Những ngày không có Lăng Vân Triệt là những ngày tĩnh lặng, so với những ngày tang tóc cũng không có gì khác.
Như Ý vẫn luôn hoài niệm về những ngày xưa, tự hỏi nếu không có Lăng Vân Triệt thì nàng sẽ vượt qua như thế nào.
Đó là khoảng thời gian rất lâu trước đây rồi, lâu đến mức tựa như một giấc mộng cổ xưa, làm cho người ta không rõ nó có tồn tại hay không.
Những năm tháng còn ở vương phủ, lúc đó nàng còn trẻ mang theo hình dáng thanh xuân một nữ tử, đôi mắt thật to, làn da trắng noãn làm rung động lòng người.
Nam tử bên người nàng có khuôn mặt chữ điền đẹp đẽ, ánh mắt như màn đêm, cùng tính cách bồng bột nhưng trong sáng, đúng là thiếu niên mang khí chất phong nhã.
Đương nhiên, đôi khi hắn cũng có sự buồn bực ví dụ như chuyện triều chính không vừa ý, ví dụ như Chư Anh tạ thế; những lúc hắn như thế như trời có mưa bão tối tăm, làm cho người ta sợ hãi hắn, đau lòng hắn, cùng hắn chịu bao cam khổ.
Nàng vẫn nghĩ như vậy, nam tử này, là tương lai của nàng, là người mà nàng chung thân, là người mà nàng sinh tử gắn bó.
Nhưng cuối cùng, lúc vui vẻ thì có hắn bên cạnh nhưng lúc đau khổ thì không thấy bóng dáng của hắn.
Những năm tháng gian khổ, chỉ có Lăng Vân Triệt ở bên cạnh nàng, im lặng mà chở che.
Đó là nửa đời của nàng, nửa đời nhân duyên, nàng luôn ở bên cạnh Hoàng đế, lại chưa từng chú ý phía sau, có một Lăng Vân Triệt vì nàng mà có thể liều lĩnh.
Tình ý của hắn, Như Ý cũng đã sớm biết nhưng không cách nào có thể đáp trả lại một chút.
Nàng chỉ đành khắc cốt ghi tâm hắn.
Cuộc sống cô tịch, nàng bắt đầu sợ hãi khi trời mưa.
Ngày thường Tử Cấm Thành cũng không âm u như vậy, thậm chí còn có vài phần lộng lẫy huy hoàng.
Nhưng khi mưa rơi xuống, Tử Cấm Thành như là thế giới bên kia.
Mênh mông mờ mịt như là cọ rửa vĩnh viễn bức tường đỏ như máu, mà khi mưa phùn đến, toàn bộ Tử Cấm Thành đều giống như một quỷ hồn, ở trong mưa cô đơn mà đứng.
Thật sự, khi còn tuổi trẻ vô tri vô giác, cái gì cũng không sợ.
Nay giờ dần dần suy yếu, thì lại sinh ra sợ hãi.
Nàng không có mẫu tộc quyền thế lừng lẫy, không có nữ nhi tri kỷ, con cũng chỉ có duy nhất một người, dĩ nhiên cũng đã đưa đến bên cạnh Hải Lan nuôi nấng.
Phu quân, sớm đã không còn.
Người như vậy, danh phận Hoàng hậu cũng bất quá chỉ là một cái hư danh, nàng trở nên cô độc.
Ngày hai mươi tám tháng Tư năm Càn Long 29, Hãn phi bệnh tật tạ thế mà đi.
Như Ý cùng Hải Lan canh giữ linh tiền, nhìn Bát công chúa mặc đồ tang trắng mà khóc kinh thiên động địa, cảm thấy thê thảm, nhìn nhau không nói gì.
Đêm hôm đó, ngoại trừ tiếng gió thì màn đêm đều yên tịch.
Nàng nhớ lúc Hãn phi mới vào cung, như hoa núi rực rỡ mà yêu cười hoạt bát; cuối cùng lại cách thế, thân thể khô gầy.
Bất quá mười năm, Tử Cấm Thành lại có thêm một bộ xương khô hồng nhan.
Nàng trước khi đi không nói một lời, chỉ là nhìn chằm chằm vào Bát công chúa thật lâu, không chịu nhắm hai mắt lại.
Vẫn là Như Ý hiểu được, nói: “Muội yên tâm, bổn cung cùng Du phi sẽ thay nhau chăm sóc Cảnh Họa”.
Hãn phi gật đầu khó khăn, cuối cùng hồn cũng tiêu tán.
Mà lúc đó, Hoàng đế lại nạp cung vài phi tần mới, là Phúc thường tại, Bách thường tại, Võ thường tại cùng Ninh thường tại, bốn người đều đang ở tuổi xuân sắc như đóa hoa bốn mùa khai nhụy.
Người cũ đi, người mới đến, chưa bao giờ quá tịch mịch.
Tháng Mười một năm Càn Long 27, luôn luôn sủng ái Yến Uyển, lại sinh ra Thập lục a ca.
So với hậu cung, khí tượng tiền triều còn u ám hơn.
Tháng Năm năm Càn Long 28, Cửu Châu thanh yến bị cháy, nhân lúc đêm khuya, trong điện chỉ có Hoàng đế và Hòa Thân chơi cờ làm bạn, Hoằng Trú đột nhiên gặp lửa, sợ tới mức tìm đường mà chạy.
May có Vĩnh Kỳ sớm phát giác, lập tức bẩm báo Hoàng đế mà đi tránh.
Tháng Giêng năm Càn Long 30, Hoàng đế quyết ý lại đi nam tuần lần nữa.
Ái nữ của Hoàng đế là Hòa Kính công chúa biết được việc này sớm nhất.
Lúc đó Hoàng đế cho họa một bức Hiếu Hiền hoàng hậu lúc sinh tiền mang theo niềm thương nhớ vô hạn.
Hoàng đế khẽ vuốt bức họa, ai thán không thôi: “
Thành thượng tà dương họa giác ai,
Thẩm viên phi phục cựu trì đài.
Thương tâm kiều hạ xuân ba lục,
Tằng thị kinh hồng chiếu ảnh lai.
(Lược nghĩa:
Bóng xế thành hôm ốc gợi sầu,
Đài ao vườn Thẩm dấu xưa đâu?
Dưới cầu sóng biếc trông đau ruột,
Đây bóng hồng soi thoảng lúc nào?)
Trước đó vài ngày trẫm có đọc được bài thơ của Lục Du ai điếu Đường Uyển, Trẫm cũng muốn tưởng niệm nàng.
Lang Hoa, trẫm muốn xin lỗi nàng những chuyện lúc trước, nay muốn cùng nàng nói chuyện một chút nhưng lại không được nữa rồi”.
Hòa Kính công chúa rúc vào người Hoàng đế, lộ ra vài phần thần thái của một đứa bé nhỏ tuổi, lả lướt nói: “Hoàng a mã tưởng niệm ngạch nương, ngạch nương đều biết đến”.
Hoàng đế vỗ về Hòa Kính nói: “Trẫm nghĩ qua năm mới sẽ đi nam tuần.
Nhưng mỗi lần nghĩ đến ngạch nương con mất ở Tế Nam, trẫm liền cảm thấy Tế Nam là một tòa thành thương tâm, không muốn vào đó nữa”.
Hòa Kính nhìn ai sắc Hoàng đế, cũng là không đành lòng, liền khuyên năn an ủi nói: “Trong hai năm qua ở trong cung động tĩnh huyên náo như vậy, trong kinh thành mặc dù còn giấu kín nhưng nhi thần cũng có biết một chút, chỉ là không tiện mở miệng.
Hoàng a mã hoài niệm ngạch nương như vậy, một phần là vì không được còn sánh vai với ngạch nương, mặt khác là cũng vì Hoàng ngạch nương xử sự có chút kỳ quặt.
Vì vậy, Hoàng a mã muốn đi nam tuần giải sầu cũng là điều tốt”.
Hoàng đế bước đi hai bước rồi ngồi xuống: “Hoàng hậu không để ý nhiều đến việc trong cung.
Lệnh quý phi coi như là có khả năng.
Dung tần tất nhiên cũng tốt… Nhưng cũng không thể so sánh được với ngạch nương con.
Trẫm nhìn xung quanh lục cung nhưng cũng hiểu được thật sự hư không là gì”.
Nói như vậy thật sự là thương tâm chi ngữ.
Giờ phút này nói ra những lời đó, ngay cả Hòa Kính cũng không khỏi đau buồn.
Nhiều loại hoa cẩm tú náo nhiệt vây quanh như vậy, cả hậu cung kiều diễm như hoa, miệng cười nịnh hót nhưng trong lòng Hoàng đế vẫn nhớ nhung nhất là người trước đây và tình cảm trước đây.
Hòa Kính bất giác ươn ướt đôi mắt: “Nhi thần biết, cho nên mấy năm nay cho dù Lệnh quý phi cùng nhau giải quyết lục cung, lại liên tục sinh dục, rốt cuộc Hoàng a mã cũng không ban cho nàng ta chức vị Hoàng quý phi”.
Hoàng đế thản nhiên nói: “Trước giờ ngôi vị Hoàng quý phi chỉ được ban cho người bệnh nặng.
Hoàng hậu vẫn còn, tùy tiện cho Ngụy thị phi vị Hoàng quý phi thì cũng sẽ tổn hại đến thể diện của nàng ấy.
Nhưng theo trẫm thấy, vài năm gần đây, con và Ngụy thị có bất hòa, không còn thân mật như trước nữa”.
“Đều là hậu phi của Hoàng a mã, nhi thần thân là công chúa, vốn không nên đi lại thân mật với nhau.
Lúc trước hay lui tới với nương nương, cũng bởi vì nàng ấy đối với Khánh Hữu có ân.
Nhưng cho dù như thế, cho dù Hoàng a mã có lời khen ngợi Lệnh nương nương, cho dù nhi thần thân cận với nàng ấy thì cũng phải làm sao hợp lễ nghi”
Hoàng đế khen ngợi: “Rốt cuộc cũng là nữ nhi Hiếu Hiền hoàng hậu, xử sự công chính, lại sáng suốt để ý”.
Hòa Kính khiêm tốn nói: “Mặc kệ Hoàng ngạch nương thế nào đi chăng nữa nhưng Hoàng a mã vẫn luôn bận tâm đến nàng ấy.
Nói đến xuất thân của Lệnh quý phi, rốt cuộc cũng không xứng làm chủ lục cung.
Đúng rồi Hoàng a mã, đi nam tuần lần này, Hoàng ngạch nương có cần phải đi không?”
Hoàng đế cũng chần chờ: “Hoàng hậu tự nhiên muốn đi, để nàng ấy ở lại kinh thành có vẻ không hợp với Đế hậu, mà cũng khiến cho người ngoài bàn tán.
Dù sao Hoàng hậu thuở thiếu thời cũng ở Giang Nam mà nàng ấy cũng thích vùng Hàng Châu”.
Cuối cùng lời này cũng nói ra, ngay cả Hòa Kính nghe thấy cũng thấy sự thương cảm của Hoàng đế.
Đế hậu thất sủng, ai ai trong cũng cũng biết, nhưng Hoàng đế rốt cuộc vẫn nhớ tình cảm niên thiếu cùng với Hoàng hậu.
Có lẽ người ta sắp già, những nhiệt huyết trong lòng cũng sắp sửa thành băng tuyết, mới càng hiểu rõ ra tình cảm tốt đẹp nhất là tình cảm thời niên thiếu.
Ngày đi tuần lần này, đúng là ngày ba năm ngày giỗ của Lăng Vân Triệt.
Vì không tiện nên sáng sớm Như Ý liền đi đến Bảo Hoa điện, lặng lẽ thắp một nén nhang.
Bảo Hoa điện chính là nơi tăng nhân cầu phúc nằm ở trong cung, tất cả các việc quét nhà, vẩy nước, tạp dịch đều do cung nhân làm.
Như Ý đến cũng không thông báo cho chúng pháp sư ở Bảo Hoa điện, chỉ cùng Dung Bội đi trước, lẳng lặng bái Phật, ký thác niềm thương nhớ.
Dung Bội chuẩn bị tất cả mọi thứ, uyển thanh nói: “Từ trước đến nay Hoàng hậu nương chưa từng đến Bảo Hoa điện này”.
Vẻ mặt Như Ý ôn tĩnh: “Lúc trước cứ nghĩ không có sợ hãi, nay mới biết sợ hãi.
Tinh thần con người mỏng manh, chỉ có thể dựa vào thần phật mà thôi”.
Lúc đó sắc trời gần sáng, nửa vầng trăng rằm cũng dần biết mất trong đám mây.
Chúng tăng nhân chưa nhận được chiếu chỉ nên cũng không dự bị nghênh đón.
Như vậy vô câu vô thúc, ngược lại gặp được thanh nhàn, Như Ý ngồi một mình dưới Phật đài.
Bảo Hoa điện mới nhìn đơn giản tự nhiên nhưng lại ẩn chứa uy hoàng cực hạn.
Trong điện phân ra hơn mười trản thanh ngọc hương đăng, dẫn đại cuốn bạch đàn cây mộc hương, hương khí ôn nhuận trầm tĩnh.
Nàng ngẩng đầu lên, lẳng lặng nhìn bức tượng.
Vì một mình đến lễ Phật, nàng mặc y phục màu xanh, dùng vàng bạc nhị sắc sợi tơ trên mái tóc.
Búi tóc đơn giản, chỉ dùng cánh hoa sen thanh ngọc điểm trên đầu.
Lúc đó ánh bình minh vừa lộ ra, chiếu rọi chói mắt, trong không khí mơ hồ có mùi mai vàng xa xa truyền đến.
Phía chân trời có mây xanh đậm, cùng sắc mây màu đỏ lửa sắc vén như tầng tầng sa mỏng.
Giống như nhiều năm về trước, là thời điểm bọn họ còn trẻ, Hoàng đế đứng ở dưới hoa thụ xanh mà mỉm cười.
Nàng nhớ như vậy, khe khẽ thở dài.
Bỗng nghe có tiếng động phía sau, nàng che giấu ảm đạm rất nhanh, trở lại khuôn mặt ung dung trong trẻo nhưng lạnh lùng như thường; nàng xoay người nhìn về phía sau, chỉ thấy một lão tăng nhân tay chầm chổi trúc, dọn dẹp dưới bậc Lan Tuyết.
Như Ý ngưng mắt một lát, nhẹ giọng nói: “Ngươi là ai?”
Tăng nhân kia hơi hơi ngẩng đầu, nhìn rõ phục sức của nàng, không kiêu ngạo cũng không nịnh bợ, hành lễ nói: “Hoàng hậu nương nương”.
Như Ý thấy râu tóc hắn bạc trắng, thần sắc an bình, cũng sinh vài phần thân cận.
Tăng nhân kia nghiêm mặt: “Sao hôm nay Hoàng hậu nương nương có hứng thú giá lâm Bảo Hoa điện vậy? Tăng nhân không kịp nghênh đón từ xa, thật sự thất lễ”.
Như Ý thản nhiên cười, dấu không được khóe mắt chứa đầy mệt mỏi: “Bổn cung không muốn quấy nhiễu mọi người, sáng sớm nghĩ đến việc sẽ cùng Hoàng thượng xuất hành nên liền đến khẩn cầu tâm an, cũng là đến cầu lên đường được bình an”.
Tăng nhân kia nói: “Hoàng thượng xuất hành là việc sau này, nhưng việc trước đã qua nhiều năm, Hoàng hậu nương nương vẫn không buông bỏ được vong nhân sao?”
Không biết sao liền nói hết dục vọng.
Nàng từ từ nói: “Ấu nữ chết non, ấu tử vẫn chưa ngửi được hơi ấm của cha mẹ mà đã ra đi cho nên ngày đêm vẫn còn treo ở trong lòng”.
Kỳ thật, nàng rất ít nhắc tới việc Cảnh Hủy và Vĩnh Cảnh với người khác.
Mặc cho thời gian róc rách trôi qua, chỉ là đem niềm thương nhớ cứ cất giữ mãi ở trong lòng.
Như Ý thấy tăng nhân kia diện mạo thương lão, bất giác tò mò: “Trước giờ chưa từng gặp qua sư phụ?”
Tăng nhân quét rác kia ngừng tay, mỉm cười: “Mỗi một lần Hoàng hậu nương nương đến đây ta đều nhớ rất rõ, Lần đầu tiên là năm tiên đế Ung Chính, Hoàng hậu nương nương theo cô mẫu đến đây.
Khi đó Hoàng hậu nương nương vẫn là cách cách khuê trung”.
Như Ý từ từ nói: “Đó là chuyện hơn mười năm về trước”.
Tăng nhân quét rác kia mỉm cười thản nhiên: “Ta tu tập được nửa đời người, nhớ rõ lần đầu vào Bảo Hoa điện phụng dưỡng chính là năm Khanh Hi thứ 55.
Nhiều năm qua, bất quá ta cũng chỉ là một trong mấy trăm tăng nhân tụng kinh ở Bảo Hoa điện mà thôi, Hoàng hậu nương nương tự nhiên chưa từng để ý cũng là điều dễ hiểu”.
Nàng nhẹ giọng cảm thán nói: “Ba triều đại* phồn hoa, sư phụ cũng đã đều trải qua”.
Nàng dừng lại, có vài phần do dự: “Từng đọc kinh Phật, có một câu đọc đến là kinh tâm động phách.
Câu nói: “Ái dục cho nhân, giống như chấp cự, ngược gió mà đi, tất có thiêu thủ chi hoạn” **.
Xin sư phụ chỉ giáo, như thế nào là ân ái của nhân thế?”
(*Ba triều đại