Không lâu sau thời tiết ấm áp hơn, thời điểm công chúa Cảnh Giai lấy Lương vương Tất Long sắp đến, lụa Tiểu Hàn mà Hàn châu cống nạp đã được vận chuyển toàn bộ đến kinh thành.
Cục Châm Công đã làm xong mẫu xiêm y, lụa Hàn châu vừa đến bèn cắt theo đó, còn lại bốn trăm xấp thì đưa về kho, làm của hồi môn của công chúa, đến lúc thì sẽ bắt đầu vận chuyển.
Minh Châu ở cục Châm Công cũng bận rộn vô cùng, trừ việc thêu gấp nhiều bộ xiêm áo quan trọng thì còn phải dạy cách thêu cho cục Châm Công.
Ban đầu không thấy gì, sau nàng gặp Tịch Tà thì không khỏi căm hận nói: “Tôi đang yên đang lành không làm thợ cả, chạy vào trong cung làm nô cùng những người dung tục này đều là tại Lục gia cả.”
Tịch Tà kinh ngạc nói: “Trách tôi? Trước đây tôi đã nói với cô rồi, không cho cô đi theo, nay hối hận lại muốn trách tôi?”
“Những bộ xiêm áo này bộ nào phải làm, bộ nào không phải làm, chẳng phải vì một câu nói của Lục gia ư? Sao phải phân công xuống dưới ngần này công việc chứ?”
Tịch Tà và Tiểu Thuận Tử đang nhai đồ ăn Hàn châu sở trường của Minh Châu, bèn dừng đũa lại, cười nói: “Sau này sẽ còn có càng nhiều công việc hơn, nếu cô không chịu thì sao không đợi sau khi công chúa lấy chồng trở về Hàn châu đi?”
Minh Châu cười nói: “Mặc cho Lục gia nói như thế nào tôi cũng sẽ không trở về đâu.
Chẳng qua là cảm thấy trong cung bí bách, hay là Lục gia dẫn tôi đi ra ngoài chơi một lát.”
Tiểu Thuận Tử liên tục gật đầu: “Đúng vậy, đúng vậy, từ năm trước trở về không đi ra ngoài lần nào nữa cả, chị Minh Châu tới đã lâu mà chưa từng ngắm xem kinh thành nom như thế nào.
Thầy rảnh rỗi, tiện thể dẫn luôn cả con ra ngoài với.”
Tịch Tà đáp: “Chỉ cần là Minh Châu nói thì con đều hùa theo, nay trong cung bận tối mày tối mặt, ăn bữa cơm yên ổn đã chẳng dễ rồi, nào rảnh mà ra ngoài?”
Vừa dứt lời, Như Ý cười hì hì đi vào, nói: “Ở đây thơm thế! Cục Châm Công các người không cần cơm do giám Thượng Thiện[1] phát, chỉ quan tâm mình được ăn ngon, có nhớ đến nhị sư ca như anh không?”
[1] Một trong mười hai giám triều Minh triều, cùng phụ trách việc cung ứng thức ăn trong hoàng cung với tự Quang Lộc và cục Thượng Thực của nữ quan, nguyên liệu nấu nướng đến từ tự Quang Lộc.
Minh Châu đứng lên nói: “Nhị gia mau ngồi đi, hiếm khi ngài đến, hay là cùng nhau ăn cơm trưa rồi hẵng đi?”
Như Ý gắp ít đồ chay, ăn hai miếng rồi cười nói: “Hay là cô nương đến làm việc ở giám Thượng Thiện đi, cần gì để Tịch Tà sai khiến? Tiếc nỗi tôi mạng khổ ít phúc, không có thời gian thỉnh giáo tài nấu nướng của cô nương, lúc này hoàng thượng đang cho đòi Tịch Tà đấy.”
Thành Thân vương đang ăn trưa với hoàng đế, thấy bọn họ tới thì cầm lấy một bộ áo hai lớp thêu vàng ở bên cạnh nói với Tịch Tà: “Đây là vật hoàng thượng vừa mới thưởng cho ta, tay nghề này không tầm thường.
Có phải là do cô nương mà anh mang về từ Hàn châu thêu phỏng?”
Tịch Tà nói: “Vâng ạ.” Đoạn nhìn hoàng đế cười nói, “Minh Châu tới từ dân gian, ít bị bó buộc, vừa oán giận thời gian này lắm việc.
Nếu nàng mà biết hoàng thượng lấy đồ mà mình thêu gấp cho công chúa để thưởng người khác thì nhất định sẽ lại tức bực với nô tỳ.”
“Khanh có gan nói bậy ở trước mặt trẫm mà còn sợ nàng? Chớ học Như Ý cả ngày giận dỗi trẫm.”
Thành Thân vương nói: “Nghe nói một bức bình phong Bức tranh Cửu Ca nàng thêu trị giá một vạn lượng bạc trắng, mấy ngày nay Kim Quỹ có một tấm bình phong ra giá một vạn lượng, làm chấn động nửa kinh thành.
Ta rất muốn mua về phủ, anh hãy thay ta đi xem có phải đồ do Minh Châu thêu không.”
Tịch Tà nói: “Minh Châu đang ở trong cung, vương gia muốn gì chỉ cần lệnh nàng thêu, vả lại nô tỳ chỉ nhìn thoáng qua từ xa, giờ đi xem cũng không rõ được đâu ạ.”
Hoàng đế nhìn quanh, thấy nội giám khác đứng cách xa, bèn thấp giọng nói: “Năm ngoái tịch thu nhà Đổng Lý Châu, Miêu Hạ Linh lục hết ty bố chính sứ của ông ta cũng không tìm được món đồ này.
Lúc đó là khanh nói, Đổng Lý Châu dùng một vạn lượng mua một tấm bình phong để ở nhà cũng không dùng đến.
Một cây cầu sập làm chết bao nhiêu người nhưng ông ta còn có chỗ dựa nên không lo ngại gì, nhất định là kẻ đứng phía sau rất giỏi, tấm bình phong ắt bày trong nhà chủ nhân phía sau ông ta.
Lần này khanh đi điều tra rõ cho trẫm xem rốt cuộc tấm bình phong này đến từ nhà ai.
Khanh xem không rõ thì dẫn Minh Châu cùng đi cũng không sao.
Nữ quan rời cung bất tiện thế nào thì Thành Thân vương vừa mới nói rồi, nó sẽ báo cáo với thái hậu.”
“Vâng.” Tịch Tà nói, “Nếu vạn tuế gia đã nói như vậy thì mai nô tù sẽ đi.” Hắn trở lại viện Cư Dưỡng kể với Minh Châu, tất nhiên là Minh Châu gật đầu bằng lòng, ngay cả Tiểu Thuận Tử cũng muốn cùng đi ra ngoài.
Cuối cùng Minh Châu hé miệng cười, nói: “Lục gia, Minh Châu xin cảm ơn Lục gia trước.”
Tịch Tà nói: “Cảm ơn tôi làm gì, không phải là vì hoàng thượng sai khiến ư?”
Minh Châu cười nói: “Chẳng phải Lục gia đã biết tỏ tường chuyện tấm bình phong đó được Đổng Lý Châu cho kẻ nào, sao lúc này lại bán ra rồi sao? Còn cần đi thăm dò chắc? Chỉ cần nói thẳng với hoàng đế là xong, vòng vo như vậy là để dẫn tôi ra ngoài giải sầu đúng chứ?”
Tịch Tà cười nói: “Làm nô trong cung thì điều quan trọng không phải là cái gì cũng biết mà là lúc nên giả vờ mơ hồ thì mơ hồ.
Tỏ ra mình không gì không biết, lại làm người khác kiêng dè.”
Minh Châu nói: “Dạ dạ dạ, Lục gia đang dạy dỗ tôi đây mà.
Tôi sẽ làm như không biết.”
Tinh mơ hôm ấy đã bắt đầu lất phất mưa phùn, không thể coi là thời tiết hợp để đi chơi song sự phấn khởi của Minh Châu và Tiểu Thuận Tử đều không hề giảm đi chút nào.
Minh Châu mặc quần áo thái giám rời cửa cung cùng Tịch Tà.
Ba người tìm gian nhà trọ để thay thành quần áo bình thường.
Tịch Tà mặc áo màu chàm thêu chỉ vàng đi ở đàng trước, Tiểu Thuận Tử mặc quần áo của gã sai vặt cầm ô thay Minh Châu.
Hơn một nửa cái ô lớn đều che trên đỉnh đầu Minh Châu, vai Tiểu Thuận Tử dần ướt nhưng vẫn mang vẻ mặt trung thành tận tụy.
Tịch Tà quay đầu cười nói: “Trước nay chưa từng thấy con để tâm hầu hạ ta như thế, hay là con bái Minh Châu làm thầy một lần nữa, cứ gọi ta là sư thúc là được.”
Việc nhân đức không nhường ai, Tiểu Thuận Tử mở miệng gọi Tịch Tà từ xa: “Sư thúc, sư thúc.”
Minh Châu cười nói: “Lục gia thật là! Bình thường không để ý chuyện ăn, uống, mặc, dùng, ngày thường Tiểu Thuận Tử nhịn bợ như vậy, cũng không thấy ngài vui vẻ gì.
Cớ sao chỉ cần cậu bé đối tốt với tôi một chút, Lục gia đã để bụng thế?”
Tịch Tà đâu chịu đôi co với họ, bèn mỉm cười rồi quay đầu bước đi.
Minh Châu và Tiểu Thuận Tử liếc nhau, cười trộm phía sau hắn.
Đàng trước là cầu Song Thu, ba người đi lên hơn một trăm bậc thềm đá, bước trên mặt cầu được nước mưa cọ rửa, chậm rãi tiến về hướng bắc.
Cánh rừng long nhãn thơm bờ bên kia sông Ly đang đâm chồi nảy lộc, đỏ bừng một khoảnh, ngâm ở trong không khí trong trẻo sắc xanh tươi chung quang.
Tịch Tà dựa vào lan can đá, nhìn lá long nhãn xanh vàng rơi xuống dòng nước đến say sưa, người đạm mạc như thể trong suốt.
Minh Châu tiến lên phía trước nói: “Tôi tới từ địa phương nhỏ, chưa từng thấy cảnh đời, không biết nơi đây có điển cố gì.
Lục gia có thể nói cho tôi biết không?”
Tịch Tà nói: “Nơi đây bờ bắc có long nhãn thơm, bờ nam có phong, hai mùa xuân thu đều có lá đỏ như mặt trời, nên mới gọi là ‘cầu Song Thu’.”
Minh Châu cười nói: “Người đời đúng là lạ lùng, rõ ràng là mùa thê lương, một năm qua một lần còn chưa đủ.”
“Mùa thu cũng có cái hay của mùa thu.” Tịch Tà nói, “Đợi đến thu năm nay chúng ta trở lại, cô xem xem có phải tốt hay không.”
Minh Châu nói: “Tức là Lục gia còn có thể dẫn tôi đi? Vậy thì nhất định là tốt rồi.”
Tịch Tà chỉ vào cầu phiêu Hạ phía tây, nói: “Cây cầu đó là một nơi đẹp đáng để đến vào mùa hạ.
Trên cầu có ba tòa lầu gỗ tụ gió bốn mặt, ở đỉnh lầu thưởng trà hóng mát, nhìn cảnh sông từ xa, lúc thời tiết tốt có thể trông thấy tây có Định Quốc vắt ngang, đông có bảy cầu nối tiếp nhau.
Dù là mùa xuân, thu, ngắm cầu Song Thu từ chỗ đó sẽ luôn thấy một bờ đỏ như máu, cũng là một phong cảnh đặc biệt.
Hay là bây giờ chúng ta đến cầu Phiêu Hạ nhé?”
Từ đó đến cầu Phiêu Hạ còn một chặng đường nữa, trời mưa đường trơn nên ba người không muốn đi, bèn thuê du thuyền ở dưới cầu, thảnh thơi trôi về phía “lầu nóng” của cầu Phiêu Hạ xây ở chính giữa sông Ly, bước lên bậc thang quanh co mà lên.
Chốn ấy là vì hóng gió cảnh nên quen mở rộng song cửa từ xuân đến thu, vừa lên đến phòng trà tầng thứ ba, chợt gió mát đập vào mặt, mưa phùn dính áo, nhìn ra cảnh sắc chung quanh phía xa, trong mù mưa bụi chỉ có thể nhìn rõ cầu Định Quốc và cầu Song Thu.
Tiểu Thuận Tử nói: “Ông trời đúng là làm mất hứng! Hiếm lắm mới ra được một chuyến, lại không nhìn thấy phong cảnh đẹp.” Tịch Tà và Minh Châu không khỏi mỉm cười, đều thấy mặc dù lúc này không thấy cảnh đẹp bảy cầu nối nhau nhưng lại hiếm có sự khoan khoái “Gió lành chải tóc biếc, mưa phùn nhuộm váy hoa”, vì vậy bèn sai tiểu nhị pha chè thơm, tĩnh tâm ngồi chơi.
Hai người mới thấy gió mát thấm người thì bỗng một mùi thơm nồng xông vào mũi, một anh chàng mặc quần áo hoa lệ đi qua họ, chọn vị trí ngồi ở dưới cửa sổ đối diện.
Minh Châu bị mùi hương trên người gã phả đến mức chau mày, lại thấy gã chải tóc bóng bẩy, quần áo hoa hòe hoa sói, ngồi vênh váo hống hách ở đó thì không khỏi nhẹ nhàng bật cười một tiếng.
Tịch Tà thấp giọng bảo: “Cô chớ nên trêu chọc gã.
Đó cũng là một tay già đời đấy.”
Minh Châu cười nói bên tai Tịch Tà: “Nhìn dáng vẻ quê mùa đầu dầu má phấn của gã, ai mà thèm để ý đến gã chứ?”
Anh chàng kia gọi một bình trà, hai đĩa điểm tâm, đột nhiên cau mày nói với tiểu nhị: “Ai cũng nói lầu trà các người tiếng tăm lừng lẫy ở kinh thành nhưng mở cửa làm ăn thế nào thế? Trời đang mưa mà không biết đường đóng cửa sổ vào, làm ướt hết cả quần áo của ta rồi.”
Minh Châu nghe vậy thì suýt phun ngụm trà ra, vội vàng dùng khăn tay mà Tiểu Thuận Tử đưa tới che miệng cười.
Tịch Tà nhịn cười, bảo: “Cô tuyệt đối không được gây sự cho tôi, đừng đi chê cười hắn.
Chúng ta ra ngoài vì có chuyện đứng đắn phải làm, chi bằng giờ đi thôi.”
Minh Châu khó khăn lắm mới có giọng điệu thấu đáo, nói: “Vâng, đi sớm mới tốt.” Đoạn lấy bạc vụn từ trong túi ra, sai Tiểu Thuận Tử tính tiền rồi đứng dậy theo Tịch Tà.
Nàng vừa ngẩng đầu đã thấy anh chàng kia đang ẩn tình nơi khóe miệng, nhìn mình chằm chằm thì không khỏi thầm phát cáu, lửa giận trong mắt chợt dấy lên, sắc bén như dao.
Anh chàng kia hơi kinh hãi, nước trà nóng bỏng đổ lên tay, nóng đến mức giật mình.
Tịch Tà kéo ống tay áo của Minh Châu, thấp giọng hỏi: “Chẳng lẽ cô muốn chọc mù mắt gã?”
Minh Châu cười nói: “Lục gia không cho tôi gây chuyện thì tạm tha cho gã vậy.”
Tịch Tà bảo: “Cô đồng ý sảng khoái thế cũng làm tôi lo lắng đấy.”
Chỉ chốc lát sau Tiểu Thuận Tử đã đuổi theo, nói: “Chị Minh Châu cười nhạo người kia nhất định đã làm mích lòng gã, vừa nãy gã còn chặn tôi hỏi tên chị đấy.
Tôi không nói với gã, còn trợn trừng vài lần với gã nữa.”
Minh Châu cả giận nói: “Như thế vẫn chưa đủ, nhẽ ra nên vả miệng gã thay tôi.”
Tiểu Thuận Tử nói: “Thế giờ tôi quay lại đánh gã, trút giận cho chị.”
Tịch Tà cười bảo: “Người kia rất giỏi võ công, con không đánh được gã đâu.
Đợi Minh Châu dạy con vài mánh đã.”
Ở Ly đô, phần lớn mặt tiền xưởng vải, cửa hàng may, phường thêu đều tập trung ở đường Kim Quỹ, nhiều nắm trước Tịch Tà thường theo thái giám Thất Bảo tới nên biết nơi có thể buôn bán bình phong hơn vạn lượng ở chốn này chỉ chừng ba bốn nhà, bèn tới thẳng “quán Hòa Quyên” lớn nhất trước tiên.
Tiểu Thuận Tử hỏi ra, quả nhiên có món đồ này.
Tịch Tà nói: “Chúng tôi hâm mộ tiếng tăm mà đến, muốn mở mang kiến thức.
Nếu tốt thật thì sẽ mua.”
Chủ quầy bảo: “Ở ngay trong phòng lớn tầng hai, mời các vị lên lầu.”
Cả căn phòng lớn như vậy mà chỉ bày một tấm bình phong ấy.
Minh Châu là bậc thầy trong nghề này, rất muốn xem thử trình độ hàng thêu của kinh thành nên thất vọng nói: “Sao không thấy những hàng thêu khác?”
Chủ quầy cười đáp: “Cô nương, tấm bình phong này bày ở đây còn chưa đủ để cô ngắm ư? Những vật khác so sánh với nó thì chỉ càng thêm xấu xí, tục tằn, bảo từ này quán nhỏ này buôn bán thế nào được?”
Tịch Tà đi tới gần bình phong, hỏi Minh Châu nói: “Thế nào?”
Minh Châu gật đầu, nói: “Chính là cái này.”
Tịch Tà nói với chủ quầy: “Vật này quả thật rất tốt.
Nhưng thực sự đáng giá những một vạn lượng ư? Quán các ông lấy đâu ra số tiền đó để nhập loại mặt hàng này chứ?”
Chủ quầy cười đáp: “Vị tiểu gia này hỏi là thế là phải, quán nhỏ này quả thật không có tiền vốn mua mặt hàng quý giá như thế, song dù sao kinh thành cũng ngay dưới chân thiên tử, người cất giấu thứ tốt rất nhiều.
Không dối gạt tiểu gia, thứ này đến từ phủ của một vị quý nhân nhờ quán tôi bán hộ.”
“À?” Tịch Tà trầm ngâm nói, “Ông nói như vậy, tôi lại thấy hơi lo.
Người ta tùy tiện đưa ra cái giá trên trời, các ông bèn bán dựa theo đó, ai biết có đáng giá không.”
Chủ quầy bảo: “Tiểu gia ơi, người nhờ chúng ta bán hộ tấm bình phong này là một kẻ cao quý nói sao làm vậy, sao có thể ăn nói ba hoa?”
“Việc này thì không biết được đâu.” Minh Châu nói, “Chẳng biết là đồ của nhà ai? Hãy nói ra để cho chúng tôi yên tâm.”
Chủ quầy bèn vội vàng lắc đầu, trả lời: “Thế thì không được.
Vị gia đó nói, bất kể thế nào cũng không được tiết lộ thân phận của ngài ấy một mảy may.”
Tịch Tà đã biết tình hình bên trong từ lâu nên không để ý, cười nói: “Vậy thì thôi.” Hắn không quan tâm chủ quầy nói khéo như rót mà chỉ lo xuống tầng, suýt nữa đụng phải một người hấp tấp chạy lên ở cửa thang gác, vội vàng nghiêng người nhường, chỉ nghe đó người đó cười nói: “Ta cũng xem thử tấm bình phong giá vạn lượng thế nào.”
Minh Châu nghe tiếng gã thì sầm mặt lại, núp sau Tịch Tà, nhỏ giọng nói: “Tại sao lại là gã?”
Tịch Tà cũng thở dài, lẩm bẩm cười nói: “Đúng là oan gia ngõ hẹp.” Thấy ánh chàng theo tiểu nhị lên lầu, được chủ quầy tiếp đón đi quanh bình phong thì không vội đi ngay mà muốn xem rốt cuộc gã muốn làm gì.
Miệng anh chàng kia cứ tấm tắc lấy làm kỳ lạ: “Hàng tinh hoa tuyệt thế mà thực sự chỉ có giá một vạn lượng thôi à?”
Minh Châu thấp giọng giận dữ nói: “Cái đồ quê kếch thì biết cái gì? Nếu gã dám đụng đến Bức tranh Cửu Ca này thì tôi sẽ chặt tay gã đi.”
Lúc đầu anh chàng kia không coi ai ra gì nên không chú ý tới họ, bấy giờ nghe có người nói chuyện, quay đầu nhìn thấy Minh Châu thì bỗng lộ rõ vẻ vui mừng trên nét mặt, bước vội mấy bước lên phía trước, nói: “Thì ra lại là cô nương.
Tiểu sinh có duyên với cô nương, lại gặp nhau ở đây.
Tiểu sinh là Thẩm Phi Phi, xin hỏi phương danh của cô nương?”
Minh Châu thấy gã ra vẻ tự cho là phong lưu, trong lòng chán ghét bèn nói với Tịch Tà: “Lục gia, chúng ta hãy tránh xa gã ra.”
Tịch Tà nháy mắt với Tiểu Thuận Tử, bảo vệ Minh Châu xuống lầu trước.
Anh chàng kia định đi theo thì bị Tiểu Thuận Tử cản lại, nói: “Vị gia này muốn làm gì đấy? Sao cứ nhìn xằng bậy chằm chằm vào cô nương nhà tôi, chưa nhận ra mình thiếu lễ độ à?”
Thẩm Phi Phi nhìn bóng lưng Minh Châu, than thở: “Quả là một cô nương thanh tú nhất trần đời, không biết nàng tên là gì.”
Tiểu Thuận Tử nói: “Có liên quan gì tới anh! Nếu anh dám nhiều chuyện thì bọn tôi sẽ tìm quan phủ bắt anh đấy.”
Thẩm Phi Phi phục hồi tinh thần lại, cười khẩy nói: “Quan phủ? Tôi không sợ quan phủ đâu.”
“Ơ hay, anh mới lớn lối làm sao! Chỉ cần anh dám đi theo, bọn tôi sẽ cho anh một bài học.” Mặc dù ngoài miệng Tiểu Thuận Tử không chịu thua thiệt nhưng trong lòng lại nghĩ Tịch Tà đã nói người này võ công rất cao, không dám ham chiến nên xuống lầu nhanh như chớp đuổi theo Tịch Tà, thêm mắm thêm muối kể lại lời của Thẩm Phi Phi một lần ở trước mặt Minh Châu.
Minh Châu nói: “Tôi cảm thấy cái tên này rất quen tai, Lục gia có biết nơi nào có nhân vật như thế không?”
Tịch Tà nói: “Thầy hai từng nhắc đến người này với tôi, gã là tên trộm “én bay cá lặn” Thẩm Phi Phi nổi danh trên đường Trung Dương ở Khoa châu.”
“Thì ra là gã!” Minh Châu bừng tỉnh, “Từ lâu đã nghe nói gã tự xưng có dung mạo chim sa cá lặn, lại có khinh công vượt nóc băng tường nên tự mình đặt biệt hiệu ‘én bay cá lặn’, thảo nào lại ẻo lả đầu dầu má phấn như thế.” Nàng và Tiểu Thuận Tử che miệng cười một lát, đột nhiên lại nói, “Gã lăn lộn ở đường Trung Dương của Khoa châu, sao lại đến Ly đô? Liệu có ý đồ gì với tấm bình phong Bức tranh Cửu Ca này không?”
Tịch Tà híp mắt, cười nói: “Gã là kẻ trộm, đương nhiên sẽ không bỏ qua thứ tốt.”
Nếu Thẩm Phi Phi theo sau thì không tránh khỏi việc sẽ tiết lộ thân phận của họ, Tịch Tà nói một câu sắc trời không còn sớm, bèn về cung báo cáo.
Hắn gặp hoàng đế bèn nói: “Chuyện này thật khó, người chủ quầy đó không chịu nói sự thực, nô tỳ khó khăn lắm mới điều tra ra kết quả.
Hoàng thượng nghe xong sẽ bị giật mình đấy.
Tấm bình phong này được đưa ra từ trong nhà thống lĩnh thị vệ Hạ Dã Niên.”
Quả nhiên nằm ngoài dự liệu của hoàng đế: “Hạ Dã Niên? Trước nay gã và Đổng Lý Châu không hề qua lại cơ mà.”
“Đúng vậy.” Tịch Tà nói, “Gã chẳng qua chỉ có cấp quan tòng nhị phẩm, không thể nói gì giúp Đổng Lý Châu.
Nô tỳ phỏng đoán chắc chắn có người khác đưa tấm bình phong này cho Hạ Dã Niên.
Hạ Dã Niên biết bức bình phong này thật ra là tang vật nên cất giấu mấy tháng, nay việc Đổng Lý Châu đã qua, bèn muốn sớm ngày bán nó đi.”
Hoàng đế bảo: “Khanh hãy đi điều tra rõ chân tướng xem là ai đưa Bức tranh Cửu Ca này cho Hạ Dã Niên.
Tay của người này đã vươn đến tận trong cung, không thể coi thường được.
Nếu Hạ Dã Niên đã không tin được thì có cần bỏ gã thay kẻ khác không?”
“Chắc chắn Hạ Dã Niên đã có một nhóm thân tín trong đám thị vệ, bỏ gã thay kẻ khác vào thì trừ việc động đến nhân vật trên đầu gã ra thì chẳng có lợi lộc gì.
Khương Phóng thường hay bất hòa với gã, lại qua lại gần gũi với Thành Thân vương, chi bằng yêu cầu y âm thầm chú ý hành động và nhân vật qua lại với Hạ Dã Niên.
Đến lúc hoàng thượng muốn trừ khử gã thì cả thân tín của gã cũng phải nhổ bỏ cả thể thì mới là đào tận gốc, trốc tận rễ.
Bên cạnh hoàng thượng không có thị vệ tự mình cất nhắc, mấy năm nay đều là do thái hậu chọn, hay là mở lại khoa võ, chọn một nhóm thanh niên để trọng dụng.”
Hoàng đế cười nói: “Đây là chuyện rất náo nhiệt, nên để con em nhà quan võ các nơi thi hương ở tỉnh, cách năm hẵng tới Ly đô thi hội.
Trước kia đều do tuần phủ các nơi coi thi, nay khỏi cần sửa lại.
Hai ngày nữa bảo bộ binh gửi công văn xuống.
Song trẫm nghĩ nhanh nhất cũng phải một hai năm nữa mới có thể mở thi hội trở lại.”
“Vâng, hoàng thượng thánh minh.
Thi võ chọn tướng tài tương lai, không thể vội vàng gấp gáp.” Tịch Tà lại tâu, “Nô tỳ còn có chuyện muốn xin hoàng thượng bảo cho biết.
Nếu bức bình phong này là hàng thật, không biết bây giờ nên xử trí như thế nào? Có cần mua về trong cung không ạ?”
“Ngày mai khanh đi hỏi Thành Thân vương có muốn không.
Nếu nó tiếc tiêu một vạn lượng thì để giám Ngự Dụng[2] mua vào đặt ở cung Từ Ninh.
Thái hậu cũng rất thích đồ Minh Châu thêu đấy.”
[2] Một trong mười hai giám thời Minh, quản việc chế tạo đồ gỗ như bình phong, giường, các đồ trang trí bằng gỗ mun, tử đàn, ngà…
Tịch Tà cười nói: “Vậy thì phải nhanh, nay người có ý đồ với bức bình phong đó không ít đâu ạ.”
Ai ơi nhớ lấy câu này, reup không khéo có ngày rụng răng.
Ở trong nhà trọ, Thẩm Phi Phi buộc quần áo đi đêm cho chỉnh tề rồi đẩy cửa sau ra, nhẹ nhàng trèo lên nóc nhà.
Đêm xuống còn có mưa nhỏ nên có vẻ hơi oi bức, xuyên qua không lâu sau thì trông thấy một khoảnh lớn toàn sân nhà đen nghịt trên đường Kim Quỹ.
Gã nhảy lên trên bệ cửa sổ lầu hai của quán Hòa Quyên, đẩy cửa sổ một cái, không ngoài dự đoán, quả nhiên đã được khóa rất chắc chắn.
Thẩm Phi Phi lấy dao găm từ hông ra, nhẹ nhàng đẩy then cài cửa sổ ra, nhảy vào trong phòng không một tiếng động.
Đêm đó không có ánh trăng, trong phòng một màu đen kịt, Thẩm Phi Phi thắp sáng cây đốt lửa, dần dần có thể thấy rõ bình phong khung gỗ ngay giữa phòng vẫn mang phong cách cổ xưa trang nhã, lặng lẽ dựng đứng trên mặt đất, nhưng chín bức thêu phía trên đã không cánh mà bay.
Gã không khỏi dùng sức dụi dụi mắt, lại đến gần chút nữa, vòng quanh khung gỗ vài vòng, cuối cùng chỉ cảm thấy đầu váng mắt hoa, vịn lấy khung gỗ bình phong, cau mày than vãn một tiếng thật dài: “Một vạn lượng… Một vạn lượng đấy!” Gã lại lắc đầu day trán hồi lâu, ngồi xổm trước tấm bình phong ngây ra một lúc rồi đột nhiên hung tợn nói: “Là thằng giặc con nào dám đoạt mối làm ăn với đại công tử Thẩm ta? Mau ra đây!” Cả người gã căng thẳng đợi một chốc, trong phòng vẫn im ắng không tiếng động, chỉ đành xấu hổ cười “hì hì” rồi nói, “Thì ra lầm.” Đoạn uốn éo đứng dậy, dập tắt cây đốt lửa, nhét về chỗ hông rồi đi tới phía cửa sổ, tay trái nhẹ nhàng đẩy cửa ra, tay phải vội vàng vung lại phía sau, dao găm bắn nhanh đến một góc tối ở cửa thang lầu.
Chỉ nghe “keng” một tiếng, ánh sáng kim loại nhỏ bé lóe lên trong bóng tối, sau đó lại hoàn toàn tĩnh mịch.
Thẩm Phi Phi không nghe thấy có tiếng người bị thương phát ra,