Ở Sầm La.
Chim bay chao liệng, ánh dương hiền hòa, Ly Thanh đứng trên cầu Thê Chúc bắc qua hai bờ sông Lương, nhìn ra xa.
Gió thổi nhè nhẹ cuốn lấy tóc cô như đùa giỡn, như quyến luyến cố nhân sau bao ngày xa cách mới gặp lại.
Một cơn mưa nhỏ lất phất theo gió thổi đến, Ly Thanh đưa tay ra hứng lấy.
Năm xưa, chính tại nơi đây tự tay cô đã thả tro cốt của sư phụ.
"Sư phụ, đợi con lớn, chúng ta rời khỏi đây nhé?"
"Được."
Ly Thanh nhắm hai mắt lại, lắng nghe tiếng gió thổi bên tai, hai giọt nước mắt rời khỏi khóe mi bay theo mưa gió.
Cô khẽ nói: "Sư phụ..."
Sư phụ cô tên là Trầm Thanh, một người nửa đời làm sát thủ, nửa đời làm anh hùng.
Lạc Ngôn là công tử con phú hộ Lạc Thú.
Hai cha con Lạc Thú nổi tiếng hoang dâm vô độ, chỉ cần là con gái nhà thường dân có chút nhan sắc đều bị hai cha con nhà này cho người bắt đi, rồi ném chút tiền để bịt miệng người dân.
Cũng vì chuyện này mà ở Sầm La sau đó xuất hiện vài nhóm nhỏ buôn người.
Sư phụ cô mỗi khi bắt được một nhóm buôn người đều thiến bọn chúng rồi thả các cô gái đi.
Một lần, sư phụ cô âm thầm thả ba cô gái bị bắt ở Lạc gia nhưng bị phát hiện.
Sư phụ cô liền kề dao vào cổ Lạc Thú bắt hắn thả người và hứa không bắt dân nữ nhà người ta nữa.
Hai cha con Lạc Thú sau đó thực sự nghe lời, không dám bắt người nữa.
Nửa tháng sau, phòng nghỉ của sư phụ cô bị bốn tên sát thủ đột nhập.
Lúc cô trở về thấy sư phụ mình đang nằm trên đất, ba tên sát thủ đã chết, một tên bị thương nặng ngồi trên đất.
Cô lập tức giết chết tên còn lại rồi quỳ xuống bên sư phụ.
Sư phụ nhìn cô mỉm cười, nói: "Sư phụ đi trước."
Ngày đó, Ly Thanh ôm lấy sư phụ mình, cả người không ngừng run lên.
Hơi thở của sư phụ cô yếu dần, trước lúc mất còn gọi tên sư nương: "Sắt Sắt..."
Sau đó, Ly Thanh điều tra mới biết được là cha con Lạc gia thuê người trả thù.
Sau khi sư phụ cô chết, bọn chúng lại ngựa quen đường cũ tìm mua các cô gái trẻ đẹp hoặc bắt người về.
Ly Thanh giả vờ là một cô gái yếu đuối, để mặc bị bọn buôn người bắt lại, sau đó cô được bán vào Lạc gia.
Cô giả vờ phải lòng Lạc Ngôn rồi khiến hắn say mê cô như điếu đổ.
Hắn từng vì cô mà cho người thả chín trăm chín mươi chín ngọn đèn trên sông.
Hắn từng vì cô mà chuẩn bị xe hoa bốn ngựa kéo, diễu khắp các con đường từ lúc bình minh đến hoàng hôn.
Hắn từng vì cô mà mở tiệc toàn trấn, nơi nơi là người đến chúc rượu, nơi nơi giăng đèn kết hoa, bất kể chỗ nào cũng có thể chọn làm hỷ phòng.
Hắn làm gì cũng rất chu toàn, duy nhất một điều không chu toàn, đó là xem ngày.
Ly Thanh đã chọn Hồng Lâu để dừng kiệu.
Bữa tiệc mừng được biểu diễn rất lâu.
Những thủ hạ thân tín của cha con Lạc Thú đều đi theo.
Cô ngồi trong hỷ phòng ở hậu viện, chờ đợi những người không liên quan đều rời đi.
Ánh lửa bập bùng, Lạc Ngôn bước vào hỷ phòng, tiến đến bên giường ôm lấy Ly Thanh.
Ly Thanh đánh ngất hắn, rồi dùng trâm cài đầu do chính hắn tặng đâm chết hắn.
Ly Thanh bước đến bên hộp đàn mà cô vẫn mang theo bên người suốt cả lễ cưới.
Hộp đàn mở ra, bên trong không hề có đàn mà là một thanh kiếm.
Cô cầm thanh kiếm lên, bước ra ngoài.
Ngoài trời mưa lất phất rơi, lại phảng phất tiếng đàn từ đại sảnh vang ra.
Đám thủ hạ Lạc Phủ thấy Ly Thanh cầm kiếm bước ra liền rút kiếm tiến về phía cô.
Ly Thanh khép hờ mắt, múa bộ kiếm "Dạ Ảnh" mà sư phụ dạy, nhẹ nhàng hát theo nhịp tiếng đàn:
"Người kiếm sĩ bước đi chẳng hẹn ngày.
Sét đánh oanh đỉnh, chân bước ung dung.
Người ra đi chẳng để lời nhắn gửi
Ta quay đầu bên cạnh đã chẳng còn ai."
Lời hát dứt, tiếng đàn vang thêm một đoạn nhạc đệm, đám thủ hạ của Lạc gia đều đã nằm trên đất.
Ly Thanh bước vào đại sảnh, thấy nhiều người đã nằm gục trên bàn và trên đất.
Cô không biết Lạc Ngôn vì cô mà sau khi nghe tin danh cầm Tiếu Khanh mới tới Sầm La đã đích thân đến tìm, để mời Tiếu Khanh đánh đàn trong hôn lễ của hắn.
Cô không biết Tiếu Khanh vốn dĩ đến Sầm La vì nhận nhiệm vụ hỗ trợ cô.
Hắn lại vì một điệu múa kiếm của cô mà ngày đêm tưởng nhớ.
Máu rỏ trên đất.
Ly Thanh bước đến trước mặt Tiếu Khanh, hỏi một câu: "Khúc này tên là gì vậy?"
Giờ đây, Ly Thanh đứng trên cầu Chúc Thê, mở hờ đôi mắt, mấp máy môi: "Là Sơn Thủy Ly Biệt."
Đêm trăng tròn đến, trời còn chưa tối hẳn dân chúng đã bắt đầu bày sạp hàng.
Năm xưa, vào đêm trăng tròn, chuyện cha con Lạc gia chết, tân nương mất tích khiến toàn trấn Sầm La bị chấn động.
Cha con Lạc Thú vốn là ác bá một vùng, quan phủ nhận lệnh cấp trên bỏ qua vụ án này nên chỉ điều tra qua loa lấy lệ rồi phán với dân rằng: Tân nương vốn là một dân nữ bị cha con Lạc gia hại chết.
Do hành động của cha con Lạc gia khiến trời xanh nổi giận nên cho cô gái được sống lại trả thù.
Còn cô gái sau khi trả thù xong cũng đã rời khỏi nhân gian.
Một sự kiện đau thương như vậy lại được dệt thành một câu chuyện ly kỳ đến thế.
Từ đó, người dân coi ngày trăng tròn hàng tháng là ngày thần thánh hiển linh, phù hộ dân chúng khỏi những điều tà ác và là ngày cầu chúc cho các linh hồn được an nghỉ.
Dân chúng thường trang trí các đồ vật có màu đỏ, coi như biểu tượng bình an.
Người dân Sầm La vốn rất tin vào quỷ thần, vì vậy số người thường xuyên trộm cắp cũng giảm dần, nạn buôn người cũng từ sau vụ chấn động về cha con Lạc Thú mà biến mất.
Tân nương năm đó cũng được tạc một tượng đài bên sông Lương.
Con đường làm ăn của