Bốn người lên ngựa, đi về phía Phủ Phụng Thiên, tới tiệm Diên Thái của Diên lão bản.
Tiệm này đúng là một tiệm ăn sinh ý tốt, giờ trưa rất đông khách.
Chu Đại Lực đi đến gọi to:
- Diên lão bản, cho ta một bàn riêng trên lầu.
- Chào Chu gia.
Hôm nay Chu gia đại giá quang lâm.
Ô! Đây chả phải là Minh Tự Hoàng Bách sao? Ngài lên trên, hôm nay lại mời ngài một ấm trà ngon.
- Lão phải gọi là Sơn Tây Hầu.
Diên lão bản đỏ mặt rối rít:
- Lão thất lễ quá, Hầu gia bỏ qua cho.
Mời các vị lên lầu.
Bốn người lên tầng 2, lại vào một phòng riêng có cửa sổ thoáng đãng nhìn ra hồ Lục Thuỷ.
Diên lão bản tiếp khách quý nên làm thay việc tiểu nhị luôn.
- Các vị dùng gì để ta chuẩn bị.
Bách phất tay:
- Ta thì ăn gì cũng được, nhưng lần trước có mọn nộm ngó sen của tiệm rất ngon.
Ta muốn ăn lại, các món khác nhờ các vị ở đây chọn giúp.
Chu Đại Lực hỏi:
- Hôm nay có cá ngon không?
- Hôm nay có cá chép hồ Dâm đàm mới bắt được.
- Vậy làm một món cá chép hấp đi.
- Không vấn đề gì.
Bách lại quay sang Tô Thanh Phong:
- Tô Đại Nhân muốn dùng gì?
- Tiệm Diên Thái có món thịt viên rất nổi tiếng, lần nào đến cũng gọi mòn này.
Đinh Nhu lại gọi thêm một món canh hầm nữa rồi Diên lão bản đi xuống lầu.
Một chốc lại mang theo trà cụ lên phòng.
Lấy ra một hũ gốm đưa cho Bách.
- Lần này có thương nhân từ Tống sang, vì thuyền hàng bị cướp nên trôi dạt vào nước ta.
Bọn cướp lấy hết vàng lụa, đồ gốm.
Chỉ bỏ lại mấy thùng trà vì không biết là thứ gì rồi thả cho đi.
Hắn đành xin phép vào Vân Đồn nhưng cũng không ai mua những thứ này.
Đành ngược dòng lên kinh thành để bán.
Ta mủi lòng mua một ít, mời Hầu gia uống xem thế nào?
- Hắn đã đi chưa?
- Vẫn ở đây, hắn giờ chỉ mong bán hết trà, lấy được tý vốn nào hay tý đó để về lại Tống.
Bách cầm cái hũ, nhìn vào trong thì thấy lá trà như mũi kim, biết là trà Mao Tiêm Tín Dương rồi.
Loại trà này đã được canh tác lâu đời nhưng đến những năm chín mươi chính quyền địa phương mới chú trọng mở rộng diện tích.
Thời này trà Mao Tiêm được trồng và sao sấy thủ công, có phong vị rất độc đáo.
Từ khi Lục Vũ viết cuốn Trà Kinh đã đưa uống trà lên thành nghệ thuật.
Triều Tống tiếp nối triều Đường, văn hoá trà đã lên một tầm cao mới.
Hắn chậm rãi nói:
- Tống Huy Tông viết “Đại Quan trà luận”, có nói: Khi sốt ruột, tức giận mà uống một chén trà thì hỏa khí liền tiêu tan, nếu uống lúc đang vò đầu bứt tai thì linh cảm liền đến.
Bởi vậy có thể thấy được trà có linh tính, mà cũng có thần tính”.
Tống Huy Tông này trị quốc thì rất tệ nhưng những món ăn chơi đều có nghề, chỉ vì hắn cổ suý thời đại thịnh hành uống trà mà trà ngon trong thiên hạ lớp lớp xuất hiện công nghệ sản xuất trà và thưởng thức trà vượt xa bất kỳ triều đại nào trong quá khứ.
Loại Mao Tiêm này cũng mới có gần đây.
Nước ta chưa biết đến là phải.
Tô Thức khen “Hoài Nam Trà Tín Dương đệ nhất” chính là chỉ loại trà này.
- Hầu gia quả là cao thủ trà đạo, nều ngài sang Tống triều đấu trà thì bọn người Tống kia sao nghênh ngang được.
- Không thể nói như vậy được, đấu trà là bọn yêu trà tụ họp tại một chỗ, xách theo ấm trà thi đấu, đấu xem nước trà của ai có mùi hương tinh thuần nhất, trà cụ của ai tinh xảo nhất, ai có kỹ thuật cao thâm nhất.
Ta dù có trăm cái miệng mà trà không có, cụ thì không, xấu hổ làm sao dám ra ngoài.
Mọi người thấy hắn nói thế thì cười vang.
Tô Thanh Phong thắc mắc:
- Theo hầu gia thì uống trà mao tiêm này phải như thế nào mới hợp cách.
- Trà này là một loại trà xanh, chính vì thế cách thưởng thức tương tự như bên ta thôi.
Lục Vũ tổng kết thành Cửu đạo trà, bao gồm: Phẩm: đánh giá phẩm chất trà bằng ngoại hình trà khô.
Ôn: dùng nước sôi rửa sạch sẽ ấm chén pha trà.
Đầu: bốc một lượng trà thích đáng vào trong ấm, không quá nhiều hay quá ít, căn cứ vào loại trà và sở thích của khách uống trà.
Trúng: pha nước sôi ít một, không đổ