Chú lăng nghiêm là một bài chú uy lực bậc nhất của nhà phật, nó được mệnh danh là cốt tủy của phật giáo, là vương miện của đức Phật.
Loại chú này có rất nhiều diệu dụng, khi một người thường xuyên trì tụng sẽ tiêu trừ nghiệp chướng, giúp thân tâm an lạc và loại bỏ các năng lượng tiêu cực trong thân.
Nếu chăm chỉ trì tụng liên tục nhiều biến, thì người trì chú còn có thể tích công đức, gia tăng trí tuệ và bảo trụ thân nghiệp, tránh được mọi loại ma quỷ, bùa chú đến ám thân.
Thiền định là phương pháp thực hành tinh thần hướng đến việc tập trung tâm trí nhanh chóng để phát triển thể chất và tinh thần.
Trong quá trình thiền, người dụng thiền có thể tự quán thân, quán tâm, nhận biết được những điều mình làm, những điều mình nghĩ.
Tránh bị mất tập trung gây ra những hổi tưởng, ảo tưởng không thật dẫn tới bị trầm mê trong cái ảo đó.
Ví dụ một người đàn ông được coi là hiền lành, nhưng vì căm hận một ai đó mà dẫn tới việc tưởng tượng đánh giết người ta, lúc đầu sẽ không để ý, nhưng về sau nó càng tích tụ, chỉ cần một va chạm nhỏ, những thứ điên cuồng này sẽ theo tâm thái người đó mà bộc phát ra.
Phải đến khi mọi việc về như bình thường, người đàn ông này lấy lại được tâm trí tỉnh táo thì mới hối hận.
Đó là lý do vì sao chúng ta cần phải học cách hành thiền, như vậy sẽ luôn làm chủ bản thân trong mọi tình huống, không dẫn tới việc quá khích như vậy sảy ra.
Biết vấn đề này rất là quan trọng nên Bạo Vương mới cho Đỗ Phong học hai loại diệu pháp này.
Với khả năng cắn nuốt của hỗn độn trùng, chắc chắn nó sẽ mang lại cho chủ nhân một lượng lớn nghiệp báo.
Bởi bình thường, việc giết người hay có một suy nghĩ tà ác cũng đã xuất hiện nghiệp báo trên thân, chỉ là phát tác sớm hay muộn mà thôi.
Ác nghiệp quấn thân càng nhiều, sau này quả trả lại sẽ càng khắc nghiệt, chính vì thế Bạo Vương ép buộc Đỗ Phong phải chăm chỉ với môn trì tụng này, kẻo sau này hối cũng không kịp.
Còn thiền định, ngoài việc giúp định thân, tâm ra nó còn có nhiều khả năng khác.
Thiền không giống với môn trì tụng, trong thiền định nó có chia ra từng cảnh giới rõ ràng, đó là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.
Sơ thiền là trạng thái tâm trở nên thanh tịnh, các lậu bất định, thân trí được khai sáng một nửa, thân thể cũng theo đó nhẹ nhàng như mây khói.
Đệ nhị thiền là trạng thái định tâm sinh ra hỷ lạc, từ đó loại bỏ các dục lạc, đau khổ nơi thế gian.
Còn đệ tam thiền là trạng thái thoát ly khỏi hỷ lạc của nhị thiền, loại bỏ hoàn toàn tham hỷ trong tâm, sinh ra