Nhà họ Tần là gia đình có danh vọng cao.
Trong nhà có bảy tòa nhà lớn, trước cửa có hai cột cờ tiến sĩ.
Chỉ có những gia đình có tổ tiên được học hành và làm quan, mới có thể dựng cột công danh ở trước cửa nhà.
Lúc còn trẻ, Tần lão gia không bắt kịp kì khoa cử cuối cùng.
Nhưng mấy chục năm nay, việc làm ăn buôn bán của ông ta vô cùng thuận lợi.
Dù là buôn tơ lụa hay buôn lá trà, chỉ cần là việc buôn bán của nhà họ Tần thì đều thu được lợi nhuận cuồn cuộn, chưa bao giờ lỗ vốn.
Tần lão gia nuôi chín người vợ lẽ trong nhà, nhưng ông ta không có vợ cả.
Lúc sinh con, vợ cả của ông ta đã khó sinh mà qua đời.
Tần lão gia yêu vợ đậm sâu.
Ngay cả đồ đạc trong phòng cũng được duy trì dáng vẻ như lúc vợ còn sống, tuyệt đối không cho phép bất cứ ai động vào.
Ngay cả bức tranh mà vợ đang vẽ dở lúc còn sống, cũng được bày nguyên dạng trên bàn.
Mỗi dịp Thanh Minh hay Trung Nguyên, Tần lão gia đều đến phòng chính, ngồi ở bên trong một lúc lâu, chạm vào chiếc đàn mà vợ mình từng dùng, và nhìn ngắm bức tranh mà bà ấy chưa vẽ xong.
Thật giống như vợ ông ta vẫn còn sống vậy.
Người dân trong trấn Hưởng Thủy đều khen ngợi Tần lão gia là một kẻ si tình.
Ngay cả Thanh Dương tiên sư cũng là du Tần lão gia mời về lập đàn trong trấn Hưởng Thủy để cầu phúc cầu tài, phù hộ cho mảnh đất này được bình an.
Lúc này, Tần lão gia si tình đang ngồi nghe hí khúc trong phòng của mợ Chín.
Ông ta nằm ườn trên tháp xem mợ Chín múa thủy tụ.
Tay ông ta đang gõ theo nhịp đàn nhị, hai đầu ngón tay một xòe một cụp, a hoàn bèn dâng ống điếu bằng ngọc lên.
Người hầu trông giữ từ đường trong nhà họ Tần vội vàng chạy qua hành lang dài đến bên này, truyền lời cho a hoàn trong phòng mợ Chín.
Cô a hoàn vội vàng lao vào trong phòng, đúng lúc cắt ngang câu hát cuối cùng của mợ Chín.
Mợ Chín giận đến mức cho cô ta hai cái bạt tai, “Mày muốn chết đúng không?”
Lúc mắng chửi hay lúc nũng nịu, giọng nói của bà ta đều mang theo nhịp hí khúc, nhưng bà ta cũng không không hề nương tay.
A hoàn bị đánh đến mức hoa mắt ù tai, ngã nhào xuống đất.
“Lão gia, tượng thần trong từ đường bị nứt rồi ạ.”
Tần lão gia vừa nghe thấy vậy lập tức quăng ống điếu xuống, đẩy mợ Chín ra rồi chạy vội đến từ đường, không kịp mang cả giày.
Đến nơi, ông ta không thèm nhìn bài vị của tổ tông mà chạy đến bàn thờ ở vị trí sâu nhất.
Nhìn thấy bức “tượng thần” đặt trên bàn thờ, đã bị nứt thành hai nửa từ giữa.
Qua nhiều năm như vậy, không lúc nào ông ta ngừng cung phụng hương khói.
Năm nay ông ta còn đặc biệt củng cố pháp trận.
Thanh Dương tiên sư nói, chỉ cần không ngừng cung phụng, sẽ bảo vệ được Nhà họ Tần trăm năm giàu sang.
Tại sao lại bị nứt ra nhỉ?
Tần lão gia đang ở trong từ đường, người giúp việc lại hét lên ở bên ngoài: “Lão gia! Lão gia! Không ổn rồi! Huyệt phong thủy bốc cháy rồi!”
Tần lão gia không màng đến tượng thần nữa mà chạy vội ra ngoài sân, ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy khói đen bốc lên phía khe núi.
Người nhà họ Tần đều biết đó là nơi phong thủy bảo huyệt của nhà họ Tần.
Lưng chừng khe núi chính là nơi chôn cất tổ tông của nhà họ Tần, vì thế mà nhà họ Tần mới luôn được giàu sang làm gì cũng thuận lợi.
“Lên núi! Lên núi!” Tần lão gia tuổi đã ngoài năm mươi, tay chân chậm chạp.
Đợi ông ta bò được lên trên núi thì e là trời cũng đã tối mất rồi.
Mấy người hầu vội khiêng ông ta lên núi.
Lúc bọn họ chạy đến nơi thì ngôi mộ đã cháy hết từ lâu.
A Sinh cố ý tưới rượu mạnh, lại thêm cả mực chu sa.
Chẳng qua là không tìm được máu chó, nếu không cậu ta cũng đổ thêm một bát rồi, phải dùng vật chí dương để phá hủy nơi âm huyệt này.
Tần lão gia bàng hoàng đến nỗi đứng không vững.
Người hầu phải đứng hai bên để đỡ ông ta.
“Thứ đó đâu rồi? À không… hài cốt đâu?” Tần lão gia hỏi, rồi hét lên, “Tất cả đứng im! Đừng động vào!”
“Chúng mày mau lùi hết về sau, để tao tự đi xem.”
Không thể để cho chúng nhìn thấy!
Tần lão gia bỗng chốc có sức lực.
Ông ta đi từng bước đến trước ngôi mộ, mỗi một bước đi, chuyện cũ lại dần dần hiện lên trong đầu ông ta.
Ngày đó, Tần lão gia vẫn còn là Tần thiếu gia.
Lan Huyên là người vợ mà nhà họ Tần dùng Tam Thư Lục Lễ để cưới về.
(Tam Thư lục Lễ: những lễ nghi, phong tục trong cưới xin của người Hán thời xưa.
“Tam Thư” chỉ những văn thư được dùng trong “lục Lễ”, bao gồm Sính thư, Lễ thư và Nghênh thư.
“Lục Lễ” chỉ toàn bộ quá trình cưới xin từ khi cầu hôn đến khi hoàn thành hôn sự: lễ nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ và nghênh thân.)
Đến ngày động phòng, lật khăn trùm đầu lên, Tần thiếu gia mới được nhìn thấy vợ mình.
Vừa nhìn ông ta đã mỉm cười, không ngờ vợ mình lại là một tân nương xinh đẹp như vậy.
Lan Huyên vừa xinh đẹp lại thông minh, tinh thông mọi thứ cầm, kỳ, thi, họa.
Tuy Tần thiếu gia không thể đi thi, nhưng hai người cũng đã trải qua một khoảng thời gian phu thê ân ái đẹp như chuyện thần tiên.
Lan Huyên mang bầu.
Tần thiếu ra vẫn còn đắm chìm trong mộng đẹp.
Cho đến mười tháng sau, cô ấy sinh ra một quái thai.
Lúc chết, Lan Huyên không ngừng chảy máu.
Nửa người dưới của cô đã không còn cảm giác.
Nhưng cô vẫn còn một hơi thở.
Bà đỡ vừa nhìn thấy đứa bé đã lập tức ngất xỉu.
Cô nghĩ đứa bé này bị tàn tật, trên người bị khiếm khuyết bộ phận nào đó.
Nhà họ Tần sẽ không cần một đứa trẻ không trọn vẹn.
Cô vẫn thầm biết điều này.
Cô đưa tay ra, nắm chặt lấy tay của Tần thiếu gia, trong mắt là chút ánh sáng cuối cùng.
Cô nói: “Xin anh, hãy cho nó một miếng cơm ăn.
Xin đừng…”
Còn chưa dứt lời, tay cô đã buông xuống.
Bà đỡ được mời đến không dám bế đứa trẻ, chỉ có người vú nuôi mà Lan Huyên mang theo từ nhà mẹ đẻ là dám bế quái thai này.
Tần thiếu gia ngồi lì trong căn phòng đầy máu một ngày một đêm.
Người trong nhà không ai chấp nhận đứa trẻ này, chỉ nói với người ngoài rằng thiếu phu nhân đã ra đi và mang theo đứa trẻ.
Mà “quái vật” đó, thì sống trong ngôi tháp trong góc nhà lớn của nhà họ Tần.
Thế nhưng, trên đời này làm gì có bức tường nào không lọt gió.
Có người nói, vì phong thủy mộ tổ nhà họ Tần không tốt, cho nên mới sinh ra một quái vật như vậy.
Còn có người nói, chắc chắn là đại thiếu phu nhân đã trộm người, bởi cho dù là đi lang chạ với tên ăn mày gù lưng cũng không đời nào lại sinh ra một quái vật như vậy được.
Bốn năm trôi qua, quái vật vẫn ở trong tháp.
Tần thiếu gia trở thành người đứng đầu nhà họ Tần.
Trong nhà càng ngày càng suy bại, khiến ông ta dần dần tin tưởng, thật sự là do phong thủy mồ mả tổ tiên không tốt, cho nên mới sinh ra quái vật, lại còn đánh mất cơ nghiệp.
Chính vào lúc ấy, Thanh Dương tiên sư được mời tới.
Ông ta xem phần mộ tổ tiên của nhà họ Tần xong thì nói, phong thủy nơi này vốn dĩ đã vô cùng tốt, nhưng vẫn còn có thể trở nên tốt hơn.
“Có một báu vật như vậy, sao Tần lão gia lại không dùng chứ?”
Tần lão gia không hiểu báu vật là thứ gì, cho đến khi Thanh Dương tiên sư chỉ tay về phía ngôi tháp và nói: “Ma tinh giáng thế, nhất thể song hồn.
Có nó ở đây thì khó mà chấn hưng gia nghiệp.”
“Vậy tại sao ngài lại gọi nó là báu vật?”
“Vừa là ma tinh, vừa là cơ duyên, lại còn là cơ duyên trăm năm khó gặp.
Chỉ cần lập đàn làm phép, tụ huyết vi tài, thì Nhà họ Tần có thể gìn giữ được trăm năm giàu sang.”
Đó là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng mà Tần lão gia đặt chân vào ngôi tháp.
Cách cửa sổ, ông ta nghe thấy hai cái đầu trên cùng một cơ thể đang nói chuyện với nhau.
Ông ta sợ hãi đến tột độ, vội bỏ chạy xuống dưới lầu, cầu xin Thanh Dương tiên sư biến ma tinh kia thành báu vật.
Chiếc đinh, chính là do đích thân ông ta đóng vào.
Cũng chính tay ông ta đã đặt quái vật vào trong quan tài.
Tuyệt đối không thể để cho người khác biết trong quan tài đó không phải là tổ tông của nhà họ Tần mà là một con quái vật!
Tần lão gia đi chầm chậm đến trước ngôi mộ, nhìn quan tài đã hóa thành tro.
“Không có…” Ông ta lùi về sau mấy bước, ngã ngửa ra đất, vẻ mặt đầy hoảng sợ, miệng lẩm bẩm: “Đi đâu mất rồi?”
Quản gia thấy Tần lão gia bị ngã, lập tức bước tới đỡ ông ta dậy.
Thấy Tần lão gia mất hết hồn vía, ông ta hỏi một cách dè dặt: “Có cần hỏi đồ đệ của Thanh Dương tiên sư xem có cách nào cứu vớt không ạ? Chỉ cần hỏi là sẽ biết được ai làm thôi.”
Người quản gia vừa nói vừa cảm thấy kỳ quái.
Lão gia chưa bao giờ hoảng hốt như vậy.
Tuy phần mộ của tổ tiên là chuyện liên quan đến vận mệnh của cả gia tộc, nhưng vì sao lão gia không tức giận mà giống như đang hoảng sợ?
Như bắt được cọng rơm cứu mạng, Tần lão gia vội nói: “Đúng! Đúng! Mau đi tìm Thanh Dương tiên sư, mời tiên sư về đây!”
Tại sao vào ngay lúc Thanh Dương tiên sư tuần đàn không có ở đây, thì xảy ra chuyện chứ?!
Trời vừa tối, Chử Vân đã nôn nóng lăn lộn trong chiếc bình.
Bạch Chuẩn dùng cành trúc gõ lên chiếc bình, nói: “Đi ra đi.”
Chiếc bình lăn từ gầm giường ra ngoài.
Bạch Chuẩn dùng cành trúc đâm rách giấy niêm phong.
Màn sương màu đỏ đen ngưng tụ thành hình người ở trước giường.
Bạch Chuẩn nói với Chử Vân: “Trừ kẻ đầu sỏ ra, nếu cô làm tổn thương một người thì tội sẽ nặng thêm một bậc.”
Màn sương dày đặc vây quanh thân hình của Chử Vân.
Ngày nào chưa rửa sạch món nợ máu, lửa oán hận sẽ thiêu đối trái