Cuộc nói chuyện về việc chuyển trường phải giằng co mất một tuần.
Như Khương Tiểu Trinh dự đoán, bố mẹ cô không đồng ý cho cô đi học ở trường công lập.
Dưới sự trợ giúp của Hà Ngọc, từ khoảnh khắc cô nói ra chuyện mình muốn chuyển trường, sự tự trách của cha mẹ đổ ập xuống đầu cô như che trời lấp đất.
Những gì cô thấy được, là mẹ lau nước mắt; bố không ngừng gọi điện thoại tới, ông khoe khoang nói rằng ông sẽ tự nghĩ cách về chuyện tiền nong.
Những gì cô không trực tiếp thấy được, đến từ sự bồi thường về mặt vật chất.
Họ mua thịt cá bằng tiền đi vay, chỉ để cho mình cô ăn; họ mua váy vóc mới kẹp tóc mới bằng tiền đi vay; họ dò hỏi cô thật cẩn thận, học sinh bây giờ thích quà gì.
Mắt Khương Tiểu Trinh tràn ngập sự âm u tăm tối.
Yêu cầu không thể truyền đạt được; vết thương trong lòng đã manh nha lành lặn rồi lại bị cắt vào, phát tác hết lần này đến lần khác.
Cuối tuần sau phải thi cuối kỳ rồi, không đến trường là không được —— tất cả mọi người đều biết, bao gồm cả Khương Tiểu Trinh.
Người nhà dùng hết mọi chiêu trò để đối xử tốt với cô, dỗ dành cô, thuyết phục cô.
Im lặng, là bức tường phản kích mà cô tự dựng lên. Khi nghe những lời năn nỉ ỉ ôi ấy, bức tường kia sẽ mỗi lúc một cao thêm.
Khương Tiểu Trinh không ăn đồ mẹ cô mua, không mặc váy công chúa trong tủ quần áo, không nghe điện thoại của bố cô. Đối mặt với người mẹ đang khóc nức nở của cô, cô nhắm mắt lại, che tai đi, khép mình lại.
Lúc một tuần gần kết thúc, Từ Mỹ Nhân lấy hai mẫu đơn trong cặp sách của Khương Tiểu Trinh ra.
Bà ngồi cạnh đứa con gái không nói một lời của mình, gọi điện thoại cho Khương Nguyên ở phương xa.
“Tiểu Trân chắc chắn là muốn đi học ở trường này, trong cặp sách của con bé có đơn xin chuyển lớp và đơn xin tranh cử cán sự hội học sinh. Nếu không phải đám siết nợ đến lấy tiền của nhà mình thì đến giờ con bé vẫn còn đang đi học tử tế.”
Khương Tiểu Trinh cắn ngón tay mình, cắn đến mức nát tươm lớp da bên ngoài.
“Đúng vậy,” Khương Nguyên phụ họa theo: “Chúng ta vay được tiền rồi, Tiểu Trân có thể tiếp tục đi học. Đừng nghe Hà Ngọc nói về mấy chuyện chuyển sang trường công lập gì gì đó nữa. Nếu trường công tốt như thế, thì sao nó không đi học đi?”
Cô có thể nếm được mùi máu tươi trong miệng, ngón tay vừa tê vừa buốt. Cô biết, có một số chuyện không thể nói ra, dù là với cả người thân gần gũi nhất của mình, bởi vì nói ra rồi, thì sẽ thành vết thương vĩnh viễn.
Nhưng mà, vất vả lắm rồi.
Khương Tiểu Trinh không thể nào nín nhịn được nữa.
Cổ họng khô khốc, đã lâu lắm rồi cô chưa mở miệng. Cô vừa lên tiếng, giọng khản đặc, tiếng lạc đi.
Cô hỏi cha mẹ: “Bố mẹ có biết thứ con muốn là gì không?”
Từ Mỹ Nhân nhìn về phía cô, đầu dây điện thoại bên kia cũng chìm trong yên lặng.
“Bố mẹ không biết,” Khương Tiểu Trinh nói: “Bởi vì biết bao lâu nay, bố mẹ chỉ cho con thứ mà bố mẹ cho là tốt. Bố mẹ có từng hỏi con, thứ con muốn là gì chưa.
“Con muốn học ở cái trường này, hay là bố mẹ muốn con học ở cái trường này?
“Con muốn mặc váy công chúa, hay là bố mẹ muốn con mặc váy công chúa?
“Con muốn ăn những thứ đồ ngon nhà mình không ăn nổi, hay là bố mẹ muốn con ăn?
“Con nói muốn chuyển trường, bố mẹ xuyên tạc thành con lo nhà mình không có tiền. Con nói đừng mua váy nữa, bố mẹ lại xuyên tạc thành con dứt bỏ những thứ con thích để tiết kiệm tiền cho nhà mình. Con nói không ăn mấy thứ kia, bố mẹ lại cảm thấy con cố ý bỏ đói bản thân, sợ phải tiêu tiền của bố mẹ.
“Thật ra con không cần những thứ học hành, trang điểm, ăn uống, phù phiếm như thế. Nhưng bố mẹ trăm cay ngàn đắng tạo ra những thứ ấy cho con, bố mẹ hy vọng con hưởng thụ chúng. Nếu con biểu hiện ra là con không cần chúng, thì con lại thấy thẹn với sự hi sinh của bố mẹ, thấy bản thân mình nghiệp chướng nặng nề.
“Bố, mẹ, đến tột cùng cho tới nay, người để ý chuyện nhà mình không có tiền, là con, hay là bố mẹ?”
Từ Mỹ Nhân lại bắt đầu rơi lệ.
Nhưng lần này, nước mắt của bà không lấp kín được miệng Khương Tiểu Trinh nữa. Cô đã làm lòng mình cứng lại, muốn nói hết những lời cần nói một lần cho xong.
Chuyện đã đến nước này, bát nước hắt đi thì không lấy lại được. Khương Tiểu Trinh hiểu rõ rằng, cha mẹ cô sẽ thấy khổ sở khi nghe thấy những lời này. Nhưng mà gia đình ba người của họ đã trốn tránh bao nhiêu năm, không thể trốn tránh mãi được. Họ, thậm chí cả cô, bao gồm luôn cô, đều phải đối mặt với tình cảnh khó coi này.
“Bố mẹ lải nhải đàm luận, trường tư cao cấp học phí nhiều này kia, muốn con quay về học tiếp. Làm sao mà con học được? Tất cả những gì mà con nghĩ được là, nhà mình bị chủ cửa hàng nội thất đuổi đi rồi, về sau biết sống ở đâu đây? Tiền còn nợ phải trả làm sao? Lần sau bị siết nợ thì lấy tiền đâu ra?”
Khương Nguyên thở dài một hơi: “Tiểu Trân à, những chuyện này không phải chuyện mà con phải gánh vác.”
“Bố,” Khương Tiểu Trinh ngắt lời ông: “Chỉ một câu ‘ không phải chuyện mà con phải gánh vác’, là có thể cứu con ra khỏi khó khăn của gia đình mình được sao?
“Bố mẹ chưa bao giờ nói cho con, nhà mình nợ bao nhiêu tiền, con số ấy lớn đến mức nào. Bởi vì bố mẹ cảm thấy con còn nhỏ, không nên nhọc lòng vì chuyện nhà mình, bố mẹ hy vọng con vẫn là công chúa nhỏ trước đây.”
Khương Tiểu Trinh quệt qua mặt mình, sờ thấy toàn là nước mắt ướt nhẹp.
Cô không muốn khóc, nhưng vẫn bất cẩn bật khóc.
“Con làm sao tránh được việc suy nghĩ đến những chuyện này, bố mẹ à. Chỗ nhà mình ở không có WC, con và mẹ phải đi đến WC công cộng cách đây mấy trăm mét; nhà mình không có phòng bếp, mẹ ăn không đủ no, con nghe thấy tiếng bụng mẹ sôi; nhà mình không có phòng tắm vòi sen, mỗi lần tắm rửa đều phải đun nước trước rồi hòa với nước máy, lúc đi tắm, không được làm bắn nước ra, kẻo làm ướt sàn nhà. Khi nhìn thấy bọn siết nợ tới, ấn bố mẹ lên mặt đất mà đánh, con không thể tránh né được việc cảm thấy hãi hùng; con không thể tránh né cảm