học không chỉ là nội dung thi năng khiếu như quy định. Phòng vẽ mà bà giới thiệu tên là “Ba màu cơ bản”, độ nổi tiếng của phòng vẽ này ở thành phố A không nhỏ, có khu ký túc xá riêng biệt trong nội thành thành phố A, cũng dạy “thiết kế, tạo hình” tốt hơn bà.
Hứa Thịnh nghe không tập trung, liên tục cúi đầu nhìn thời gian.
Thấy hai người nói đến 8:30 vẫn chưa có ý ngừng