Ngay sáng hôm sau, một lão hóa tử áo đen xin vào bái kiến môn chủ
Kim Hoàn Môn. Kiếm thủ gác cửa đưa lão vào khách sảnh. Lão cái vừa thấy
mặt Tống Thu đã sụp xuống thi lễ:
- Lão phu là Hắc Y cái Hà Tư Lựu, trưởng lão tám túi, kiêm phân đà chủ
phân đà Hán Dương. Xin bái tạ công ơn tái tạo của môn chủ.
Tống Thu vội đỡ lão lên:
- Hà trưởng lão sao lại đa lễ như vậy? Tại hạ giúp Cái Bang cũng như tự
giúp mình mà thôi. Xin mời an tọa.
Hắc Y Cái kính cẩn nói:
- Bang chủ đặc phái lão phu đến Hán Dương phối hợp cùng Kim Hoàn
Môn cách đây vài khắc, chim câu từ Thiểm Tấy bay về báo rằng Thiên Âm
Giáo đã rời cứ địa về núi Đồng Sơn, nằm ngay bìa sông Vị Tuấn, laị sát với Sơn
Tây, Hà Nam nên dễ xuất quân tấn công các phái. Bang chủ bổn bang đã đến
Tung Sơn bàn bạc với Thiếu Lân. Phổ Luân thiền sư đã chuẩn bị đối phó
nhưng khi người đến núi Võ Đang thì không được tiếp. Lão mũi trâu Thanh
Trần cho đệ tử nhắn lại rằng phái Võ Đang từ lâu đã bế quan, không can dự
đến việc võ lâm.
Tống Thu hỏi lại:
- Vì cớ gì mà phái Võ Đang bế môn cả chục năm nay?
Hắc Y cái nhấp hớp trà bùi ngùi đáp:
- Mười năm trước, đại đệ tử của Thanh Trần là Võ Đang nhất kiếm Trần
Sinh ham dâm hiếu sắc, bịt mặt đột nhập vào một nhà lương dân ở ngoại
thành Nam Dương dở trò cưỡng bức. Tình cờ có ba cao thủ La Hán đương
nghỉ trọ gần đây. Nghe tiếng kêu cứu, họ vây chặt và bắt được Trần Sinh. Vì
không biết mặt họ Trần nên ba vị đại sư đã giải đi giao cho nha môn. Họ Trần
bị chém đầu, thanh danh Võ Đang cũng bị ô uế. Thanh Trần đạo trưởng nổi
giận đóng cửa môn phái không cho đệ tử ạh sơn hành hiệp. Ý lão thầm trách
phái Thiếu Lâm đã hạ nhục Võ Đang, sao chẳng giết quách Trần Sinh đi mà
còn giải lên quan làm gì? Sự tình là như vậy đấy.
Tống Thu trầm ngâm suy nghĩ một lúc, thở dài bảo:
- Xét vị trí của Đống Sơn thì có lẽ Thiên Âm Giáo sẽ chọn Võ Đang làm
vật tế cờ. Khi đã chiếm được Ngọc Nữ Phong ngay sát nách Thiếu Thất thì
việc tiêu diệt Thiếu Lâm tự chẳng phải là chuyện khó. Chúng đã thu phục
được toàn bộ các bang hộ từ bờ sông Vị Thủy lên phía Bắc nay tất phải tiến sâu
vào nội địa. Tại hạ sẽ lên đường đến Tung Sơn hợp lực cùng Thiếu Lâm. Mong
Cái Bang giám sát chặt chẽ núi Võ Đang, nếu thấy đối phương có ý tấn công
thì phải báo về Thiếu Thất ngay.
Hắc Y Cái phụng ý cáo từ. Tống Thu vào hậu sảnh bàn bạc với Song Tà và
các Hộ Pháp. Địa Tà nghe kể, cau mày bảo:
- Mặc kệ bọn mũi trâu cứng đầu, cho họ nếm mùi cay đắng một lần. Thu
nhi mới về, chưa được nghỉ ngơi gì sao lại vội đi ngay? Có gì cũng phải để qua
rằm thắng năm, ăn đầy tháng hai tiểu hài kia xong mới được lo chuyện thiên
hạ.
Thiên Tà cũng nói vào:
- Chưa chắc Cầm Ma đã đánh Võ Đang ngay đâu. Thu nhi phải ở nàh an
ủi thể tử ít hôm. Lúc họ vượt biển ngươi đã không có mặt, giờ đi ngay sao phải
đạo?
Bách Thú Chi Vương vội lên tiếng:
- Thu nhi cứ yên tâm ở lại Hán Dương. Lão phu sẽ đưa đàn mãnh thú đến
Túng Sơn phối hợp cùng Thiếu Lâm tự. Lão phu cũng đang nóng lòng thử sức
với Ma Âm.
Tống Thu không dám cãi lời huyện đường nên đành chấp nhận:
- Vậy phiền Từ lão đi trước một bước.
Tứ hộ pháp Tạ Giang Thiên cũng nói:
- Bẩm Môn chủ! Lão phu xin được cùng Hải hộ pháp đưa trăm cao thủ
theo từ lão.
Tống Thu đồng ý, dặn dò thêm:
- Ma Âm cực kỳ lợi hại, không thẻ khinh thường được. Anh em phải
mang theo sáp bịt tai, khi nào thấy đàn mãnh thú đã khắc chế được tiếng đàn
mới xông vào. Chủ yếu là phải bảo toàn lực lượng.
Ngay sáng ngày hôm sau, đàn mãnh thú và toán nhân thủ Kim Hoàn
Môn lên đường. Trong Bát Long có bốn người đi theo. Đó là Sách Huyết Kiếm,
Truy mệnh kim Lang, Trại Dương Tiễn và Phấn Diện Lang Tâm.
Tống Thu ở lại Tổng đàn cho đến ngày mãn nguyệt hai hài tử. Chim câu
của Cái Bang liên tục bay về báo rằng Thiên Âm giáo không động tĩnh gì
khiến chàng cũng yên lòng. Sáng ngày mười sáu tháng năm, Tống Thu cùng
bốn người còn lại Bát long khởi hành đi Tung Sơn.
Năm ngày sau họ đến Tín Dương thì nhận được hung tin. Sáng mười bảy
Hộ pháp Thiên Âm Giáo cùng ba trăm giáo chúng, hành quân thần tốc, tấn
công Ngọc Nữ Phong. Lực lượng Thiếu Lâm và Kim Hoàn không kịp thời tiếp
viện. Tiếng gầm của bầy mãnh thú đã đàn áp được Ma âm nên phe đối phương
thiệt hại nặng nề phải rút lui. Nhưng chỉ hơn canh giờ sau, trong lúc quần
hùng còn quây quần trên núi Võ Đang, Cầm Ma Tổ Hồng Lâu đích thân kéo
viện binh đến. Tiếng đàn ma quái của lão đã tàn sát mấy trăm cao thủ bậc nhất
như Phổ Từ đại sư, Thanh Trần đạo trưởng, Bách Thú Chi Vương và hai hộ
pháp Kim Hoàn Môn là thoát được chạy về Thiếu Lâm tự. Hai hôm sau, Cầm
Ma lại tiến đánh núi Thiếu Thất, phá Thiếu Lâm liều chết chống cự, tổn hao
nhân mạng rất nhiều nhưng chưa đến nỗi thất thủ.
Tống Thu nghe tin hơn trăm thủ hạ chết thảm, lòng đau như cắt, sát khí
phủ mờ gương mặt đẹp. Yến Bình thì thút thít khóc thương cho Tứ long. Độc
Thủ Linh Hồ cười lạnh:
- Tổ Hồng Lâu ! Đường mỗ thề sẽ xẻo từng miếng thịt của ngươi.
Tống Thu quắc mắt:
- Tình thế cấp bách, ta phải đi trước phá vòng vây vào giết họ Tổ. Các
ngươi đến nơi, đánh vào phía sau lưng tuyệt đối không được đối diện với Ma
Âm.
Dặn dò xong chàng đạp người trên lưng Ô Vân Cái Tuyết, ra roi phi nước
đại. Nếu Vân nhi không phải tuấn ma hiếm có thì đã gục ngã dọc đường. Sau
hai ngày đêm kiêm trình, Tống Thu đã có mặt ở chân núi Thiếu Thất. Chàng
thả Vân nhi nơi bìa rừng đầy cỏ xanh rồi phi thân lên núi.
Thiên Âm Giáo đã đẩy lùi phòng tuyến của phái Thiếu Lâm lên tận đỉnh.
Tiếng đàn sát phạt hòa cùng tiếng chuông đồng rền rĩ, tiếng mãnh thú ghê rợn
và cả tiếng quát trầm hùng đều đặn của mấy trăm tăng lữ. Rải rác dọc đường
quan đạo là những xác chết của cả hai phe. Mùi máu tanh và mùi thối rữa
xông lên nồng nặc. Tống Thu ngạc nhiên nhận ra có nhiều giáo chúng Thiên
Âm mang hiện tượng chết vì chất độc, thân thể không thương tích, mặt xám
đen và thất khiếu rỉ máu.
Khi lên đến gần đấu trường mới nghe tiếng rên la, tiếng vũ khí chạm
nhau. Tống Thu lướt đến, âm trầm áp sát. Nhưng bọn giáo đồ Thiên Âm đã
phát hiện ra. Chúng chưa kịp la hét thì Tống Thu đã lao đến như ánh sao băng.
Thanh Huyết Hãn Thần Kiễm chặt gẫy những cây đàn thép và lấy mạng liền
một lúc ba tên. Lửa hận thù rừng rực trong lòng,biến chàng thành con mãnh
thú say máu. Tống Thu vừa chém giết vừa chém giết vừa xông thẳng lên, còn
cách trận địa tám trượng,chàng nhận ra một cỗ kiệu phủ sa vàng đặt giữa cổng
chính của chùa. Có lẽ đó là Cầm Ma Tổ Hồng Lâu.
Đối diện lão là Giác Lâm thần tăng, Bách Thú Chi Vương và hai trăm nhà
sư. Bầy mãnh thú dàn hàng ngang trước mặt họ. Ngửa cổ rống lên những tiếng
kinh khiếp theo hiệu lệnh của Từ lão. Nhưng xem ra chúng đã quá mệt mỏi và
máu cũng đã rỉ ướt tăng bào Giác Lâm cùng các cao tăng.
Chung quanh đấy là cuộc chiến khốc liệt của đệ tử hai phe, tạo thành
một hình cánh cung quanh chùa. Tống Thu ngạc nhiên nhận ra một nữ lang
áo trắng liên tục lướt nhanh suốt mặt trận. Thanh độc kiếm trong tay nàng hỗ
trợ các nhà sư rất hữu hiệu. Thỉnh thoản tay tả của nàng lại tung ra những mũi
độc châm hay làn phấn độc, người ấy chính là Cửu Hoa Yêu Cơ Tiết Dư Hà.
Lúc này Tống Thu chỉ còn cách cổ kiệu của Cầm Ma chừng ba trượng.
Hai phu nhân mặc áo hồng ngực thêu Ngân Cầm, vội xông đến chặn đường
chàng. Dường như họ là Hộ pháp Thiên Âm Giáo. Đàn trong tay bằng đồng
chứ không phải bằng sắt như bọn giáo chúng.
Hai mụ múa tay trổ những âm thanh chết chóc. Nhưng làn sương chân
khí quanh đầu đã bảo vệ được não bộ Tống Thu. Chàng cười nhạt xuất chiêu
Hấp Huyết Liên Như. Bảo kiếm phản chiếu ánh nắng gay gắt của mặt trời
chính Ngọ, hóa thành trái cầu sáng đến chói mắt. Tống Thu đã dồn đến tám
phần chân khí vào kiếm chiêu, chặt phăng cả đàn lẫn thủ cấp hai kẻ xấu số.
Chàng ôm kiếm nhảy bổ về phía cỗ kiệu. Bọn giáo chúng hoảng hốt thét lên:
- Giáo chủ coi chừng!
Tiếng đàn im bặt, từ trong kiệu một lão nhân hoàng bào nhảy ra đón đầu
Tống Thu. Vừa lúc Giác Lâm thần tăng và đám cao thủ Thiếu Lâm gục ngã.
Chỉ còn bẩy mãnh thú là đứng vững. Chúng phải gào thét từ sáng đến giờ nên
rất đói bụng. Nghe hiệu lệnh của Từ Kiên Hành, ba mươi con ác thú mừng rỡ
xông và đám giáo đồ Thiên Âm. Chúng được huấn luyện chu đáo nên rất
không ngoan, nhanh nhẹn, biết né tránh những đòn chết người và phối hợp
nhịp nhàng.
Bên kia Tống Thu dồn hết toàn lực đánh chiêu Vương Tam Tích Mệnh
quyết lấy mạng Cầm Ma. Tổ Hồng Lâu búng nhẹ lên dây đàn. Tống Thu
không nghe thấy gì nhưng cảm nhận được tiếng đàn đang tấn công vào các đại
huyệt trên người. Chàng vội dùng công phu Du Già đóng kín các huyệt đạo.
Thấy đối phương không hề chấn động, họ Tổ vội múa rít cây đàn cổ đen
bóng đỡ chiêu. Tống Thu đã phải dồn ba thành công lực lên đầu phong bế
thính giác nên chiêu kiếm không mãnh liệt như lúc bình thường. Hãn Huyết
Thần Kiếm chém vào cổ cầm phát ra những tiếgn vang rền nhưng không phá
hủy được nó. Hơn nữa công lực của Cầm Ma có hơn hoa giáp nên hơn hẳn
Tống Thu. Chiêu thức lão lại cực kỳ ảo diệu, biến hóa chặn đứng đường kiếm
của đối phương. Tốn Thu nghe hộ khẩu tê chồn, tự hiểu sức mình kém hơn,
liền thi thố phong khinh công Thất Ảnh Thần Bộ hóa thành năm bóng ảnh.
Họ Tổ bật cười ghê rợn:
- Tống Thu! Ngươi tưởng trò trẻ con ấy dọa được ta chăng?
Thân hình lão quay tít chìm trong bóng đàn chẳng còn thấy đâu cả. Tống
Thu kiên nhẫn chạy quanh cùng lão thi thố động lực. Thỉnh thoảng chàng xạ
những đạo chỉ phong nóng như lửa đỏ vào đối phương. Ngược lại Cầm Ma
cũng búng dây đàn phát ra những âm thanh đứt đoạn nhưng đáng sợ.
Tống Thu thấy Cầm ảnh vẫn dày đặc không hề giảm sút, chàng quyết
định mạo hiểm, bất ngờ thu hồi phần chân khí trên đầu xuống đan điền, dồn
cả và thân kiếm đánh chiêu Lôi Xuất Địa Phấn.
Lão ma chẳng ngờ đối thủ lại liều mạng như vậy nên không kịp phát Ma
Âm. Kiếm khí nổ ì ầm như sấm động, phá tan bức màn cầm ảnh, liếm vào
người Tổ Hồng Lâu. Lão đau đơn rú lên ôm ngực đào tẩu. Tống Thu cũng
trúng một đòn vào vai tả, máu phun thành vòi nên không thể đuổi theo.
Chàng vội lấy một viên đại hoàn đan bỏ vào miệng, chống kiếm đựng vận
công đè nén luồng chân khí đang nhộn nhạo.
Tiết Dư Hà đã chú tâm theo dõi trận đấu của chàng nên nhận ra việc
chàng thọ thương. Nàng phi thân đến đứng bên cảnh giới. Tống Thu mỉm
cười cảm tạ rồi ngồi xuốn nhắm mắt hành công.
Lúc này phần thắng đã nghiêng hẳn về phía quần tăng và bầy mãnh thú.
Đám giáo đồ Thiêm Âm thấy giáo chủ bôn đào cũng vội tìm đường thoát thân.
Phái Thiếu Lâm truy sát đến tận chân núi mới chịu trở lên.
Phổ Luân thiền sư thấy Tống Thu đang nhập định chữa thương vội ra
lệnh cho đệ tử giữ im lặng. Họ chỉ dám sụt sùi thu nhặt xác đồng môn. Trận
này phái Thiếu Lâm thương vong gần trăm người. Cộng với hơn trăm cao thủ
đã bỏ mạng ở núi Võ Đang và hai trăm của lần tập kích tháng trước đã xấp xỉ
bốn trăm người. Trong lịch sử Thiếu Lâm chưa bao giờ họ lại gặp tai kiếp nặng
nề đến thế.
Đúng canh giờ sau Tống Thu mới xả công, chàng dịu giọng hỏi Dư Hà:
- Vì sao Tiết cô nương lại có mặt tại nơi này?
Yêu Cơ cười đáp:
- Tiểu muội định đi Trường An thăm nhà, nào ngờ đến đây lại gặp những
người còn sống sót chạy từ Ngọc Nữ Phong trở về. Tiểu muội bèn ở lại giúp họ
một tay.
Hai hộ pháp Kim Hoàn Môn chạy đến sụp xuống. Trường Mi Phán Quan
nghẹn ngào nói:
- Bọn lão phu bất tài để anh em thảm tử, thật chẳng dám nhìn mặt môn
chủ.
Tống Thu cười thảm:
- Cầm Ma bản lãnh thông thần lại đột nhiên xuất hiện, chẳng ai có thể
ngờ được. Nhị vị hộ pháp hãy gượng sống mà báo thù cho huynh đệ Kim
Hoàn Môn.
Phổ Hòa đại sư bươc đến mời mọi người vào khách xá. Phổ Luân phương
trượng chấp tay bùi ngùi:
- Xem ra trong võ lâm hiện nay chỉ còn mình Bách lý thí chủ là địch lại
Cầm Ma. Bổn phái tự nguyện đem hết lực lượng phò tá thí chủ tiêu diệt Thiên
Âm Giáo.
Tống Thu buồn bã đáp:
- Tại hạ nhờ liều mạng mà bất ngờ đắc thủ. Lần sau chắc lão sẽ đề phòng
cẩn mật hơn nữa. Tổ Hồng Lâu là người đa mưu túc trí, giỏi thuật dùng binh.
Nếu lão tiếp tục lối hành quân thần tốc, án tập bất ngờ thì các phái khó mà
sống nổi. Phe Bạch đạo ở vào cảnh đèn nhà ai nấy sáng, không chịu hợp lực
với nhau, xem ra chẳng thể địch lại tà ma.
Tiết Dư Hà bỗng nói:
- Tiểu muội chỉ thắc mắc một điều là họ Tổ lấy đâu ra ngân khoản mà
nuôi dưỡng cả ngàn thủ hạ như vậy? Gia sư thường nói rằng thầy trò Ma Cầm
Tôn Giả nghèo kiết xác chỉ có vài mẫu ruộng xấu. Nếu tìm ra kẻ tài trợ, cắt đứt
nguồn cung cấp thì Thiên Âm Giáo chẳng thể sính cường được nữa.
Mọi người đều khen phải. Tạ Giang Thiên lên tiếng:
- ˜ vùng Tây Bắc chỉ có mình Lan Châu tài thần Tào Sĩ Hoàn là đủ năng
lực tài trợ một lực lượng đông đảo như vậy. Nhưng trước giờ lão chỉ chuyên
tâm vào việc kinh doanh, chẳng hề dính dấp đến chuyện võ lâm.
Tống Thu nhớ đến vết thương của La Võng Nan Vi Sở Lam Cổ, cười nhạt
bảo:
- Chưa chắc họ Tào đã là một thương nhân thuần mỹ. Nếu không sao lão
lại thu dụng quỷ chưởng Tề Cô Phàm làm tổng quản?
Phổ Luân thiền sư giật mình:
- Quỷ chưởng là một đại ma đầu sao lại nép mình làm nô bộc cho Tào Sĩ
Hoàn?
Tống Thu không thấy Thanh Trần đạo trưởng liền hỏi:
- Bẩm thiền sư! Sao không thấy Trần chưởng môn lộ diện?
Phổ Luân thở dài:
- Trần đạo trưởng bị trọng thương còn đang tĩnh dưỡng nơi hậu tự.
Tống Thu nghiêm giọng:
- Cầm Ma bị tại hạ đả thương ít nhất phải hơn tháng sau mới bình phục.
Nhưng tiếc rằng Kim Hoàn Môn và phái Thiếu Lâm tổn thất quá nặng nề
chẳng thể đem quân đến Đồng Sơn tấn công. Chỉ còn cách liên hệ với các phái
trong thiên hạ lập thành mặt trận giáng ma. Phần tại hạ sẽ đi Lan Châu điều
tra chân tướng Tào Sĩ Hoàng.
Phổ Trú đại sư chán nản nói:
- Đã mười mấy năm nay chính khí lu mờ, các bang hội chỉ lo giữ lấy
mình. Họ sẽ cho rằng đây là tử thù của Cầm Ma với bổn tự, chẳng ai bạt đao
liên thủ đâu.
Bỗng ngoài cửa có người lảo đảo bước vào. Đó là một đạo nhân tuổi lục
tuần, mặt mũi tái xanh, hốc hác tay chân quấn đầy băng trắng. Lão bi phẫn
nói:
- Bần đạo sẽ cùng Thiếu Lâm đi các nơi thuyết phục đồng đạo. Thảm
cảnh của phái Võ Đang sẽ là cái gương cảnh tỉnh họ.
Phổ Luân vội đỡ đạo nhân vào chỗ ngồi rồi giới thiệu:
- Bách Lý thí chủ! Đây chính là Trần chưởng môn.
Chàng lạnh lùng gật đầu. Cái chết của hơn trăm thuộc hạ khiến chàng
chẳng ưa gì lão đạo sĩ hồ đồ kia. Thanh Trần hiểu ý, hổ thẹn nói:
- Bần đạo suốt đời chẳng dám quên công ơn của Kim Hoàn Môn và phái
Thiếu Lâm.
Trường Mi Phán Quan cười lạnh:
- Nếu lão đừng quá ngu muội, tổ chức phòng thủ chu đáo thì đầu đến nỗi
chết cả đám như vậy? Vừa thắng được một trận đã tự đắc, không đôn đốc đệ tự
cảnh giới nghiêm mật. Cầm Ma vây chặt đỉnh núi mới biết thì còn chạy đường
nào?
Thanh Trần tủi hổ:
- Bần đạo biết tội mình, chẳng dám tham sống chỉ cần tiêu diệt được
Thiên Âm giáo, gây dựng lại Tông môn xong, bần đạo sẽ tự sát để tạ lỗi.
Tống Thu đứng lên, xin phép vào trong tắm gội. Đã mấy ngày đêm chàng
không hề thay áo.
*
* *
Chiều hôm ấy, bọn Lãnh Diện đến nơi. Tống Thu lập tức dẫn thủ hạ rời
núi Thiếu Thất. Họ vào khách điếm huyện thành Tuy Dương ăn uống nghỉ
ngơi. Sáng ra mọi người đang dùng điểm tâm thì Cửu Hoa Yêu Cơ Tiết Dư Hà
ghé vào. Tầng trệt của khách điếm là một tử quán kiêm phạm điếm. Hai vị hộ
pháp đã cùng nàng sát cánh chiến đấu mấy ngày liền nên có cảm tình. Tạ
Giang Thiên tươi cười:
- Mời Tiết cô nương cùng cùng bữa sáng cho vui.
Tống Thu cũng đưa tay tỏ ý mới mọc. Yêu Cơ ngồi xuống, không để ý
đến ánh mắt kỳ lạ của Yến Bình. Thất Long tất đối phương xinh đẹp chẳng
kém mình, võ công lại có phần cao hơn nên không khỏi sanh long ái ngại.
Nàng biết Tiết Dư Hà chẳng thể thờ ơ trước một nam nhân tài mạo phi phàm
như Tống Thu. Yến Bình cố tỏ vẻ thản nhiên, cười hỏi:
- Tiết cô nương chắc đang đinh trở lại núi Cửu Hoa?
- Phải ! Tiểu muội đúng là có ý đó.
Yến Bình mới hai mươi hai còn nhỏ hơn Dư Hà nhưng vì nàng mang mặt
nạ nên Yêu Cơ tưởng đã tam tuần. Yêu Cơ quay sang nói với Tống Thu:
- Sao hôm qua công tử không hợp lực cùng Bách Thú Chi Vương tiêu
diệt lão Cầm Ma?
Tống Thu lắc đầu:
- Phép Tùy Tâm Đạo Khí chỉ phong bế được thính giác chứ không bảo vệ
được các đại huyệt toàn thân. Trong vòng một trượng quanh người Cầm Ma
sức công phá của tiếng đàn rất mãnh liệt, xuyên qua cương khí hộ thân chui
vào các huyệt đạo. Tại hạ nhờ công phu Xúc Cốt Du Già đại pháp nên mới
không bị hại. Từ lão có muốn liên thủ cũng chẳng được.
Dư Hà tủm tỉm cười:
- Vậy chỉ cò mình công tử mới có thể giết được lão ma?
Tống Thu hỏi lại:
- Tiết cô nương đã thử độc với lão ta chưa ?
- Có ! Nhưng rất tiếc là lão không hề sợ độc.
Tạ Giang Thiên ứng tiếng:
- Trên đầu cây đàn có khảm một viên tỵ độc châu, lão không sợ độc là
phải.
Dư Hà tư lự:
- Gia sư mới bào chế được một loại kỳ độc tối thượng, ngay tỵ độc châu
cũng không kháng cự nổi. Để tiểu muội về xin người một ít. Trận sau thử đem
đối phó với Cầm Ma xem sao?
Tống Thu hoan hỉ nói:
- Nếu thế thì quả là đại phúc cho võ lâm.
Dư Hà nghiêm giọng:
- Chất tuyệt độc Tiêu Hồn Đoạt Phách tán kia là tâm huyết một đời của
gia sư, chưa chắc người đã chịu ban cho tiểu muội. Nếu công tử đích thân đến
khẩn cầu, trình bày đại cục võ lâm may ra gia sư đồng lòng.
Tống Thu trầm ngâm nói:
- Tại hạ biết sức mình không thể giết được Cầm Ma, cùng lắm là tự bảo
vệ mà thôi. Nếu lần sau lão bỏ thói vênh vang ra vẻ tôn sư, không ngồi kiệu mà
ôm đàn thi triển khinh công thì hậu quả khó lường. Tại hạ đi Lan Châu xong
sẽ đến núi Cửu Hoa bái kiến Độc Thánh.
Tiết Dư Hà cáo từ:
- Tiểu muội xin phép đi trước, mong công tử đến sơm cho.
Nàng đi rồi, Trường Mi Phán Quan hỏi Tống Thu:
- Chẳng lẽ môn chủ định đi Lan Châu thật sao? Đường dài gần vài nghìn
dặm, đi về mất gần hai tháng lỡ Cầm Ma bình phục, đem quân chinh phạt các
nơi thì nguy to.
Chàng nhìn gương mặt đen như lọ chảo có đôi lông mày dài bạc phếch
lạnh lùng đáp:
- Ta nói mình đi Lan Châu để Thiếu Lâm tự và Tiết cô nương không đòi
theo. Thực ra chúng ra sẽ đến Đồng Sơn thăm lão Tổ Hồng Lâu.
Độc Thủ Linh Hồ phấn khởi nói:
- Đúng vậy! Lão đang thọ thương chẳng thể sử dụng Ma Cầm.
Bạch Tú Hồng băn khoăn:
- Sao môn chủ không cho lực lượng Thiếu Lâm cùng đi? Chúng ta chỉ có
mấy người, đâu thể làm gì được?
Tống Thu cười mát:
- Tổ Hồng Lâu là Hồ ly thành tinh tất phải đề phòng cẩn mật. Ta kéo đại
quân đi sẽ bị trinh sát Thiên Âm giáo phát hiện, bố trí mai phục đón tiếp.
Nhưng bẩy người chúng ta hóa trang đến tập kích thì lão chẳng thể ngờ được.
Ma Ảnh Đồ Phu Tạ Giang Thiên buồn rầu nói:
- Môn chủ tuy nói là bảy người nhưng thực ra muốn một mình vào hổ
huyệt. Bọn thuộc hạ tất chỉ được ở vòng ngoài, chẳng cam tâm chút nào.
Lãnh Diện Thái Tuế cất giọng bi phẫn:
- Không được! Bọn tiểu đệ thà chết vì Ma Âm chứ không để một mình
đại ca lên đỉnh Đồng Sơn.
Tống Thu cười khảy:
- Ta nào phải kẻ hữu dũng vô mưu, các ngươi không nhớ trận tập kích
Võng Xuyên hay sao?
Tạ Giang Thiên thở phào :
- Nếu thế thì được. Chỉ cần vài trăm cân hỏa dược là đủ khiến Cầm Ma
kinh hồn lạc phách.
Tống Thu gật đầu:
- Đúng thế! Ta chẳng dám mong tiêu diệt được hết Thiên Âm giáo. Quý
hồ phá tan Tổng đàn và làm tổn thất lực lượng của chúng là mãn nguyện rồi.
Thanh Y Kiếm Khác Đàm Nhân Chu rụt rè nói:
- Năm năm trước, tiểu đệ có lần lên Đồng Sơn hái thuốc, còn nhớ được
địa hình.
Tống Thu hài lòng bảo:
- Tốt lắm, Đàm đường phó thử trình bày xem nào.
*
* *
Sáu ngày sau, bọn Tống Thu có mặt tại trấn tam giang ở bờ Nam sông Vị,
đối diện với Đồng Sơn. Họ cải trang thành những khách thương hồ nên qua
mặt được đám trinh sát Thiên Âm Giáo. Toán đữ Cái Bang bám chặt khu vực
này từ gần tháng nay báo lại tình hình phòng thủ núi Đồng Sơn. Tống Thu
quyết định đột nhập từ chân núi phía Đông.
Ngay đêm ấy, bảy người vượt qua sông, kéo theo bè tre chở hai trăm cân
hỏa dược chia thành sáu túi. Giữa canh hai họ đã có mặt ở bờ Bắc sông Vị, lẩn
nhanh về phía Đông. Khoác bọc hỏa dược trên vai, bọn Tống Thu âm thầm
tiến lên. Sườn núi đầy những loạn thạch nên che chở cho những vị khách lạ.
Tống Thu căng hết thính giác kỳ tuyệt của mình ra để khám phá những chốt
canh. Thủ đoạn của bọn chàng tàn nhẫn và dứt khoát nên chẳng tên giáo đồ
Thiên Âm nào kịp la hét.
Núi Đồng Sơn chỉ cao hơn trăm trượng nên cuối canh ba, bảy người đã
lên đến đỉnh. Từ đây nhìn xuống có thể thấy hết toàn cảnh tổng đàn Thiên
Âm Giáo dưới chân. Tống Thu lạnh lùng bảo:
- Chư vị nhanh tay lên, hương hồn của gần trăm huynh đệ đang chờ đợi.
Độc Thủ Linh Hồ mau mắn đưa sáu người kia đi xuống hai chục trượng,
chôn hỏa dược vào chân những tảng đá khổng lồ. Gã châm ngòi xong, ra hiệu
rút lui. Bảy người trở lên chót đỉnh, ẩn vào chỗ an toàn chờ đợi. Nửa khắc
nặng nề trôi qua, một tiếng nổ long trời lở đất làm chấn động cả vùng tam giác
Hoàng Hà, Vị Thủy. Hàng trăm vạn cân đất đá đổ xuống những kiến trúc ở
dưới. Khi đá thôi lăn, cá t bụi lắng xuống, bọn Tống Thu chạy ra nhìn những
ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt. Thấy Cầm Ma vẫn còn sống va số giáo chúng
thoát chết quá đông. Tống Thu bỏ ý định xông xuống. Chàng không lo cho
bản thân mình mà chỉ sợ sáu thủ hạ chẳng thoát khỏi vòng vây.
Bảy người hạ sơn, vượt sông trở về khách điếm, lấy ngựa đi ngay. Tống
Thu ước đoạn đã tiêu diệt được nửa số quân của Cầm Ma. Lăo lại phải lo xây
dựng lại Tổng đàn nên chẳng thể xuất quân đánh ai được cả. Chàng yên lòng
đưa thuộc hạ đi Lan Châu.
Ba hôm sau, bảy người đến Trường An thì nhận được báo cáo của Cái
Bang: Thiên Âm giáo thương vong hơn bốn trăm đệ tử. Tổng đàn cháy sập gần
hết. Cầm Ma đang tích cực xây dựng lại cơ ngơi và chiêu mộ thêm giáo chúng.
Lão không hề biết Cái Bang đã tái xuất và đang đóng vai trò quan trọng trong
cuộc chiến nên không đụng đến họ.
Kim Cừu phẫn hận nói:
- Trận vừa rồi chỉ như những nén hương làm ấm lòng những oan hồn
Kim Hoàn Môn. Khi nào giết được Tổ Hồng Lâu họ mới mỉm cười được.
Bọn Tống Thu giả làm khách thương hồ giàu có nên vào trọ trong Tây
Kinh đệ nhất khách điếm. Giá phòng rất cao nên ít có hảo hán nào dám ghé
vào nghỉ ngơi. Tuy nhiên tầng dưới cùng loại là một tửu quán tuyệt vời. Nơi
đây hầu như có đủ đặc sản các miền, lữ khách xa quê thường ghé vào thưởng
thức để hoài niệm cố hương. Đương nhiên trong số đó có rất nhiều khách võ
lâm trẻ tuổi. Họ mang gươm phiêu bạt giang hồ, dong ruổi khắp nơi, gặp
chuyện bất bình thì ra tay hiệp khách. Chính đám người này là yếu tố căn bản
của tòa nhà võ lâm. Tuy ai cũng hiếu danh nhưng chẳng thiếu nhiệt huyết và
nghĩa khí. Chỉ rất ít người trong đám hào kiệt thiếu niên ấy sống sót và thành
danh. Giang