Từ lúc tôi bắt đầu có kí ức, mẹ luôn không vui vẻ, dưới hàng mày cong cong luôn không giấu được nỗi buồn, khi cười cứ như không cười, khiến tôi mỗi khi trông thấy luôn có cảm giác khó chịu. Cũng như hầu hết những đứa trẻ trưởng thành khác, đôi khi tôi cũng có một chút bướng bỉnh, một chút quyết đoán. Năm bảy tuổi, khi dì Trương hàng xóm kéo con bé tiểu Mika mặt mũi phụng phịu tìm tới cửa nhà, mẹ nhìn thấy tôi cũng với gương mặt phụng phịu nhưng lại mỉm cười đắc thắng thì mặt mày đanh lại, “ Xin lỗi đi” Mẹ cầm cây chổi răng tôi “ Mau xin lỗi” Tôi bướng bỉnh ngậm miệng, có một số chuyện tôi không muốn xin lỗi. “ Đáng đời” - Tôi tức giận nhìn chằm chằm vào tiểu Mika, rõ ràng chỉ là một đứa trẻ nhưng lại có thể nói ra những lời như thế; - “ Lâm Tứ Nguyệt, mày là đứa trẻ không ai cần, giống như mẹ của mày” - “ Lâm Tứ Nguyệt là đồ con hoang.” - Đúng vậy, từ nhỏ tôi đã nghe rất nhiều những lời như thế. Dì Trương giận dữ chỉ vào mẹ, nói : “ Lâm Tương Như, xem con gái bà dạy hay chưa này. Cũng đúng, những đứa trẻ không có bố dạy dỗ thì tốt thế nào được.” Từ rất nhỏ tôi đã có thể hiểu được lời nói cũng có khi chính là tên độc.
Lúc đó mẹ tôi mặt tái nhợt, mẹ thay cây chổi trên tay bằng cây roi mây cứ nhằm tôi mà quất; “ Không xin lỗi, không xin lỗi này.” Tha thứ cho tôi lúc đó cái gì cũng không biết, đau đớn cộng thêm uất ức khiến tôi gào to; - “ Đều tại mẹ, ai bảo mẹ khiến cho con trở thành đứa trẻ không có bố, sớm biết sẽ bị chê cười chi bằng không cần sinh ra con.” Mẹ chết lặng, khuôn mặt trắng bệch nhìn tôi, môi cắn chặt, từng giọt máu từ khóe môi lan ra. Tôi hoảng sợ, xông lên ôm chặt lấy mẹ; - “ Mẹ, con sai rồi. Sau này sẽ không dám nữa, dù thế nào cũng không đánh nhau nữa. Bọn họ có nói thế nào cũng mặc, con sẽ không quan tâm.” Mẹ vuốt tóc tôi, lẩm bẩm nói; - “ Tại sao, tại sao ông trời luôn không nhìn thấy được? Vẫn chưa đủ sao? Những gì tôi làm vẫn chưa đủ sao?” Toàn thân mẹ tôi run lên, “ Tứ Nguyệt, Tứ Nguyệt của mẹ, là mẹ không tốt. Xin lỗi con . . .” Lúc đó tôi đã dùng bàn tay nhỏ xíu của mình nhẹ nhàng vỗ lưng mẹ. Dường như tôi cảm thấy ngay khoảnh khắc ấy mình đã chạm vào sợi dây đàn mỏng manh của sự trưởng thành. Rất rất lâu sau này, tôi cuối cùng cũng đọc hiểu được tâm tình của mẹ khi đó. Cứ cố gắng, cố gắng, nhưng cho dù có cố gắng thế nào thì cũng không có được.
Thuở ban đầu, mẹ tôi cũng từng là một thiếu nữ hoạt bát thích mơ mộng. Trong những năm tháng tươi đẹp, đã có lúc mơ tưởng về những dãy núi xa xôi xanh thẳm, dưới ánh trăng bàn bạc trông về đại dương vô tận, mơ về những cánh đồng hoa nở rộ phía chân trời, rồi cũng mơ về chàng hoàng tử cưỡi ngựa trắng, về một người yêu dịu dàng trìu mến, và còn mơ về một ngày thu đầy nắng, tay dắt theo con trai con gái bước qua con phố dài ngập lá thu rơi. Nhưng, Lâm Tương Như đã gặp gỡ Lợi Vĩnh Hoa, trong những năm tháng tuổi trẻ, bên mái hiên dột nước, khắp người ông đầy tuyết, băng qua màn mưa tầng tầng lớp lớp, cứ thế hân hoan mà đến. Cho nên, trong cái thế giới rộng lớn này, hai người họ vừa gặp đã yêu nhau.
Cho dù là ở thời đại đó thì cũng đều đang thịnh hành cái quan niệm gọi là môn đăng hộ đối, một Lâm Tương Như mồ côi cha mẹ, sống nương nhờ vào người khác, làm sao có thể xứng đôi với một Lợi Vĩnh Hoa sinh ra trong gia đình giàu có, nhận được sự giáo dục ưu tú. Mối lương duyên này vốn đã được định sẵn sẽ giống như ánh trăng trong nước (1)
(1) Nói về những thứ hư ảo hoặc những điều hoang tưởng không có thật.
Nhưng khi đó đối với họ mà nói thì yêu đương còn lớn hơn trời, lúc đó họ đã làm một chuyện vừa lãng mạn vừa ngốc nghếch, chính là bỏ trốn.
Sở dĩ Lâm Tương Như có thể tha thứ cho sự bỏ rơi của Lợi Vĩnh Hoa là do lúc đó chính bà đã nắm lấy tay ông cùng đi, không phải do ông dắt tay bà bỏ trốn. Sau này, khi hồi tưởng lại những chuyện đã qua mẹ chỉ cười, rồi rơi nước mắt.
Họ đã đến Hàng Châu, tìm đến người chị họ từ nhỏ đã rất tốt với mẹ; Cao Tiểu Nhiên. Mẹ không dám rời Thượng Hải quá xa, bà lo sợ người yêu trong lòng buồn bã. Mẹ của khi đó dũng cảm một cách hồ đồ.
Dì, cũng chính là Cao Tiểu Nhiên, là một người đa tình lãng mạn, rất thích những kiểu như tài tử giai nhân, dì cảm thấy họ lúc đó cứ như Trương Sinh và Thôi Oanh Oanh trong Tây Tương Ký (2). Dưới sự giúp đỡ của dì, họ đã có được cái gọi là nhà của chính mình.
(2) Tây Tương Ký có tên đầy đủ là , một vở kịch nổi tiếng, tác phẩm tiêu biểu của tác giả Vương Thực Phủ đời Nguyên, được viết vào năm Nguyên Trinh, niên hiệu Đại Đức (1295~1307).
Một năm sau, tôi đến với thế giới này, điều đầu tiên nhìn thấy khi đến với thế giới này là gì? Tôi không biết. Điều đầu tiên nghe thấy khi đến với thế giới này là