Trans: Nhật Nguyệt Phong Hoa
➻➻➻
"Thế nên, tại sao hoàng hậu phải là Tạ Trường Yến? Ta không biết, cũng không muốn truy cứu.
Điều ta muốn làm chẳng qua là không đặt bản thân ở ngoài cuộc.
Nếu bệ hạ buồn, ta phải biết ngài buồn lo điều gì, nếu bệ hạ vui, ta sẽ vui cùng ngài ấy.
Bệ hạ muốn một hoàng hậu như thế nào ta sẽ trở thành hoàng hậu như thế ấy.
Bệ hạ sắp xếp ngài dạy học cho ta, chắc hẳn cũng bởi ý này, có đúng không?"
Phong Tiểu Nhã không đáp, chỉ khẽ cụp mắt.
Nhìn từ góc độ của Tạ Trường Yến chỉ thấy được hàng mi đang run rẩy của y.
Tạ Trường Yến chờ đợi hồi lâu, đến khi hoà thượng trên thư án bước ra gõ chuông Phong Tiểu Nhã mới thở dài một tiếng, ngước mắt lên.
"Thôi vậy, dẫu sao thì..." Vế sau y còn nói hai chữ nhưng Tạ Trường Yến không nghe rõ.
Phong Tiểu Nhã bỏ sách xuống, bước đến bức hoành trước tường bắc, bên trên khắc hai chữ Tri Chỉ, lạc khoản đề Nhạc Thiên.
Tối qua Tạ Trường Yến cũng để ý thấy đây là bút tích của Phong thừa tướng.
Phong Tiểu Nhã nhìn hai chữ "Tri Chỉ", quay lưng lại với nàng, do dự nói: "Ngươi là hoàng hậu tương lai, ta làm thầy của ngươi thì không thoả đáng lắm.
Thế này đi, ta thay sư phụ ta nhận ngươi làm đồ đệ, sau này ngươi cứ gọi ta là sư huynh."
"Lệnh sư là?"
"Phong Nhạc Thiên."
Hoá ra y do phụ thân đích thân dạy dỗ à.
Kỳ lạ, tại sao bệ hạ không phái Phong thừa tướng dạy học cho nàng? Chắc là vì Phong thừa tướng có quá nhiều sự vụ phải giải quyết thế nên chỉ có thể để đứa con trai này đến thay.
Nhưng mà...!nói thật lòng thì Phong Tiểu Nhã này khác hoàn toàn với những gì nàng nghĩ.
Lúc trước, khi nghe lời đồn thổi về y nàng cho rằng y là một người nội liễm, háo sắc.
Nhưng gặp được người thật rồi, nàng thấy y cử chỉ đoan chính, còn có chút gì đó uy nghi vui buồn không biểu lộ, không nhìn ra là người mắc bệnh còn háo sắc.
Tạ Trường Yến làm theo Phong Tiểu Nhã dập đầu bái sư trước bức hoành, như vậy xem như danh nghĩa sư huynh muội đã định.
Hai người ngồi về chỗ, Phong Tiểu Nhã nhìn sang chiếc xe ngựa thanh đồng.
Chiếc xe chỉ ghép được một nửa, tuy trông không khác gì hôm qua nhưng trong mắt Phong Tiểu Nhã xoẹt qua ý khen ngợi.
"Xem ra muội thật sự dụng tâm nghiên cứu rồi."
"Muội hỏi người đánh xe, người trông ngựa, lật xem cả sách cổ, nhưng mà vẫn không được..." Tạ Trường Yến rầu rĩ nói, "Rốt cuộc là sai ở điểm nào, mong sư huynh chỉ giáo."
Phong Tiểu Nhã gật đầu nói: "Muội chia xe thành đáy, thân, đỉnh, bánh xe, phụ kiện, ngay từ đầu đã sai rồi."
"Vậy phải chia thế nào?"
"Người đời chế tạo xe với mục đích gì?"
"Thay cho đi bộ."
"Vì vậy, chia theo công dụng." Phong Tiểu Nhã vừa phân loại vừa giảng giải, "Ta từng nói đây là xe chiến, muội phải nghĩ xem nó có gì khác với xe ngựa thông thường.
Dụng ý của người làm là đòn ngang trước xe."
Tạ Trường Yến tỉnh ngộ: "Ồ, nên là tay vịn cùa nó không ở phía sau mà ở trước!"
Phong Tiểu Nhã gật đầu: "Binh sĩ một tay cầm thương, một tay nắm đòn vịn."
Tạ Trường Yến hiểu một thông mười: "Vậy thì trên bánh xe còn có cả vũ khí nữa!"
"Không sai.
Bánh xe có ba tắc lưỡi dao dùng để tấn công."
"Bánh xe lăn đến đâu chân ngựa gãy đến đó!" Tạ Trường Yến tưởng tượng khung cảnh đó, cảm thấy mở mang tầm mắt.
"Có muội không sợ đấy." Phong Tiểu Nhã vui lòng thì sự lãnh đạm trước đó đều bay biến, y giải thích cặn kẽ với nàng.
Dưới sự chỉ dẫn của y, Tạ Trường Yến ghép lại xe ngựa, lần này, không còn dư ra những mảnh phụ kiện linh tinh nữa.
Tạ Trường Yến hơi run rẩy nâng niu chiếc xe ngựa trên tay, cảm thấy một vật trang trí nhỏ bé thế này cũng có thể làm sáng rực cả căn phòng.
Từ năm ba tuổi bắt đầu học vỡ lòng, chưa có tiết học nào khiến nàng cảm thấy thỏa mãn như bây giờ.
Thầy giáo dạy học ngày ấy quá chú trọng sách vở, xem mọi học trò đều như nhau, có nhiều thứ thật giả lẫn lộn cứ thế cho qua.
Mặc dù Tạ Tri Vi tinh tế nhưng cách dạy không hợp nên theo y nửa năm cũng chẳng có tiến triển gì.
Còn Tạ Hoài Dung, tuy rằng ông ấy có cách dạy linh hoạt hơn nhưng những thứ ông ấy dạy nàng không có hứng thú học, quá trình học cũng đầy đau khổ.
Nhưng Phong Tiểu Nhã thì khác.
Nếu như ban đầu Tạ Trường Yến vẫn chưa lĩnh ngộ được dụng ý của y, cảm thấy y lúc thì bảo nàng ghép xe ngựa lúc