Sáng sớm hôm sau, lúc Tịch Tà tỉnh dậy, Tê Hà đã đợi ở bên ngoài, mời hắn đến chỗ vắng, ghé vào lỗ tai hắn nói nhỏ: “Úc Tri Thu”.
“Đúng vậy”.
Tịch Tà gật đầu cười nói.
Chức trách của Tê Hà ở ngoài cung, vẫn chưa biết ngọn nguồn, bèn hỏi: “Gã là người gia cất nhắc lên, nghĩ thế nào mà lại ám sát gia chứ?”
Tịch Tà nói: “Công chúa Cảnh Ưu không muốn lấy chồng đến Đại Lý, chẳng phải là vì có tư tình với gã đó sao? Gã cho rằng tôi ở phá vỡ cuộc hẹn riêng của gã và công chúa ở hành cung Thượng Giang, bây giờ công chúa không chịu lấy chồng, gã lo sự việc đã bại lộ, vội vã tìm tôi diệt khẩu cho hả giận đấy”.
Tê Hà nói: “Là tôi lỗ mãng, lại đưa thiếp mời đến ngay dưới mắt thị vệ cửa Tử Nam, chẳng phải là bô bô nói cho gã biết ban đêm lục gia ở ngoài cung ư? Gã có lòng dạ khó lường, gia phải cẩn thận đấy”.
“Chả sao”.
Tịch Tà nói: “Tối hôm qua thằng nhóc lần theo dấu vết là ai thế? Khinh công rất giỏi”.
“Đó là của con nuôi của tôi, tên mụ là Ưu Quan Nhi”.
Tê Hà bảo: “Nó xuất thân từ trong gánh hát, sau này cha mẹ không nuôi nổi nữa mới bán vào trong viện, tôi thấy nó thông tuệ, vẫn luôn dẫn theo bên mình”.
“Trẻ thật”.
“Còn không phải sao? Chỉ có mười sáu tuổi thôi ạ.
Lúc đầu muốn dẫn nó qua đây chào hỏi gia nhưng sáng sớm hôm nay đã sai nó đến phía tây rồi”.
Tê Hà thấy Tịch Tà gật đầu định đi, vội hỏi: “Gia, tên Úc Tri Thu này thật là to gan, lại thù hằn lục gia, thả đi thì đúng là rầy rà, có cần…”
“Cứ chờ việc lớn tạm bình ổn, tất sẽ lấy đầu gã”.
Tịch Tà thở dài bảo: “Người này kích động khó kiềm chế, lòng dạ đã hẹp hòi lại thích làm chuyện ngu xuẩn, tiếc nỗi thân thủ gã tốt như thế, nếu như vẩy ít máu nóng ấy ở trên chiến trường thì hay rồi”.
Tê Hà cười hỏi: “Lục gia đã nói như vậy còn khó nhọc à?” Tinh mơ tiết trời lạnh, Tê Hà dặn dò người giũ một bộ áo lông mèo rừng cho Tịch Tà mặc.
Vú già đó cười nói: “Ma ma chớ mắng tôi lười, bộ áo da lông này không giũ cũng được, trong cung đã có người cầm bọc quần áo tới đón lục gia rồi”.
“Mau mời vào”.
Quả nhiên là Tiểu Thuận Tử cắp bọc quần áo, mặt mày rạng rỡ đi vào, hết nhìn đông lại nhìn tây.
Tịch Tà hỏi: “Sao lại tìm tới đây?”.
Tiểu Thuận Tử lén đưa mắt ra hiệu tránh Tê Hà, nói: “Chị Minh Châu nghĩ thầy mặc quần áo mỏng manh nên bảo con cửa cung mà mở thì cầm áo choàng nhung dê tới”.
Tịch Tà hiểu ý, vội vàng cáo từ, đi ra rồi lên xe.
Tiểu Thuận Tử chen vào bên cạnh hắn, nói: “Tình hình nghiêm trọng rồi, trong cung loạn ráo hết cả”.
Tịch Tà trách cậu phóng đại, hỏi: “Có thể có chuyện nghiêm trọng gì chứ?”.
“Tối hôm qua vạn tuế gia đến cung Tiêu Cát, đi được một lát thì tấu sớ của Tây vương liền đến, người trực trong cung Càn Thanh là nhị gia, không dám quấy rầy thánh giá.
Nào ngờ vào nửa đêm sư thúc Khang Kiện đã lén đến viện Cư Dưỡng, nói là Tây vương có một phong mật thư khác chuyển đến cung Từ Ninh, sau khi xem thái hậu rất không vui.
Quả nhiên sáng ra đã sai người mời hoàng thượng, lại đúng lúc cung Tiêu Cát gấp gáp cho đòi thái y, lúc này chẳng biết có phải thánh thể không khỏe hay không.
Trong cung loạn như cháo, nhị gia sai Tiểu Hợp Tử tới truyền tin, bảo thầy mau về”.
Tịch Tà hơi giật mình, nói: “Ta biết rồi”.
Tiểu Thuận Tử đã thò đầu ra, thúc giục phu xe đi vội.
Lúc họ chạy về cung Càn Thanh, chỉ có thái giám ngự tiền Lý Cập đứng ở ngoài cửa, bị Tịch Tà tóm cánh tay lại hỏi: “Long thể vạn tuế gia có an khang không?”.
“Vẫn khỏe, thánh giá đang ở cung Từ Ninh”.
Lý Cập là một người lanh mồm lanh miệng, không nhịn được thấp giọng nói: “Chắc anh sáu vẫn chưa biết, người gọi thái y là Hoà thục nghi, nghe nói là sáng dậy ngất đi trước mắt vạn tuế gia, làm vạn tuế gia rất sợ hãi”.
Tịch Tà thở phào nhẹ nhõm, không kịp nghĩ kĩ đã nói: “Vạn tuế gia không việc gì là tốt.
Giờ tôi đến cung Từ Ninh chờ chỉ”.
Lý Cập líu lưỡi nói: “Thế phải cẩn thận đấy.
Hôm nay hai vị chủ nhân đều không thoải mái đâu”.
Tất nhiên Tịch Tà không muốn đến cung Từ Ninh, chỉ vì lo lắng bức mật thư đó của Tây vương Bạch Đông Lâu nên không thể không lặng lẽ đi tới cửa Từ Ninh, trong viện đã đầy người đứng, đông nghịt nhưng hoàn toàn yên tĩnh.
Như Ý khẽ vẫy tay với hắn, mới thấp giọng nói một câu “Hình như bên trong cãi nhau rồi” đã nghe trong cung “đùng” một tiếng, hoàng đế tái xanh mặt, tự mình đẩy cửa đi ra, lúc xuống bậc thềm thì lảo đảo, để Cát Tường nhanh tay đỡ lấy.
“Đi!” Hoàng đế cắn răng nói.
Cát Tường thấy tình thế không ổn, nào dám tỏ ra kiêu ngạo như ngày thường, chỉ quát khẽ: “Vạn tuế gia khởi giá!”.
Tịch Tà kinh ngạc nhìn Như Ý, thấy y chỉ cười khổ, cũng không dám nhiều lời.
Ai nấy ở đây đều câm như hến, mở to mắt nhìn hoàng đế vén quần áo bước lên liễn.
“Hoàng thượng đợi đã, xin hoàng thượng dừng chân”.
Hồng Tư Ngôn chạy ra từ trong chính điện, vội giữ cán kiệu của loan giá lại, thấp giọng cầu xin: “Hoàng thượng hãy vào trong nhận lỗi đi, hoàng thượng cứ vậy mà đi thì sau này còn có thể vào cung Từ Ninh này ư?”.
“Cô muốn trẫm nhận lỗi gì?” Hoàng đế lạnh lùng trông bà ta.
Hồng Tư Ngôn gấp đến độ quỳ xuống đất, đau khổ nói: “Hoàng thượng hiểu lầm rồi, nô tỳ đã hầu hạ bên thái hậu ba mươi năm, làm sao không rõ suy nghĩ của thái hậu? Trong thiên hạ này có người mẹ nào không che chở cho con trai mình? Có người mẹ nào lại đi giúp đỡ kẻ khác đối phó với con trai mình chứ?”.
Hoàng đế ngẩn ra, nhuệ khí giảm xuống, nói: “Cô Hồng nói quá lời rồi”.
Hồng Tư Ngôn đang định nói đến chỗ quan trọng, lại thấy mọi người trợn ngẩn tò te mà nhìn, bèn quát lên: “Các người còn không lui xuống”.
Hoàng đế đã nói khởi giá, còn có ai dám dừng bước, nghe Hồng Tư Ngôn nói như thế thì đều đưa mắt nhìn nhau.
Hoàng đế là người vô cùng sĩ diện, không chịu mở miệng nói ở lại.
Cát Tường ở bên cười làm lành: “Vâng, cô Hồng có lời muốn nói riêng, nô tỳ xin vạn tuế gia dừng chân”.
Nói rồi ngầm xua tay với mọi người, đám người theo hầu lập tức lui ra ngoài cửa như gió cuốn mây tan.
Hoàng đế cực chẳng đã, than thở: “Cô Hồng đứng lên mà nói”.
Hồng Tư Ngôn đứng lên trách mắng bên tai hoàng đế: “Hoàng thượng quá lỗ mãng.
Sao mới nói đã nổi giận thế?”.
“Bạch Đông Lâu gửi một bức thư qua đây tố cáo, mẫu hậu đã vội vã truyền chiếu nhiều lần, vừa trông thấy là trách cứ một trận.
Trẫm chỉ thấy mẫu hậu dốc hết sức bảo vệ ông ta nhưng hoàn toàn không thông cảm cho trẫm đang lúc loạn trong giặc ngoài, lo lắng hết lòng…”
“Hoàng thượng im ngay!” Hồng Tư Ngôn cả giận nói.
“Cô nói gì đấy?” Hoàng đế giận dữ, đứng phắt lên.
Hồng Tư Ngôn nói: “Hoàng thượng đã lớn như vậy rồi, chớ nói lời trẻ con nữa.
Quả thật hoàng thượng ở bên ngoài lo lắng hết lòng nhưng thái hậu ở cung Từ Ninh này có ngày nào mà chẳng ăn ngủ không yên? Hoàng thượng chỉ nói thái hậu bảo vệ người nhà mẹ đẻ mà không biết năm đó bốn thân vương vào kinh cần vương, lập bao nhiêu công đức đối với triều đình? Tạm chưa nói đến những người khác, nô tỳ biết năm đó Hồng thân vương thật sự không có ý xấu nào, nếu không giang sơn này đã là của họ Hồng từ mười năm trước rồi, nào có vạn tuế gia của hôm nay?”.
Hoàng đế vốn đang muốn quát bảo bà ta ngừng lại, nghe thấy câu cuối cùng thì chợt nghẹn họng.
Hồng Tư Ngôn mềm mỏng nói: “Hoàng thượng hãy suy nghĩ lại xem, nào có ai không làm thái hậu đoan trang, êm đẹp lại đi chắp tay tặng giang sơn của con trai cho người nhà mẹ đẻ? Nếu thái hậu muốn thiên vị bốn thân vương thì cớ gì khi chọn hậu thay hoàng thượng lại không chọn trong nhiều quận chúa hợp tuổi ở nhà mẹ đẻ như thế mà đi chọn con gái của vương gia trọng thần? Mặc dù ý muốn trừ bỏ phiên vương của hoàng thượng kiên quyết nhưng sao so được với dự kiến nhiều năm trước của thái hậu? Nếu không thì những hoàng tử khác đều được thả đến đất phiên làm vương mà độc một Thành Thân vương ở lại trong kinh không được phong ư? Chẳng phải vì sợ sau này hoàng thượng vào cảnh anh em đấu đá ư?”.
“Anh em đấu đã?” Hoàng đế rùng mình: “Không đâu”.
“Hoàng thượng nặng tình anh em mà chưa từng nghĩ thái hậu cũng có anh em?” Hồng Tư Ngôn than thở: “Năm đó Hồng vương vì thái hậu…” Bà ta lại cười khổ: “Không nhắc cũng được.
Nô tỳ lén nói với hoàng thượng, người khác vẫn không biết: Hai năm trước phượng thể của thái hậu không khỏe, Trần Tương của viện thái y tới thăm, sợ rằng tuổi thọ chỉ còn bốn năm năm nữa thôi…”.
“Cái gì?” Hoàng đế kinh hãi, run môi, nắm lấy vai Hồng Tư Ngôn: “Cô Hồng nói cái gì?”.
“Hoàng thượng!” Hồng Tư Ngôn ngăn hắn ta lại, nhìn thoáng vào trong cung nói: “Thái hậu vẫn không cho hoàng thượng biết vì sợ người đau lòng, chủ nhân chỉ mong mấy năm này thái bình, con trai là ruột thịt của mình, anh cả lại có bao nhiêu năm ân nghĩa, đều không cắt bỏ ràng buộc được.
Hai mặt tính toán cả ngày, chủ nhân còn có thể yên lòng mà đi ư?”.
Hoàng đế ôm mặt ngồi ở trên bộ liễn, trầm mặc một lát mới nói: “Cô Hồng, không phải trẫm không muốn thái bình mà là họ ép trẫm quá”.
“Nô tỳ biết”.
Hồng Tư Ngôn vẫn vỗ về bả vai hoàng đế như nhiều năm trước, nói: “Hai nhà Đỗ Hoàn và Bạch Đông Lâu lòng muông dạ thú, làm sao thái hậu không nhìn thấy?” Bà ta thấy hoàng đế bỗng ngẩng đầu lên, vẻ mặt thay đổi, biết hắn ta lại nhớ tới sự việc Đỗ Mẫn, vội vàng nói tiếp: “Sao chủ nhân lại không giận Bạch Đông Lâu lời lẽ ngông cuồng, không kiêng nể gì cả? Nhưng những người này dễ động vào sao? Thái hậu ở vậy từ năm ba mươi hai tuổi, thay vạn tuế gia nắm chặt triều đình đến nay, chẳng phải là dựa vào chữ ‘nhẫn’? Nếu làm bắt lấy thóp rồi ra chỉ dụ trách mắng một trận như vạn tuế gia bây giờ thì hai nhà phiên vương đó đã phản từ lâu rồi.
Vả lại, sao người làm vua có thể dễ dàng nói lời uy hiếp ra khỏi miệng, thái hậu trách hoàng thượng cũng là để khuyên hoàng thượng nhẫn nại hơn, làm việc nhất định phải chắc chắn, nếu không chỉ sảy chân một chút là sẽ dẫn lửa thiêu thân”.
Hoàng đế cúi đầu không nói.
Hồng Tư Ngôn chỉ đành đỡ hắn đứng lên, bảo: “Mau vào đi, dập đầu nhận sai với mẫu hậu là được rồi”.
Hoàng đế rất bướng bỉnh, vẫn nói: “Trẫm không đi”.
Hồng Tư Ngôn cười nhạt nói: “Trước giờ hoàng thượng không như thế, nhất định là có tên nô tài nào xúi giục, dạy hoàng thượng những hành vi không hiếu thuận này”.
“Không có!” Hoàng đế hít một hơi lạnh.
“Một đại chỉ dụ của hoàng thượng đã khiến triều đình và dân gian ồn ào, thân vương ở đất phiên dậm chân muốn treo cổ, nhất định là có nhiều người tài ba bên cạnh, đưa ra ý kiến hay”.
“Không liên quan tới đám nô tài”.
Hoàng đế kéo Hồng Tư Ngôn lại nói: “Là trẫm viết bừa đấy.
Lời cô Hồng nói đều đúng, giờ trẫm sẽ đi dập đầu với mẫu hậu”.
Dù họ hạ giọng nói chuyện nhưng ba sư huynh đệ Tịch Tà đều tai thính mắt tinh, cách cửa Từ Ninh mà vẫn nghe được đại khái.
Như Ý nghe đến cuối, khuôn mặt cũng tái đi, không ngừng đưa mắt ra hiệu cho Tịch Tà.
Tịch Tà biết lúc này phải tránh mũi dùi, lặng lẽ rút khỏi đoàn người và trở lại phòng sách trong cung Càn Thanh, quả nhiên thấy tấu chương của Bạch Đông Lâu đặt ở trên hương án.
Hắn là người cầm bút trong phòng sách chuyên việc tóm lược công hàm, xem cũng không quá giới hạn nên mau chóng xem một lần.
Thấy lời văn của Tây vương khóc lóc bức ép vì có chỗ dựa nên không lo ngại gì, hắn không khỏi nhếch khóe miệng nở nụ cười.
Trả sổ gấp về chỗ cũ mới cảm thấy chung quanh im phăng phắc, hắn đi tới dưới hiên nhìn lá rụng bay lả tả xuống trước chân, bỗng nhiên phát hiện sự điều tàn của sinh mạng lại mau lẹ như thế, một khi linh hồn rắn rết kia sụp đổ thì mình sẽ đi về đâu? Tịch Tà bị mồ hôi lạnh của nỗi sợ hãi và mờ mịt đột nhiên ào tới che mắt, lực bất tòng tâm tựa ở trên cột khẽ thở dốc.
Lý Cập đi tới gặp hắn, nói: “Anh Sáu, nương nương đến rồi, tiếp giá, tiếp giá”.
Tịch Tà cười nói: “Lý công công nói đùa, lúc này vị nương nương nào sẽ đến chứ”.
“Hoà thục nghi”.
Bấy giờ Tịch Tà mới nhớ tới chuyện cung Tiêu Cát gấp gáp truyền thái y, hỏi: “Không phải bị bệnh à?”.
“Đúng vậy…” Lý Cập dùng sức gãi tóc mai, cũng không rõ.
Nhưng Mộ Từ Tư lại đột nhiên đi vào từ trong cửa Nhật Tinh, quần áo hoa lệ bồng bềnh, uyển chuyển khôn tả, xinh đẹp như áng mây đập vào mắt.
Mọi người trong cung Càn Thanh quỳ xuống dập đầu.
“Thánh giá ở trong cung à?”
Tịch Tà rất ít khi nghe thấy nàng nói nhưng vẫn có thể phân biệt ra giọng nói của nàng có vẻ dịu dàng không tầm thường.
Lý Cập cười nói: “Vạn tuế gia đang ở cung Từ Ninh thăm hỏi, giờ sắp trở về rồi ạ”.
Mộ Từ Tư lúng túng đến nỗi đỏ cả mặt, không biết nên ở lại hay nên về, nắm khăn tay nói: “Thế…”
Cung nữ bên cạnh nàng nói: “Nếu nương nương đã tới thì chờ một lát cũng không sao”.
Lý Cập lo thị vệ cửa Càn Thanh đi lại sẽ đụng phải phượng giá, vội thưa: “Chi bằng nương nương ra điện chếch chờ, nói không chừng sau thời gian uống một chén trà, vạn tuế gia sẽ về”.
“Không”.
Mộ Từ Tư mỉm cười e lệ, “Ta về đây”.
“Nương nương dừng chân, nương nương dừng chân”.
Lý Cập luống cuống tay chân, đang muốn giữ lại thì cửa Nguyệt Hoa đối diện đã có tiếng bước chân ầm ầm.
Hoàng đế xuống từ bộ liễn, vẫn chưa chú ý tới Mộ Từ Tư ở đó, mở miệng liền nói: “Tịch Tà tới đây”.
“Vâng”.
Tịch Tà vô cùng kinh ngạc theo hoàng đế vào phòng sách.
Hoàng đế ngồi ở sau hương án, hỏi: “Khanh đã xem tấu của Bạch Đông Lâu chưa?”.
“Mới vừa xem qua ạ”.
“Vài ngày trước trẫm có chỉ dụ cho ông ta, nếu ông ta vẫn không nộp lương bổng thì mượn binh mã của Đại Lý vào trong biên giới để dẹp Miêu, ông ta chỉ cần chuyên tâm vào chuyện quân lương là được”.
“Nô tỳ không thấy đạo chỉ dụ này.
Thảo nào Tây vương không ngừng kêu khóc trong tấu”.
“Đáng hận nhất là ông ta dám chuyển mật thư đến trước mặt thái hậu để tố cáo trẫm!” Hoàng đế giận đến run lên: “Hôm nay thái hậu đứng ra nói, trưng thu quân lương từ đất phiên không sai, chỉ là phải cho một định mức, trưng đủ thì thôi.
Khanh xem có được không?”.
Tịch Tà suy nghĩ một lát rồi thưa: “Thái hậu nói có lý”.
“Nói có lý?”
Tịch Tà cười nói: “Thái hậu giao thiệp với phiên vương bao nhiêu năm, chắc chắn sẽ chu đáo hơn bất cứ ai.
Cứ tiếp tục trưng thu không có chừng mực như thế, thoạt nhìn thì càng nhiều càng tốt, thật ra lại cho phiên vương cái cớ đùn đẩy.
Chẳng thà hoàng thượng cho họ một giới hạn, để các phiên vương xem có thỏa đáng hay không, không ổn thì tự mình dâng tấu lên, bớt đi nhiều cuộc tranh cãi”.
“Thì ra là thế”.
Chân mày hoàng đế hơi giãn ra, nói với bên ngoài: “Gọi người của bộ hộ, bộ binh đến đây”.
Cát Tường tiến lên trước bẩm: “Vạn tuế gia, Hoà thục nghi đang ở ngoài điện”.
“Không phải nàng ấy bị bệnh à? Sao lại tới chỗ này? Mau gọi vào”.
Hoàng đế cau mày đứng dậy, vội vã đi tới cửa đón và kéo tay Mộ Từ Tư, hỏi: “Chuyện gấp gì thế?”.
“Không phải chuyện gấp…” Mộ Từ Tư đỏ mặt nói: “Thần thiếp vốn không nên tới chỗ này, chỉ là…”.
Hoàng đế hơi nôn nóng: “Nói mau nói mau, người nàng có sao không?”.
Mộ Từ Tư kiễng chân lên, nhỏ giọng nói một lát vào tai hoàng đế.
Cả người hoàng đế rung động mạnh một cái, nắm hai vai Mộ Từ Tư, trợn to hai mắt hỏi: “Thật không?”.
“Thật ạ”.
Mộ Từ Tư dịu dàng cười.
Tịch Tà nhìn hai người họ vui vẻ không kiềm được nhìn nhau cười thì dần cảm thấy vô cùng khó chịu, lẳng lặng lui vào trong xó cụp mắt xuống.
“Hoà thục nghi có chuyện vui?” Minh Châu buông kim chỉ ra, cảm khái: “Chính nàng ta còn là trẻ con đấy”.
“Không coi là nhỏ nữa…” Tịch Tà ngẩng đầu suy nghĩ một lát: “Mười sáu? Mười bảy? Còn cô…”.
Minh Châu vội vàng chặn lời Tịch Tà: “Đừng, đừng nhắc đến chuyện này”.
“Được, không nhắc đến”.
Tịch Tà cười, lại cúi đầu viết nhanh.
Minh Châu nói: “Một mình nàng ta ở trong cung, không biết có ai chăm sóc không.
Nói ra thì người trong cung nghe thấy tin tức này mất hứng nhất chính là…”.
“Hoàng hậu”.
Tịch Tà nói mà không ngẩng đầu lên.
Minh Châu nhìn vẻ mặt Tịch Tà, khẽ thở dài bảo: “Tôi lại không thấy thế”.
“Ồ?” Tịch Tà giương mắt lên cười hỏi: “Vậy cô nói xem là ai?”.
Mắt Minh Châu lấp lánh ở trên mặt Tịch Tà một lát, thản nhiên nói: “Tôi”.
Tịch Tà phì cười ra tiếng: “Tôi quên mất, cô vẫn còn ở cục Thượng Công, đợi qua hai ba tháng các cô lại phải làm.
Có điều nếu là hoàng tử thì lấy đồ mà lần trước Nghị phi không dùng đến là được, cho nên có lẽ cô đang ngóng trông sinh hoàng tử nhỉ”.
“Thầy ơi!” Tiểu Thuận Tử lắp bắp đi dọc theo tường tới nói: “Con bàn bạc với thầy một việc”.
Tịch Tà nhìn sắc mặt cậu đã biết cậu lại thua hết tiền, cười bảo: “Gần đây tình hình kinh tế của thầy eo hẹp, ngoại trừ chuyện tiền nong ra thì những thứ khác đều dễ xử lý.
Chuyện gì thế?”.
“Đừng để ý ngài ấy”.
Minh Châu liếc xéo Tịch Tà, vẫy tay với Tiểu Thuận Tử: “Qua đây, muốn bao nhiêu cứ nói với tôi.
Thầy của cậu khó chịu trong lòng cả ngày rồi, cậu còn chọc giận ngài ấy”.
Tiểu Thuận Tử mặt mày rạng rỡ, chen vào bên Minh Châu hỏi: “Thầy khó chịu trong lòng ạ? Vì sao thế?”.
Tịch Tà run rẩy trong lòng: “Không có chuyện đó”.
Đoạn đi sang bên uống chén trà: “Con ở lăn lộn với mấy tay bài bạc ở hành lang phía tây cả một ngày, có nghe được tin tức gì không?”.
“Không thể gọi là tin tức”.
Tiểu Thuận Tử đáp: “Nhưng nghe nói trong hậu cung có người đi lại gần gũi với thị vệ cửa Tử Nam, lá thư này của Tây vương là do thị vệ lén truyền vào, không phải con đường đứng đắn”.
“Thị vệ nào? Có hỏi rõ là ai không?”
Tiểu Thuận Tử nói: “Không ạ”.
“Cũng được, dựa vào con thì cũng chỉ được chút ấy thôi”.
Tịch Tà cười bảo: “Con thua hắn tiền, đương nhiên hắn sẽ không biết ơn”.
Minh Châu cũng nói: “Hắn không nợ cậu gì, sao có thể moi ruột gan ra mà nói với cậu?”.
Tiểu Thuận Tử suy nghĩ một lát rồi nói: “Ý của chị là…”.
“Việc này cũng cần thầy dạy à? Tự mình nghĩ đi”.
Minh Châu cười nói: “Trong ngăn kéo có năm trăm lượng ngân phiếu, cậu đổi lấy bạc, nhớ tiêu ở chỗ cần thiết thôi đấy”.
“Vâng”.
Tiểu Thuận Tử cầm ngân phiếu, vội vã đi ra ngoài gỡ vốn.
Tịch Tà bảo: “Ban đầu đã biết rõ trong số thị vệ ai là người thái hậu, ai là của phiên vương.
Lá thư này không bị chúng ta chặn được, chắc chắn là đã xảy ra sai lầm ở đâu đó.
Chẳng lẽ còn có người chúng ta không nhìn rõ sao?”.
“Cửa Tử Nam có bao nhiêu người của lục gia ở đó, chi bằng hỏi họ xem”.
“Đúng vậy, chẳng bao lâu sẽ phải động can qua, tôi không muốn dây dưa, nếu đã hành động thì phải nhổ tận gốc”.
Tiếng Tịch Tà an tĩnh mà trong veo, làm Minh Châu khẽ mỉm cười.
Nàng luôn cảm thấy có một mạch nước ngầm đang từ viện Cư Dưỡng tràn ngập toàn bộ cung đình, đôi khi đi ở trong con hẻm hẹp dài cũng có thể cảm nhận rõ ràng mạch nước ngầm này đang triền miên dính quanh người mình, chậm rãi chảy bất cứ lúc nào.
Hai tháng sau, trước mắt tạm thời chưa có uy hiếp từ Hung Nô, phiên vương dâng nộp lương bổng theo định mức, ngày lành để công chúa Cảnh Ưu hòa thân với Đại Lý sắp tới, Hoà thục nghi có việc vui, mọi chuyện êm thấm tốt lành, mọi thứ trong cung tựa như đều dừng lại, ngay cả trận tuyết đầu tiên cũng kéo dài, thong thả.
“Bệnh ho của khanh đã khỏi rồi à?” Hoàng đế nhìn hoa tuyết lưa thưa, tiếng nói xa xôi.
Tịch Tà ở bên khom người, đáp: “Vâng.
Vạn tuế gia rủ lòng hỏi thăm làm nô tỳ rất sợ hãi”.
Hoàng đế mỉm cười, dường như ý nghĩ đã bay đến chỗ khác.
Tịch Tà yên lặng cất sổ gấp và công hàm tóm lược trên bàn, cuối cùng nói: “Hoàng thượng, ngân lượng tiếp tế đều đã chuẩn bị đầy đủ ở cửa khẩu Tiểu Hợp, bộ binh lại đang hỏi điều động thế nào, có phải giữ lại trước rồi đợi sau tháng Giêng mới phát không”.
“Được, trẫm biết rồi”.
Hoàng đế ở trước cửa sổ, xoay người nói với Cát Tường: “Trẫm đến cung Tiêu Cát”.
Cát Tường cười nói: “Bẩm vạn tuế gia, giờ Hoà thục nghi đang ở ngự hoa viên ạ”.
“Có tuyết rơi mà đi khắp nơi làm gì?” Hoàng đế hơi không vui.
“Năm nay cũng lạ, chưa đến năm mới mà trong ngự hoa viên đã có hai cây hoa mai nở rực rỡ, hoàng hậu nương nương nói đây là điềm lành, bảo nương nương các cung đều đến ngắm”.
Hoàng đế cau mày hỏi: “Hoà thục nghi cũng đi? Chẳng suy nghĩ xem cơ thể mình thế nào?”.
“Chắc là thục nghi muốn hưởng hỉ khí của hoa thần, mà đi lại cũng tốt”.
“Khanh bảo kẻ nào qua xem xem, có tình hình gì thì báo cho trẫm biết”.
Cát Tường lĩnh mệnh đi ra ngoài dặn dò Tiểu Hợp Tử, hoàng đế chỉ đành bỏ vẻ dịu dàng tình cảm vừa rồi đi, tiếp tục bàn việc với Tịch Tà.
Việc tiếp theo là tấu xin trở về thăm Hồng châu vào tháng Giêng của Hồng Định Quốc, hoàng đế nghe xong cười nói: “Để hắn về đi.
Không thể ngăn cha con họ gặp nhau được.
Dù sao hắn được Hồng vương dạy cho cách xử lý mọt việc nên còn vui vẻ trở về đấy”.
Tịch Tà nói “Vâng”, bày sổ gấp ra trước mặt hoàng đế, dâng bút son lên.
Hoàng đế viết một chữ “chuẩn”, ngẩng đầu nhìn lên thì Tịch Tà đã đứng nhắm mắt, hỏi: “Khanh sao thế?”.
“Vạn tuế gia thứ tội, nô tỳ thiếu ngủ ạ”.
Tịch Tà bị hoàng đế nhìn ra vẻ mệt nhọc, giật mình tỉnh táo lại, vội vàng quỳ gối dập đầu bên chân hoàng đế.
“Thiếu ngủ?” Hoàng đế ngạc nhiên hỏi.
Tịch Tà nói quanh co: “Trước năm mới có nhiều tấu thỉnh an, mật báo các nơi nhiều vào dịp cuối năm, lại thêm việc ở cửa khẩu Tiểp Hợp, ban ngày luôn ở bộ binh, bộ hộ, tối thì…”.
Hoàng đế giật mình, nói: “Ở đây không cần khanh nữa.
Về phòng trực đi, khi nào ngủ đủ rồi lại đến ngự tiền hầu hạ.
Cát Tường, khanh tới làm việc còn lại đi”.
Tịch Tà không tình nguyện lắm, chậm chạp lui đến trước cửa.
“Tịch Tà, khanh chờ một lát”.
Hoàng đế chắp tay sau lưng thong thả bước đến trước mặt hắn, mỉm cười nhẹ giọng nói: “Bây giờ khanh là phụ tá đắc lực của trẫm, vì mấy việc vặt vãnh này mà làm khanh mệt nhọc thì thật chẳng đáng.
Sau này lúc nên nghỉ thì cứ nghỉ, chỉ cần khanh xin nghỉ, trẫm đều sẽ cho phép”.
“Vâng.
Được long ân của vạn tuế gia, nô tỳ cảm động đến rơi nước mắt”.
Tịch Tà gật đầu, những lời này làm hắn thực sự mệt mỏi rã rời, cho nên không thấy chói tai vì tiếng bước chân dồn dập trên hành lang.
“Vạn tuế gia”.
Tiểu Hợp Tử vội vã đến gần, phủ phục ở trước vua, “Hoà thục nghi…”
“Làm sao? Đã xảy ra chuyện rồi à?”
“Hoà thục nghi xuống từ đình Mai, bậc thang trơn nên trượt chân…” Tiểu Hợp Tử không ngờ một câu nói đã làm hoàng đế sốt ruột đến đỏ cả mắt, bị hoàng đế nhấc chân đá một cái bổ nhào, vội vàng lăn người giữ chặt chân cản hoàng đế lại, nói: “Vạn tuế gia, nô tỳ vẫn chưa bẩm hết.
Hoà thục nghi vốn đứng ở chỗ không cao, còn được Chiêu Phúc trong cung hoàng hậu nương nương đỡ nên không ngã.
Hoàng hậu nương nương sợ có sơ xuất nên giờ đang bảo thái y xem ạ”.
“À”.
Hoàng đế thở phào nhẹ nhõm: “Giờ đang ở đâu?”.
“Thục nghi nương nương đã trở về cung Tiêu Cát rồi ạ.
Hai vị thái y đều ở đó cả”.
“Khanh mau đến cung Tiêu Cát, đợi thái y xem xong thì gọi vào cung Càn Thanh thưa lại”.
“Vâng”.
Tiểu Hợp Tử đi truyền chỉ nhanh như chớp.
Chờ giây lát, hai vị thái y Bao, Hà đã tới trả lời, mạch tượng của Mộ Từ Tư bình ổn, thông suốt, khí sắc cũng tốt, không có nỗi lo ngã làm tổn thương thai nhi, hoàng đế mới yên lòng.
Lúc này mới là giờ thân buổi chiều, sau bữa tối hoàng đế lại đến cung Tiêu Cát một chuyến.
Vẻ mặt Mộ Từ Tư vẫn như thường, tuy bị hoàng đế quở trách vài câu vẫn cười xinh đẹp động lòng người.
Cung nữ dâng hoa quả, hoàng đế chia nửa trái táo cho nàng, nói cười một hồi mới trở về.
Đến sáng sớm hôm sau, lúc trời còn đen kịt, hoàng đế vẫn đang ngủ say, nghe thấy Cát Tường ở bên ngoài mành gọi vài tiếng: “Vạn tuế gia, vạn tuế gia, xin cho bẩm việc gấp ạ”.
Đột nhiên hoàng đế thầm giật nảy mình, ngồi dậy bảo: “Vào đây nói”.
Cát Tường vén mành lên bước nhanh vào, dù sao ngoài phòng cũng lạnh hơn bên trong, gió phun vào khiến người ta rùng mình.
“Người của cung Tiêu Cát đến nói nửa canh giờ trước Hoà thục nghi không ngừng băng huyết, bụng dưới đau đớn…”.
Trong đầu hoàng đế vang ầm ầm, hồi lâu mới hỏi: “Thái y đâu?”.
“Trần Tương đã được gọi vào từ lâu.
Đang xem ạ”.
“Thai nhi thì sao?”
“Vẫn chưa biết ạ”.
Lúc này Cát Tường hết sức cẩn thận, chỉ sợ nói sai một chữ: “Người của cung Tiêu Cát nói, Hoà thục nghi đã ngất mấy lần, xin hỏi vạn tuế gia có muốn di giá đến không”.
“Đã tới mức này rồi ư?” Hoàng đế sợ tái mặt, nói: “Thay quần áo, lập tức đến cung Tiêu Cát”.
Cát Tường vội vàng đi ra ngoài gọi bộ liễn, cũng may hôm qua tuyết không lớn, trên mặt đất chỉ hơi ẩm ướt, vẫn chưa kết băng, bọn thái giám khiêng bộ liễn chạy mà hoàng đế vẫn cứ thúc giục.
Đến trước cửa cung Tiêu Cát, cung nữ thái giám ra đón, hầu giá ở chính điện, hoàng đế gấp đến độ giậm chân: “Thế nào? Thế nào?”.
Mọi người không kịp trả lời đã nghe Mộ Từ Tư hét thảm một tiếng trong buồng lò sưởi sau mành.
Lòng bàn tay hoàng đế toàn là mồ hôi lạnh, lúc muốn dợm bước đi vào thì bị hai ma ma ngăn lại.
Cát Tường cũng vội vàng khuyên: “Vạn tuế gia không vào được đâu, hãy chờ thêm một lát nữa ạ”.
“Trần Tương đâu? Ông ta chết rồi à?” Hoàng đế không nhịn được mà gào thét.
Đương lúc rối ren, thái giám bên ngoài cao giọng hoan hô: “Tới rồi, tới rồi”.
Cửa chánh điện vừa mở ra, Tịch Tà đi vào trước tiên, thấy hoàng đế ở đó thì có vẻ khá bất ngờ, dập đầu nói: “Hoàng thượng vạn phúc kim an”.
Hoàng đế ngạc nhiên hỏi: “Khanh tới làm cái gì?”.
“Trần thái y bảo nô tỳ tới, nô tỳ cũng không biết chuyện gì”.
Cung nữ trong buồng lò sưởi thò đầu ra mời Tịch Tà, hoàng đế phất tay cho hắn vào.
Cách gần nửa canh giờ, thái y chạy tới sau đứng đầy một phòng, thấy hoàng đế tức giận đều câm như hến.
Hai người Bao, Hà thì càng run cầm ập, nằm rạp trên mặt đất, giống như hồn bay phách lạc.
Chẳng bao lâu Trần Tương và Tịch Tà đã đi ra từ trong, hoàng đế vội hỏi: “Thế nào? Có giữ được thai nhi không?”.
Trần Tương dập đầu nói: “Thần không có năng lực, không thể giữ được hoàng tử, tội đáng muôn chết”.
“Ôi!” Hoàng đế che mặt thở dài một tiếng, trầm ngâm một lát, chỉ nắm chặt vạt áo, gân xanh trên mu bàn tay nổi hết lên, cuối cùng chậm rãi hỏi: “Duyên cớ gì?”
Trần Tương tỏ vẻ khó xử, trả lời: “Do ngã làm tổn thương thai nhi”.
Hoàng đế bỗng chỉ vào hai thái y Bao, Hà: “Không phải chiều hôm qua các người nói còn rất tốt sao? Sao giờ lại nói thế, hả?”.
Hai người dập đầu như giã tỏi, thưa: “Chiều hôm qua quả thực mạch tượng bình ổn, bọn thần sợ có sơ xuất, còn kê một liều thánh dũ thang[1], trước khi nương nương ăn cơm tối, bọn thần lại xem mạch lần nữa, vẫn không việc gì…”.
Hoàng đế nghiến răng cười khẩy nói: “Được, được.
Ba người các ngươi bên nào cũng cho là mình phải, trẫm thấy hoàng tử chính là do đám gian thần các ngươi làm hại, không cần nói nhiều nữa, giờ sẽ lấy tính mạng của các người, thế là không còn tai hoạ về sau.
Người đâu!”.
Dù Trần Tương có lời vô cùng khó nói nhưng lúc này liên quan đến tính mệnh, không khỏi bò lên trên một bước tâu: “Hoàng thượng! Xin cho thần mật tấu! Xin cho thần mật tấu!”.
“Đi ra ngoài hết đi!” Trần Tương kéo quần áp Tịch Tà, nói: “Hoàng thượng, Tịch Tà vẫn phải ở lại…”
Vẻ mặt Tịch Tà thay đổi, bất mãn đứng hầu một bên.
Trần Tương thấy mọi người đã lui, mới nói: “Đêm qua thần đang trực, tới giữa giờ Dần, người của cung Tiêu Cát đến nói nương nương đau bụng khó nhịn, hô hoán không dứt, thần chạy vội đến đây, ma ma lại nói nương nương đã có vẻ băng huyết.
Thần ở ngoài mành chẩn mạch, mạch Huyền trơn ráp, mạch Xích chuyển gấp…”.
“Đó cũng cần phải nói à?” Hoàng đế không nhịn được bảo: “Chỉ cần nói điều quan trọng nhất thôi”.
“Vâng”.
Trần Tương tâu: “Ở huyệt Hợp Cố hổ khẩu của nương nương, thần phát hiện dưới da ẩn màu xanh tím, lại mời ma ma kiểm tra vết thương cho nương nương, quả nhiên chỗ giao của hai huyệt Kiên Tỉnh, Tam Âm đều có chấm tím, chạm vào lạnh như băng.
Châm vào ba huyệt vị này có tác dụng trợ sản, nương nương mới có thai bốn tháng, giờ dùng nội lực thúc ép ba huyệt, rõ ràng là muốn nương nương…”.
“Chờ đã!” Hoàng đế quát ông ta: “Khanh nói có người cố ý thúc ép ba chỗ huyệt vị này chính là muốn Hoà thục nghi sinh non?”.
Trần Tương dập đầu liên tục, không dám trả lời.
“Vậy là kẻ nào?”
Trần Tương do dự một lát, mới nói: “Thần là bạn cũ của thái giám Thất Bảo, theo thần thấy, võ công của người kia là một lộ với thái giám Thất Bảo”.
Hoàng đế kinh hãi, quay lại nhìn về phía Tịch Tà.
Tịch Tà vội vàng quỳ xuống tâu: “Thứ người xuống tay sử dụng chính là võ công mà thầy nô tỳ tu tập lúc tuổi già.
Trong hàng học trò chỉ có một mình nô tỳ kế thừa, nhưng gần đây nô tỳ không rời hoàng thượng một tấc, hoàng thượng minh giám khai ân”.
Hoàng đế ngây ra, Trần Tương nói tiếp: “Theo thần thấy, tuy là nội lực lúc đó chưa phát tác, che giấu tai mắt người ta nhưng khí hàn âm tụ ở dưới da không tiêu tan, có thể thấy công lực người nọ chỉ được một, hai phần, lại dùng không thỏa đáng, chắc là học trộm không đúng cách.
Có điều người này hận nương nương thấu xương, dùng hết sức lực, nếu không có Tịch Tà ra lức ép khí chí hàn ra khỏi cơ thể nương nương thì e là nương nương cũng không chịu đựng nổi”.
“Đủ rồi!” Hoàng đế trỏ vào hai người họ, run giọng cả giận nói: “Chớ vòng vo với trẫm, rốt cuộc là kẻ nào?”.
Trần Tương lập tức bảo: “Thần không biết”.
Tịch Tà cũng ngậm chặt miệng, không lên tiếng.
Hoàng đế nhìn chằm chằm Tịch Tà suy nghĩ một lát, chợt bừng tỉnh, gật đầu dữ tợn nói: “Chiêu Phúc! Đúng không? Chiêu Phúc trong cung hoàng hậu!”.
Tịch Tà dập đầu, không dám hé răng.
Hoàng đế bỗng đứng dậy, nói: “Người đâu!”.
Cát Tường, Như Ý vội vàng phụng lệnh đi vào, hoàng đế vẫn gọi: “Lý Cập”.
Lý Cập thấy Cát Tường, Như Ý quỳ ở một bên, không dám lên trước, chỉ quỳ gối phía sau hai người.
Hoàng đế nói: “Khanh lập tức dẫn người đến cung Khôn Ninh bắt Chiêu Phúc”.
“Vâng”.
Lý Cập tuân lệnh đi, để lại Cát Tường và Như Ý thấp thỏm lo âu.
Cát Tường lấy can đảm hỏi: “Vạn tuế gia…”
“Hừ hừ”.
Hoàng đế cười nhạt nói: “Học trò của thái giám Thất Bảo, ai nấy đều