(1) Bàn luận về lí cao xa, trống không
"Tiểu đệ xin hỏi các vị huynh đài đang ngồi ở đây," Trần Tinh cười nói, "ai có thù với tộc Thiết Lặc? Nếu thực sự thù, đừng ngại rút kiếm qua đây, ta lập tức thay bạn mình đền mạng."
Bị hỏi thế nhưng không ai thốt ra được nửa câu, tộc Thuật Luật của Hạng Thuật chưa bao giờ tàn sát người Hán, nhiều lần nhập quan đều vì trợ giúp Phù Kiên bình định nội loạn giữa người Hồ.
Một văn nhân cười lạnh rằng: "Người Hồ đầu trâu mặt ngựa, rắn chuột đón chào, người Thiết Lặc hay Hung Nô đều như nhau, người Chi, người Tiên Ti gϊếŧ bách tính người Hán ta, tất thảy đều là kẻ thù không đội trời chung của Đại Tấn, có gì khác nhau? Người Thiết Lặc chẳng phải người Hồ hay sao? Đã là người Hồ, bọn ta báo thù có gì không đúng?"
Trần Tinh thầm nhủ, rõ ràng hồi nãy trên đường ta nghe các ngươi khen Hạng Thuật quân tử như ngọc đủ lời, giờ quay ngoắt sang đầu trâu mặt ngựa, người Hán quả nhiên dễ lật mặt, thế là cậu chân thành bảo: "Chiếu theo lời hiền huynh, người Hồ là người, người Hán cũng là người, giả như muốn báo thù, thì trực tiếp ra tay gϊếŧ người thôi, cần gì rườm rà thế?"
Dứt lời, có người ngồi lại không kiềm được bật cười, văn sĩ nọ tức khắc nổi giận, phản bác: "Xằng bậy! Sao có thể đánh đồng hai loại người này?"
"Đương nhiên không đánh đồng rồi." Trần Tinh nghĩ ngợi, đáp: "Như ta đã nói, người Hồ, người Hán thế nhưng đều không phải người, mọi người có phải nên ngồi xuống nói chuyện như trước không?"
Tạ Huyền không nhịn được, bèn hỏi: "Lời này nghĩa là sao?"
"Người, là khái niệm về hình tướng," Trần Tinh bình thản nói, "Hồ và Hán, là khái niệm về tên tộc. Ngựa trắng không phải là ngựa, người Hồ cũng không phải là người(2), đạo lí giống như nhau."
(2) "Ngựa trắng không phải ngựa" là mệnh đề triết học nổi tiếng nhất của Công Tôn Long. Theo đó, "ngựa" chỉ một loại động vật, thuộc về hình dáng, còn "trắng" là chỉ màu sắc, "ngựa trắng" chỉ một loài động vật có màu sắc, ba từ này tồn tại độc lập với nhau. Tương tự theo ý của Trần Tinh, "người" chỉ con người, "Hồ" và "Hán" là tên gọi, "người Hồ" hay "người Hán" là người có thêm tên tộc. Nên không thể xem người Hồ là người. Để hiểu thêm, mời mọi người tham khảo tại đây.
Hạng Thuật: "???"
Mọi người lập tức cười phá lên, Tạ An khẽ nheo mắt, biết Trần Tinh đang nhập gia tùy tục, chủ động yêu cầu mở hội thanh đàm. Lời của Trần Tinh có nghĩa rằng, hai tộc Hồ Hán chỉ là một cách gọi chung, không thể diễn giải cụ thể cho định nghĩa "người" được. Đây là bản lĩnh ăn không nói có, nghệ thuật hùng biện, được biến đổi từ "Ngựa trắng không phải là ngựa" của Công Tôn Long thời Chiến quốc. Giang Đông tôn sùng thanh đàm, thuộc lòng mệnh đề này đến không thể thuộc hơn, hành động này của Trần Tinh không khác nào đưa tới cửa mặc người ta treo lên đánh, vì vậy đám người vừa rồi đứng dậy lúc này đều ngồi xuống, định phản bác cho Trần Tinh á khẩu không trả lời được.
"Người Hồ, là một loại người," một văn sĩ khác bảo, "cũng như người Hán là một loại người, như Giang (江: sông lớn) lớn hơn Hà (河: sông), thanh đàm chứ không phải ngụy biện, tiểu huynh đệ, trò này bọn ta chơi chán rồi."
Nào ngờ Trần Tinh đổi đề tài, hỏi ngược lại: "Thế ta hỏi các vị, 'người' là gì? Suy cho cùng chúng ta vẫn phải làm rõ khái niệm về người, mới tranh luận xem người Thiết Lặc có phải người Hồ hay không, có thù với các vị đang ngồi ở đây hay không."
Dứt lời, mọi người đột nhiên im bặt, không khó để giải thích rõ 'người Hồ có phải là người hay không', nhưng cực ít người nghiêm túc nghĩ đến vấn đề người là gì.
Ban đầu Hạng Thuật những tưởng sự tình khó đường dàn xếp, đành đợi lúc có người báo quan, hắn sẽ dắt Trần Tinh xông ra ngoài, mặc dù số lượng người trong phòng rất đông, nhưng toàn là văn nhân, không thể chế địch trong một chiêu, mà còn phải nể mặt Tạ An không ra tay quá nặng, nên hắn cũng đành thôi. Ngờ đâu Trần Tinh lại quân tử động khẩu chứ không động thủ, bằng đôi câu đã chặn họng được đám người này, xem ra tình hình không quá nổi bết bát, thế nhưng Hạng Thuật nghe mà không hiểu vấn đáp kiểu này cho lắm.
Vương Hi Chi cười bảo: "Những vị đang ngồi đều là người, việc này cần phải hỏi sao?"
Trần Tinh nghĩ ngợi, đáp: "Trong mắt ta thì chưa hẳn, muốn biết mình là gì, trước tiên phải nói rõ định nghĩa, bằng không sao có thể dùng nó để định nghĩa bản thân?"
"Nói chí phải." Tạ Huyền cũng bị Trần Tinh lừa vào trong mương, người là loài thông minh tài trí nhất trần đời, đây là thuyết pháp đã có từ xưa tới nay, nhưng muốn định nghĩa một cách chính xác, sợ rằng dù có là bậc hiền triết đã khuất cũng không đủ sức.
Vậy nên cả phòng lại yên tĩnh thêm một lúc, lại có người thưa: "Xương cao bảy thước, có tay có chân, đội tóc ngậm răng, biết đứng biết đi, ấy là người."
Đây là một câu trong 《Liệt tử · Hoàng đế》, Trần Tinh lập tức bác bỏ không chút đắn đo: "Vậy tám thước thì sao? Ba thước thì thế nào? Người thấp bé không phải người à?"
"Sinh ra đủ hai tay hai chân, mọc một cái đầu ấy là người." Văn nhân trước đó ầm ĩ đòi 'báo quan' mở miệng.
"Nếu bẩm sinh đã thiếu một tay một chân thì sao?" Trần Tinh cười bảo, "Nếu có ai bảo tướng sĩ bị đứt tay đứt chân trên sa trường không phải người, ta sẽ là người đầu tiên không phục."
Tạ An nói: "Người có đủ ba hồn bảy phách, bất kể hình thể ra sao, đều là người."
Tạ An chỉ ra bản chất của 'người' trên khía cạnh huyền học, mọi người như được giác ngộ, lập tức tán thưởng không ngớt. Trần Tinh tiếp tục nói: "Nói vậy, kẻ không còn ba hồn bảy phách, sẽ chẳng còn là người nữa."
Hạng Thuật thầm nghĩ, chẳng phải phí lời sao?
Tạ An đáp: "Ấy là túi da."
"Có thể động thủ báo thù chưa." Có người lên tiếng.
"Chờ đã," Trần Tinh nói, "kẻ mất đi ba hồn bảy phách, nếu ta nhớ không lầm, đấy gọi là 'người chết', đúng không? Vậy người chết có phải là người không?"
Mọi người bắt đầu mắng Trần Tinh, Trần Tinh thoải mái nói: "'Chết' cũng là một cách gọi, mà người là khái niệm về hình, nếu người chết không phải người, vậy đương nhiên không thể xem người Hồ là người."
Mọi người: "............"
Hạng Thuật: "......"
"Sao người chết và người Hồ lại giống nhau được?" Đám người Hán tỏ ra bất mãn với lời ngụy biện của Trần Tinh.
"Có phải ngươi đang chửi xéo ta không?" Hạng Thuật cũng bất mãn với Trần Tinh lắm.
Trần Tinh vội hỏi: "Thế thì, chúng ta đổi cách nói nhé, chó mèo có ba hồn bảy phách không?"
Tạ An: "..."
Trần Tinh lấy làm nghi hoặc: "Nếu con chó con mèo có ba hồn bảy phách, vậy chúng có được xem là người không? Nếu không, ai chứng minh được ngoài con người ra, sinh linh nào đều không có ba hồn bảy phách?"
Câu này quả nhiên khiến Tạ An tự lấy đá đập chân mình, y định bảo vạn vật thế gian, ngoài con người thì không có loài nào đủ ba hồn bảy phách hết. Nhưng chứng cớ đâu? Muốn chứng minh sinh linh duy nhất trên thế gian có hồn phách là con người, thì phải chứng minh được ngoài người ra, những động vật khác đều không có đủ hồn phách.
Cách gọi hồn phách thuộc phạm trù vô căn cứ, cưỡng ép chứng minh không những không có sự hỗ trợ về mặt lý thuyết, mà Trần Tinh còn có thể đưa ra rất nhiều ví dụ phản bác —— chẳng hạn như cách gọi lục đạo luân hồi, âm dương, chuyển thế, kiếp này làm người, chết rồi có thể sẽ đầu thai thành động vật vào kiếp sau, nói vậy cũng có nghĩa động vật giống với người, đều có hồn phách.
Trần Tinh bổ sung thêm một câu: "Người bẩm sinh thiếu phách vẫn có, cũng đâu thể không xem họ là người? Tạm thời không bàn tới vấn đề này, ta nói về truyền thuyết hồ yêu đi, nó tu luyện thành người, không khác gì người, chẳng qua vẫn còn chút thú tính, nói vậy, yêu quái biến thành người có được xem là người không? Vì sao thế nhân không đối xử với yêu quái như một con người?"
Tạ An quả quyết rằng: "Lý luận này không được, vì chúng ta chưa gặp hồ yêu bao giờ, không thể nghiên cứu."
"Nếu đã vậy, mọi người đều chưa từng nhìn thấy ba hồn bảy phách," Trần Tinh vui vẻ tán thành, "vậy đừng nên đưa giả thuyết hồn phách vào cuộc thảo luận."
"Chí phải, chí phải." Mọi người đồng loạt lau mồ hôi.
Nhưng sau đó, cả đại sảnh tiếp tục im lặng, sau khi quay về chủ đề cũ, không ai có thể trả lời định nghĩa về 'người' cho Trần Tinh được.
"Người, chẳng qua chỉ là cách gọi do người ta định ra," Tạ An suy xét thật lâu, sau đó bảo, "gọi thế nào, được quyết định bởi chúng ta, vướng mắc một cái xưng hô chẳng có ý nghĩa gì."
Trần Tinh nói tiếp: "Nhưng xưa nay không ai nói chúng ta biết, cách gọi này bắt nguồn từ đâu, nên tiểu đệ lấy làm hiếu kỳ, muốn thảo luận cặn kẽ với các vị ca ca cho tường, cho dễ hiểu."
Kế hoãn binh của Tạ An không dùng được, y đành gãi lưng, nghĩ bụng, giờ phải làm gì đây?
Tạ Huyền thưa: "Vậy thì huynh đệ Thiên Trì, ngươi nghĩ thế nào?"
Trần Tinh ngạc nhiên: "Giờ đến lượt ta à?"
Trần Tinh giải quyết văn nhân như Hạng Thuật giải quyết võ nhân vậy, thậm chí còn nhanh gọn hơn Hạng Thuật, bởi vì Hạng Thuật đối mặt với nghìn quân vẫn phải đánh từng người một, còn Trần Tinh khẩu chiến với đám nho gia chỉ cần một lần đã giải quyết được một tốp, điển hình của kiểu công kích bầy đàn. Ban đầu Trần Tinh còn chuẩn bị hàng loạt lý luận như tiên nhân có phải người không, nếu 'tiên' không phải người, tại sao gọi là 'tiên nhân'? Giải quyết câu hỏi tiên nhân xong, thì vẫn còn 'tổ tiên', 'Thần', rồi đến các loài động vật nắm giữ thủ ngữ, trao đổi bằng tiếng kêu riêng như khỉ, tinh tinh, hay biết nói như vẹt.
Không ngờ sức chiến đấu của đám người này có hạn, mới đó mà đã chuẩn bị chịu thua rồi.
Tạ An ra dấu kêu Trần Tinh tự nói, Trần Tinh muốn chứng minh quan điểm của mình, nhất định phải đưa ra dẫn chứng đanh thép thuyết phục được họ.
"Ngu(3) thấy rằng," Trần Tinh uống cạn chút trà còn sót lại trước mặt Hạng Thuật, nghiêm túc đáp, "kẻ có được 'bản tâm', ấy là người."
(3) cách xưng tôi khiêm tốn.
Đám văn nhân xì một tiếng tỏ ý khinh bỉ, nhưng sau đó lại bỗng dưng im lặng, không ai có thể mở miệng phản bác Trần Tinh.
Bởi vì việc giải thích hai từ 'bản tâm' này khá phức tạp, Mạnh Tử đưa ra hành động "vì nghĩa quên mình" qua câu nói "Cá là món ta thích, tay gấu cũng là món ta thích", đó chính là bản tâm, nhưng theo lời Trần Tinh, phạm vi bao quát của từ này rộng hơn học thuyết Nho giáo hẳn một bậc.
"Phải giải thích bản tâm thế nào?" Có người lại hỏi, "Có phải kế tiếp sẽ bàn luận về nó không? Vòng đi vòng lại, xoay tới xoay lui, sao mà..."
"Cũng không hẳn." Trần Tinh nói, "Một tấm lòng phân rõ trắng đen, vững chắc — không bị vật ngoài chi phối, trong sạch — không bị tư dục che mờ, tự do không bị trói buộc, ngây ngô không bị thao túng..."
Nói đoạn, Trần Tinh vô thức nhìn sang Hạng Thuật, phát hiện Hạng Thuật cũng đang nhìn chăm chú vào mình, tầm mắt giao nhau, sau đó mất tự nhiên dời đi, Trần Tinh suýt chút nữa quên mất mình định nói gì tiếp.
"...Ừm, cho nên ấy, tạm thời không thể diễn giải tỏ tường mỗi loại, các vị đều đọc sách, ta sẽ không lắm lời. Muốn nói rõ 'bản tâm' là gì rất khó, nhưng ta nghĩ trong lòng mọi người đều hiểu từ này, biết 'bản tâm' là gì, cũng tức là xuất phát từ bản tâm."
"Thế thì ta xin hỏi một câu," Tạ Huyền nói, "người mất đi bản tâm, không thể xem là người ư?"
"Dĩ nhiên." Trần Tinh cười đáp, phát hiện Hạng Thuật vẫn đang nhìn cậu từ khóe mắt, đành giả vờ như không thấy, "Chúng ta trách kẻ khác 'không bằng cầm thú' hoặc 'mi không phải người', hẳn cũng không phải một câu vui đùa rồi thôi?"
Một đệ tử phía Vương gia nói: "Trẻ thơ chưa học vỡ lòng, không thể xem là người ư? Nếu nói thế, ta không phục."
Trần Tinh hỏi ngược lại: "Ai bảo trẻ con không có bản tâm? Vậy phải giải thích 'ngây ngô khờ khạo' thế nào? Bản tâm như ngọn đèn soi tỏ lòng mình, đương nhiên cũng phải có rồi."
"Thời thế loạn lạc," lại có người nói, "có người đổi con để có cái ăn(4), nhận giặc làm cha, ngươi nói bọn họ không phải người? Ta thấy chẳng qua chỉ là