Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 58: Thủy chiến (3)
- Ha ha ha, Lý Vĩnh Khuê, Ebisu, hai người đánh một trận ra trò rồi!- Lữ Liêm ra tận bến cảng chào đón đám người Lý Vĩnh Khuê, Ebisu để mừng chiến công vừa rồi.
Theo báo cáo và từ những gì tận mắt nhìn, quân Chiêm mất 10 thuyền chiến là ít.
- Xin cảm tạ tổng trấn.
Các anh em, Tổng trấn ban thưởng hậu hĩnh cho người tử trận, thương binh!- Lý Vĩnh Khuê thấy Lữ Liêm cười khoái chí, đầu tiên cũng cười, nhưng trong khoảng khắc, Lý Vĩnh Khuê lại tới gần Lữ Liêm, rồi đột ngột hô to như thế, sau đó nhỏ vào tai Lữ Liêm mấy câu.
Lý Vĩnh Khuê đã tính qua, quân địch mất 10 thuyền, quân Hoài Nhân cũng mất 7 thuyền, vô số người bị chết, bị thương, phải đi lấy xác, mai táng, chữa trị.
Nếu lúc này Lữ Liêm định tổ chức tiệc mừng thì không hợp.
Lúc này còn phải đi thăm hỏi binh sĩ, động viên người nhà tử sĩ.
- Trận này mới là trận đầu.
Địch còn nhiều thuyền chiến, không vì một thất bại này mà từ bỏ chiến tranh với ta.
Ta cần phải chuẩn bị tinh thần chiến đấu lâu dài.
Lữ Liêm ban đầu không quá vui vẻ làm theo, nhưng dần dần khi đọc qua báo cáo về thương vong, y không khỏi toát mồ hôi hột.
Thực tế quân Hoài Nhân bị chết nhiều người hơn, đặc biệt là 7 thuyền chiến được lệnh chặn địch để hòng kéo dài thời gian cho thuyền vào trong đầm kịp, dụ địch đuổi theo.
Trên các thuyền này, các binh sĩ tài giỏi nhất đã hi sinh.
Mất đi những người lính dạn dày kinh nghiệm như vậy, là tổn thất cực lợn, không biết tới lúc nào mới có thể bù đắp lại được.
Chưa kể số lượng thương binh trên các thuyền nữa chứ.
- Sẽ tiêu tốn rất nhiều thuốc men, cứ thế này chỉ vài trận nữa là ta hết sạch kho thuốc dự trữ.- Trương Văn So cau mày đầy lo lắng
- Tại sao lại có thể thiếu thuốc, không lẽ không thể bổ sung thêm sao?
- Hiện tại mua thuốc men rất khó khăn.
Nguồn thuốc men cho chiến tranh ta không có sẵn, mua chủ yếu từ các thương nhân, nhưng trước khi chiến tranh nổ ra, họ đã liên tục tăng giá, chúng ta không đủ tiền mua nhiều hơn.
Hiện tại muốn mua thì càng khó.- Trương Văn So giải thích, không phải lão không cố mà lực bất tòng tâm.
- Thế có thể hỏi mua từ phía bắc không?
- Phía bắc trữ hàng còn ác hơn ta, họ trải qua biến loạn Nam Bàn, biết rõ việc chuẩn bị vật tư chiến tranh, nên chi mạnh tay và trữ hàng số lượng lớn.
- Cũng cứ phải hỏi thăm, dù sao, chúng ta trụ được lâu hơn thì họ cũng có lợi ích.
- Không chỉ thuốc men, các loại vũ khí, lương thảo,....!cũng nên mua thêm.
Chiến tranh là tiêu hao lớn, không thể chủ quan.
- Để ta cố gắng.
Lý Vĩnh Khuê lo xa, nhưng chưa đợi tới lúc mối lo xa hiện hữu, đã có họa gần.
Bất chấp việc bị hạ 10 thuyền đêm trước, chỉ chưa đầy hai ngày sau, thủy quân Chiêm lại kéo tới, khiêu chiến bên ngoài.
Lý Vĩnh Khuê và Ebisu phải ra đối chiến tiếp như lần trước.
Lần này, hai bên vẫn chỉ cố gắng tấn công lẫn nhau trên biển, đi vòng vòng quanh nhau.
Lý Vĩnh Khuê tuyệt không dám dở lại trò dụ dịch vào trong đầm như lần trước.
Lần đó đối phương đợi họ vào trong để đuổi sát theo sau, lần này chúng không ngu mà phạm sai lầm tương tự.
Chúng nhất định toàn lực đánh những thuyền còn ở phía sau, trong khi các thuyền khác đang vào đầm không kịp quay lại thì là họ tự giảm bớt lực chiến.
Khi ấy, những thuyền đoạn hậu gặp nguy cơ bị bao vây và toàn diệt.
Tuy vậy, việc chiến đấu trực diện cũng rất không khả quan.
Tối hôm kia, khi cùng thảo luận về cuộc chiến trong tương lai gần, Lý Vĩnh Khuê đã nói về tình huống này, và Ebisu tỏ ra rất lo lắng:
- Cứ thế này cũng không được, quân ta ít hơn địch, luôn bị địch vây quanh, bị tấn công từ hai hướng.
Ta bắn địch một mũi tên, địch bắn được 2 mũi tên đáp trả, thương vong của ta sẽ luôn cao hơn địch.
Một khi thương vong đạt tới mức độ nhất định, quân tâm sẽ tan vỡ.
- Cái đó không cần nói là ta cũng biết.
- Lý Vĩnh Khuê nhún vai
- Vậy có ý tưởng gì rồi sao?
- Ta cho rằng vẫn có thể làm một đòn cũ.
- Là sao? Dụ địch vào trong đầm lần nữa ư? Chẳng phải chính ông vừa nói là...
- Quân địch đúng là đông, mạnh hơn quân ta, đánh lâu dài, quân ta nhất định thua, nhưng đánh lâu dài với địch cũng không có lợi.
Hiện tại nhất định Tân Bình, Thuận Hóa đang chuẩn bị quân đội để tiến đánh quân Chiêm, rồi phía bắc cũng sẽ điều quân xuống.
Còn dây dưa lâu với ta, chúng càng gặp nhiều bất lợi, và nếu viện binh tới mà chúng chưa chiếm được đầm Thị Lị Bị Nại và thành Đại Định làm chỗ đóng quân, thì sẽ bị đánh lui, cút về đất của chúng để chờ quân ta đánh vào.
Chiến tranh ở đâu là tàn phá ở đấy.
Cho nên việc tiến quân vào đầm Thị Lị Bị Nại để tiêu diệt chúng ta, tiến chiến thành Đại Định rồi dùng đây làm căn cứ kháng cự với viện quân là điều chúng phải làm.
- Lại dụ địch, giả yếu thế ư?
- Đúng, nhưng phải sau một hai trận nữa.
Quân ta thực sự ít hơn địch, tổn thất cứ thế tăng, thực lực dần yếu đi sau mỗi trận đầu trực diện với địch, chúng sẽ không quá nghi ngờ nếu quân ta sau 2 tới 3 trận chiến nữa bị suy yếu.
- Nhưng nếu quân ta bị suy yếu đi thật thì có mà toi.
- Có nên phải giả vờ cho khéo.
Còn nhớ chiêu ông làm để khiến địch không