Hắn nhẩm tính từ hôm trăng rằm mười sáu đến giờ, có lẽ được hơn chục ngày.
Bây giờ chắc là khoảng đầu tháng hai âm lịch, rơi vào tiết Xuân phân.
Nếu trồng lúa thì đã muộn thời vụ một chút rồi.
Nhưng không sao, trồng với diện tích nhỏ có thể quản lý được.
Cây ngô, lạc đậu thì trồng trên đất cao, chủ động được nước tưới sẽ không sao cả.
Còn khoai tây và cà chua có lẽ cần đến cuối năm.
Trong ba lô còn vài quả ớt, cây này hắn định mang lên núi trồng, không cần thiết phải trồng trong ruộng.
Ăn uống xong, hắn lại tiếp tục trò chuyện cùng các tá điền một lúc để hiểu thêm hoàn cảnh của họ.
Hắn dò hỏi tại sao ở đây không có phụ nữ và trẻ con.
Một tá điền trả lời:
- Thưa Tứ gia, lũ bọn tôi đi làm tá điền.
Ruộng đất không có, nên đa số không dám lấy vợ, có lấy cũng không nộp được tiền “nạp cheo”.
Ở đây chỉ có lũ thanh niên là còn hy vọng.
Chứ chúng tôi già rồi, nếu có cô gái nào lưu lạc đến đây, chịu ở cùng thì ở.
Nhưng cũng là do hai bên tình nguyện, không được công nhận.
Con cái sinh ra cũng sẽ làm tá điền.
Mấy người chúng tôi chỉ có lão Tuất, lão Sửu, lão Hà là có vợ.
Còn lại là ở chui thôi.
Hôm nay Tứ gia gọi đến, sao dám dắt theo cả bọn chúng ăn chực Tứ gia nữa.
Bách sững người lại, mắt hơi đỏ lên.
Cuộc sống của người dân thời đại này quá khổ cực.
Chiến tranh loạn lạc liên miên.
Từ cuối đời Lý đến nay, không kể Lý Chiêu Hoàng là một cô gái.
Hai vua cuối cùng là Lý Cao Tông và Lý Thần Tông thật là cực phẩm trong các loại đế vương.
Cao Tông mê mải rong chơi, say đắm thanh sắc, ham tiền của, thích xây dựng.
Khi hắn còn tại vị, vì để dân phu hoàn thành nhanh cung thất, bắt một đinh có khi phục vụ triều đình đến 6 tháng.
Thói ăn chơi đến mức đã thành giai thoại.
Bậc đế vương mà nghe thấy con dân kêu cứu cũng mặc nhiên bỏ ngoài tai, tiếp tục nghe hát thì quả xưa này chưa từng có.
Kế nghiệp nhà Lý là Thần Tông thì ngu dốt, yếu đuối, bệnh tật.
Quyền lực đã về tay bọn quyền thần Tô Trung Từ, Trần Tự Khanh.
Sau đó nhà Trần nhân lúc đó mà cướp ngôi.
Những năm đầu nhà Trần, chính sự lặp lại, đời sống nhân dân có vẻ tốt hơn nhưng quả thật tầng lớn dân chúng dưới đáy xã hội thì không có nhiều cải thiện.
Việc dân mất ruộng đi làm tá điền, nô lệ là phổ biến.
Việc ngày ăn một bữa cơm rau đối với Bách đã là không chịu được nhưng hắn cũng thấy mình đã quá may mắn.
Nhiều người ở đây còn không có gạo ăn.
Hết gạo chỉ đành lên núi kiếm thực vật, có gì ăn nấy.
Chuyện trong bữa cơm có thịt chỉ xảy ra ở cao môn đại hộ thời này.
Bách cảm thán hồi lâu, thầm nhìn những người nông dân kia.
Khuôn mặc khắc khổ, làn da đen nhẻm, trời vẫn còn lạnh mà trên người quần áo mỏng manh.
Tại sao lao động như vậy vẫn không đủ ăn? Hắn thầm hạ quyết tâm, đến được thời đại này lá cái duyên.
Hắn sẽ dùng hết năng lực, làm cho những người này chí ít là ăn no mặc ấm.
Nếu không làm được vậy thì quả có lỗi với lời hứa khi xưa theo học ngành nông nghiệp.
Hắn định thần rồi quay lại bảo họ:
- Lần sau ta mời, là mang tất cả vợ lớn vợ bé đến đây, cả con rơi con vãi của các người nữa.
Ai nhiều vợ nhất, đẻ lắm con nhất ta sẽ thưởng 3 bát rượu!
Các tá điền cười ồ, vui vẻ đáp ứng, cũng có thiện cảm với Tứ gia trẻ người vui tính này.
Cơm nước xong xuôi, tá điền dọn dẹp rồi về nhà.
Bách bảo lão Tuất đưa Đinh Đang về rồi chuẩn bị hạt giống.
Hắn bắt đầu trộn hỗn hợp để gieo hạt.
Bách tìm những chỗ đất tơi xốp, có kết cấu nhẹ lấy về.
Khi lão Tuất quay lại, hắn sai lão Tuất đi hun trấu.
Đại hoàng thấy đống lửa trấu hun lên, nó có vẻ