Từ ngày ấy, sau khi Phiến Nhu chia sẻ "căn cứ bí mật" với các nàng, khi rảnh, Vân Trân thích bò lên nóc nhà, ngồi trên đó nhìn ngắm nơi xa.
Những lúc ấy, đầu óc nàng luôn có thể bay lên cao.
Trong đầu như cưỡi ngựa xem hoa, hiện lên rất nhiều hình ảnh khi trước.
Khoảnh khắc đó, nàng cảm thấy bản thân hình như đã già đi, đã bắt đầu như người già ngồi ngẫm lại quá khứ.
Có điều, nàng không có quá nhiều thời gian để thờ thẫn như vậy.
Cuộc sống ở Vĩnh Hạng vừa bận rộn vừa nặng nề.
Bởi vì mấy ngày nay trời luôn đổ tuyết, hồ nước trong sân cũng kết băng, không thể nhuộm vải, cho nên Trương quản sự và Lưu quản sự bắt các nàng làm việc trong nhà.
Công việc ở Vĩnh Hạng, ngoại trừ nhuộm vải thì chính là dệt vải cùng thêu thùa.
Thêu thùa đã có tú nương chuyên môn.
Chỉ có tú nương ưu tú nhất trong cung mới có tư cách làm xiêm y cho bệ hạ, nương nương cùng hoàng tử, công chúa.
Người ở Vĩnh Hạng tuy rằng cũng thêu thùa, nhưng chỉ là thêu đồ cho nhóm cung nữ nội thị.
Thêu thùa dựa vào tay nghề, không phải ai cũng làm được.
Ngoại trừ việc này, còn lại là dệt vải.
Công việc dệt vải không hề dễ hơn nhuộm vải, thêu thùa.
Quá trình dệt vải vô cùng phức tạp.
Sau khi xỏ chỉ, đến lúc chính thức dệt, cả ngày dường như đều phải ngồi trước máy dệt vải, tay bận rộn không ngừng.
Bả vai đau, eo đau, mắt cũng không chịu nổi.
Sợi ngang sợi dọc đan xen chằng chịt, nếu chỉ xảy ra chút sai lầm, cả tấm vải dệt rất có khả năng bị hỏng, vậy ngày đó tương đương với không làm được gì.
Cho nên đối với Vân Trân, công việc dệt vải mệt mỏi nhất.
...
Từ khi công việc chuyển vào trong nhà, những nữ hài tử trẻ tuổi các nàng được chia làm hai nhóm.
Nhóm thêu thùa tốt thì tới chỗ thêu thùa, nhóm thêu thùa không tốt thì đi học dệt vải.
Dệt vải chủ yếu dựa vào kiên nhẫn và cẩn thận.
Vân Trân được chia tới chỗ dệt vải.
Phiến Nhu cũng vậy.
Tử Thị và La