Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 59: Thủy chiến (4)
- Không thể xuất quân được.
Nếu thủy quân tiến ra truy quét địch, thì địch sẽ tấn công ngay vào đầm Thị Lị Bị Nại này, chiếm cảng và trực tiếp tấn công Đại Định.- Lữ Liêm không đồng ý việc để thủy quân ra khơi đánh với những tên cướp biển, lính đánh thuê mà quân Chiêm thuê tới.
- Tướng quân, chúng ta nếu không thể trấn an người dân, thể hiện sức mạnh đủ để bảo vệ người dân, vậy một khi quân địch tiến vào, người dân tất không liều chết chống cự.
Địch tự do thoải mái đổ bộ lên trên đất của ta, xây dựng căn cứ, rồi kéo quân từ đó chiếm đất, vây thành, cuối cùng Đại Định thành một tòa cô thành mất!- Trương Văn So khuyên can- Các vị đại nhân, các vị nói xem thế nào?
- Đại nhân Trương Văn So, ngài suy nghĩ sâu xa là không sai.
Nhưng mối nguy sát nách không lo, lo họa xa xôi cũng chẳng ích gì.- Ebisu cắt lời Trương Văn So.
Bắt thủy quân xuất chiến lúc này là bắt họ tự sát.
Quân số bị áp đảo, sĩ khí bị đè, ra đánh với đối thủ là thua chắc.
- Hỏa khí của các cậu chẳng lẽ để trưng thôi sao!
- Đối phương cũng có hỏa khí, ngài quên hay sao?
Không như quân Chiêm, quân đánh thuê đã có hỏa khí, và tại các hòn đảo xa xôi, nơi lưu huỳnh, phân dơi,...!tương đối đầy đủ, hỏa khí của các đạo quân đánh thuê rõ ràng là nhiều hơn.
Kể cả nó không lợi hại bằng, nhưng kiến cắn chết voi.
- Trương Văn So, hay là ta xin thêm viện binh, lúc này địch tấn công dồn dập, Hoài Nhân có thể gặp nguy, nếu còn chần chờ thì Hoài Nhân sẽ mất, khi có các nơi đều gặp chuyện!- Lữ Liêm nghĩ tới xin viện binh, nhưng Trương Văn So lắc đầu, vì hiện tại quân các vùng như Tân Bình, Thuận Hóa cũng chỉ có thể thủ là chính.
- Tổng Trấn, ngài nghĩ họ có thể cho ta viện quân ư? Lũ lính đánh thuê, bọn cướp biển có thể vòng đường biển, từ ngoài biển tập kích chúng ta thì cũng có thể làm tương tự với Tân Bình, Thuận Hóa.- Lý Vĩnh Khuê nhắc nhở.- Họ chịu vì ta mà bị uy hiếp sao.
- Có khi họ chưa kịp nghĩ tới.
Đợi tới khi quân họ kéo tới đây, đánh tan đám cướp biển đã rồi...
- Đó là một sự may rủi, không thể tính toán như thế.
Ta phải tính trước nếu họ không tới trợ giúp.
- Vậy nên làm sao đây?- Lữ Liêm thiếu kiên nhẫn nhìn Lý Vĩnh Khuê.
- Chỉ có thể liều.
Chúng ta giữ chặt đầm Thị Lị Bị Nại và thành Đại Định, ở phía nam giao cho tướng Đặng Toán và con trai, phía tây để Trần Huyện khống chế Trần Thanh Toàn, các nơi khác cố gắng giữ được thì giữ, giữ không nổi thì bỏ.
Lý Vĩnh Khuê chọn co cụm lại, phòng thủ chặt chẽ, khiến địch phải sốt ruột mà tấn công liều lĩnh.
Chiến tranh chính là thắng là ở địch, bất bại ở ta, trước tiên phải làm bản thân không có sơ hở, rồi hoặc là tìm sơ hở của địch mà đánh vào, hoặc dụ địch để chúng tự lộ sơ hở, từ đó một đòn dứt điểm.
Ebisu, Phạm Thời Trực lập tức tán đồng ý kiến của Lý Vĩnh Khuê.
Không phải hai kẻ này cao minh gì, chỉ đơn giản là bắt xuất binh lúc này với họ đều là tự sát.
Thủy quân Hoài Nhân không thể ra khỏi đầm Thị Lị Bị Nại, thủy quân địch kiểm soát mặt biển, đánh ở đâu, đưa bao nhiêu quân tới, đổ bộ trước hay sau lưng.
..........................................................
Nhận được tin quân Hoài Nhân dùng kế tử thủ, co cụm phòng ngự, bỏ dần những vùng đất ven biển, mặc kệ người dân nơi đó chống chọi với cướp biển, Triều Trường Khanh vội gọi Trần Hựu Nhân và Ngô Duy Đức ( Triệu Duy Đức) ra bàn việc.
- Quân Hoài Nhân đã có ý bỏ đất co cụm phòng ngự rồi, báo với mọi người nhanh chóng chuẩn bị rút lui.
Sắp xếp quân tư trang nhanh chóng.
- Tướng quân! Quân Hoài Nhân muốn bỏ dân bỏ đất ư? Như vậy khác gì đẩy người dân vào chỗ nước sôi lửa bỏng.
Những kẻ tấn công vào đây không phải quân Chiêm, mà là bọn cướp biển, chúng sẽ không hề trấn an người dân, mà chỉ lo cướp bóc thôi.- Đức àm sao có thể chịu để người dân gặp nguy hiểm, y là con cháu họ Triệu, có lòng phục quốc, coi dân là con đỏ, nhìn họ lầm than thì không nỡ
- Thủy quân Chiêm đã vây hãm thủy quân Hoài Nhân trong đầm Thị Lị Bị Nại, chưa kể thủy quân Chiêm và đội cướp biển, lính đánh thuê quá áp đảo, có ra khỏi đầm Thị Lị Bị Nại cũng không làm được gì.
Bỏ đi co cụm phòng ngự là đúng.- Triều Trường Khanh nhẫn nại giải thích một phen, Ngô Duy Đức thời gian qua cùng họ kháng địch, cũng coi như tâm giao, từng chiến đấu sinh tử với nhau, nên Khanh dần coi như huynh đệ.
- Lão tam, chú mày đúng là người quân tử, nhưng cũng nên biết tự lượng sức!- Trần Hựu Nhân cũng biết Đức có lòng tốt, chiến đấu thì dũng cảm, với người yếu thế thì quan tâm giúp đỡ,...
Đức cũng chỉ biết thở dài, vì y không phải người cầm đầu đội quân này, trong tay y chỉ có hơn 500 binh sĩ, nhưng họ cũng không một lnogf với y, nếu y có quân lệnh hoặc thể mang cho họ lợi lộc thì họ theo, chứ còn liều chết theo Đức, chỉ có chưa đầy 10 người, các thân vệ theo Đức tới đây.
- Đại ca, nhị ca, không bảo vệ người dân thì cũng thôi, nhưng đệ có thể ngầm báo cho dân chúng biết tin này không.
Coi như để họ biết mà sớm lo liệu tình hình.
- Anh khuyên chú không nên làm thế.
Thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện, nếu người dân biết việc quân đội bỏ họ, không bảo vệ nữa, rất có thể họ sẽ làm những việc không tốt, thậm chí tự họ còn làm loạn lên ấy chứ.- Triều Trường Khanh lắc đầu.
Đây là một phần kinh nghiệm thực tế, hồi Nam Bàn phản loạn, bọn giặc cướp bị Vương Vĩnh chiêu mộ, rồi những tên lưu manh ở làng xóm đồng loạt làm loạn, muốn nhân thời loạn hôi của, kiếm chút tài sản,...!Vì đang chống quân Nam Bàn, quan quân không đủ nhân lực quản việc ở các nơi, thành ra nhiều nơi lâm vào hỗn loạn.
- Nhưng cũng chả thể giấu mãi, giấy đâu gói được lửa.
- Giấy không gói được lửa, nhưng chúng ta khuất mắt trông coi.
Thái độ không chịu quản việc của hai người Triều Trường Khanh, Trần Hựu Nhân, Đức không đồng ý, nhưng