Nam Ngọc thật sự là Trần Hoa thượng tiên hàng thật – cam kết đổi trả nếu phát hiện hàng giả – trông coi Trần Thủy, đã cần mẫn đảm nhiệm chức vụ này được hai mươi năm. Là Trần Hoa thượng tiên, chức trách chính của chàng là bảo vệ Tư Phàm kiều, trông nom toàn bộ Trần Thủy của Cửu Thiên Tiên Giới để tránh một số yêu tà ma theo Trần Thủy lẻn vào Cửu Thiên Tiên Giới, thỉnh thoảng thì đánh mấy tán tiên không có việc gì làm xuống nhân gian kiếm chuyện một trận.
Tuy sông hồ thông với Đông Hải ở nhân gian cũng được coi là Trần Thủy nhưng chỉ cần không ảnh hưởng tới sông Trần Thủy trên Cửu Thiên Tiên Giới thì không liên quan tới Trần Hoa thượng tiên. Vậy nên lên làm thượng tiên đã hai mươi năm, số lần chàng hạ phàm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mà trong số vài lần ít ỏi Trần Thủy dưới nhân gian chấn động làm ảnh hưởng tới Trần Thủy Cửu Thiên thì đầu sỏ gây chuyện đều là tán tiên xuống trần du ngoạn, hay nói cách khác, chỉ có tiên mới có thể quấy rối Trần Thủy ở nhân gian mà làm Trần Thủy ở Cửu Thiên có động tĩnh.
Đây là hiểu biết Nam Ngọc đúc rút dựa trên kinh nghiệm có được.
Thế mà lần này xuống nhân gian lại phát hiện kẻ kiếm chuyện ở Trần Thủy lại là ba người phàm, điều này quả thực làm chàng rất đỗi bất ngờ.
Nhưng chàng là thượng tiên, tương tự như việc không nói tên thật cho người phàm biết, cảm xúc tất nhiên cũng không thể thể hiện rõ ra mặt.
Sau khi nghe ngóng được dưới nước có “yêu vật” thì chàng mới ít nhiều có cân nhắc: ba phàm nhân thì ít có khả năng có sức mạnh làm chấn động Trần Thủy Cửu Thiên nhưng “yêu vật” thì khó nói.
Song, tiếp đó chàng rất bất ngờ.
Lúc đứng ở mép hồ nước, chàng không cảm nhận được yêu khí mà lại là… tiên khí.
Về trời lấy vũ khí chỉ là giả vờ, pháp khí của chàng chính là kiếm. Án binh bất động và không cho ba người kia hành động thiếu suy nghĩ chẳng qua là để chàng có thời gian đi dò la tin tức.
Thứ có tiên khí có thể là vật tiên, có thể là tiên thú, có thể là tiên nhân, mà vật tiên và tiên thú thì có thể có chủ, tiên nhân thì lại càng không thể tùy tiện động thủ với đối phương.
Ôi, thành ra chuyện này lại hóa phiền phức,
Ngoi đầu lên khỏi mặt nước Trần Thủy, Nam Ngọc thở dài thườn thượt.
Uyên Hoa thượng tiên Chử Chi Minh đứng trên Tư Phàm kiều tạm giúp trông Trần Thủy là một thanh niên trầm tĩnh, thận trọng, không nóng vội, râu hùm hàm én trông hung hãn, dũng mãnh nhưng thực ra tính tình đơn thuần, lương thiện, có thể nói là “ôn, lương, cung, kiệm, nhượng”.
*ôn, lương, cung, kiệm, nhượng: năm đức của Khổng Tử được nêu trong Luận Ngữ gồm ôn hòa, lương thiện, cung kính, tiết chế, khiêm nhường. Đọc thêm luận giải về câu này ở link
“Sao đã về rồi? Báo động giả à?” Cứ tưởng bạn xuống phàm nhanh cũng phải nửa canh giờ, không ngờ mới đó đã thấy về, Chử Chí Minh liền đoán theo hướng khả dĩ nhất.
Nam Ngọc xua tay, khuôn mặt sáng sủa trẻ tuổi nhăn nhó: “Đừng nói nữa, kỳ lạ lắm, làm không khéo khéo là không xong.”
Gặp bạn, chàng quay về với bản tính của mình, không giả vờ giả vịt cái phong thái thượng tiên mệt chết người kia nữa.
Chử Chi Minh không phải người hay chuyện nên cũng không hỏi thăm tỉ mỉ chỉ hỏi: “Thế phải làm thế nào? Có cần tôi hỗ trợ không?”
Nam Ngọc không khách sáo nói ngay: “Huynh trông Tư Phàm kiều giúp tôi một lúc là được, tôi đi tìm sư phụ hỏi thử.”
Chử Chi Minh gật đầu, chỉ nói một câu: “Ở đây có tôi, huynh yên tâm.”
Nam Ngọc không nói thêm gì, cảm kích nhìn đối phương, một ánh mắt thay mọi lời muốn nói.
Quen biết nhiều năm, Nam Ngọc hay chê Chử Chi Minh quá nghiêm túc, bất kể là nói chuyện hay làm việc đều ngăn nắp trật tự đâu ra đấy, hầu như chẳng có gì thú vị nhưng không thể không thừa nhận, vào lúc cần được giúp đỡ, có một người bạn như vậy khiến người ta rất yên tâm.
Chào Chử Chi Minh, Nam Ngọc đi thẳng tới núi tiên Đại Dư.
Đại Dư là một trong hai ngọn núi tiên gần Cửu Thiên Bảo Điện nhất, có rất nhiều vị tiên có chức có tước ở đây, trong đó bao gồm cả sư phụ của Nam Ngọc: Canh Thần thượng tiên Trịnh Bác Lão.
Canh Thần thượng tiên cai quản việc tinh tượng, xưa nay luôn là một trong những thượng tiên được Thiên Đế coi trọng nhất.
Kỳ thực ở Cửu Thiên Tiên Giới không có chuyện “thầy trò”, hơn nữa Nam Ngọc và Trịnh Bác Lão đều là thượng tiên, cho dù Canh Thần thượng tiên được Thiên Đế coi trọng hơn nhưng trên danh nghĩa, hai thượng tiên là ngang nhau, không có ai trên ai dưới, có thể cùng ngồi chung bàn cùng ăn chung mâm.
Song quan hệ giữa Nam Ngọc và Trịnh Bác Lão sâu xa hơn thế.
Mấy trăm năm trước, lúc hai người đều chưa thành tiên, Nam Ngọc chính là đồ đệ của Trịnh Bác Lão, không biết là Nam Ngọc có phúc hay ngày sinh tháng đẻ hợp với Trịnh Bác Lão, tóm lại thì năm mười bốn tuổi, chàng bái Trịnh Bác Lão làm thầy, theo thầy tu hành được ba năm thì hai thầy trò song song thành tiên.
Đương nhiên là tu hành của Trịnh Bác Lão sâu dày hơn chàng nhiều, thăng tiên không bao lâu sau đã trở thành Canh Thần thượng tiên còn chàng sau mấy trăm năm làm tán tiên ở Cửu Thiên Tiên Giới thì mới đủ quy cách để làm Trần Hoa thượng tiên.
Song, bất luận thân phận thay đổi thế nào, tình thầy trò giữa chàng và Trịnh Bác Lão chưa từng thay đổi. Sư phụ quả không hổ là sư phụ, mỗi lần chàng gặp chuyện gì khó, Trịnh Bác Lão chỉ cần nói đôi câu là đã chỉ đường dẫn lối gỡ rối được cho chàng.
Vừa đến Đại Dư, còn chưa đi Canh Thần cung, Nam Ngọc đã nghe tiếng những món đồ đồng lắc leng ca leng keng ở phía Tây và ngày càng gần.
Nam Ngọc mỉm cười, dừng chân đứng trông về hướng Tây thong thả chờ.
Chẳng mấy chốc, một cụ già treo đầy các món đồ đồng trên mình xuất hiện trong tầm mắt Nam Ngọc. Ông cụ có mái tóc bạc rối bù, mặt mày bẩn thỉu, những món đồ đồng treo quanh người như áo giáp lắc qua lắc lại theo nhịp bước chân kêu lanh canh.
Người tới không phải ai khác, chính là Canh Thần thượng tiên Trịnh Bác Lão.
Nam Ngọc đã quen với sự khác người của sư phụ. Thực ra lúc mới thành tiên, sư phụ không như vậy. Dù gần năm chục tuổi nhưng vẫn rất đạo mạo, nho nhã, trông tựa như chừng bốn mươi. Thế mà sau khi làm Canh Thần thượng tiên, ngày ngày say mê nghiên cứu tinh tượng, giờ đây, sau mấy trăm năm, sư phụ đã biến thành một ông cụ tóc bạc râu dài làm người ta khóc dở mếu dở.
“Tôi tính toán biết được rằng hôm nay đồ đệ của tôi sẽ tới…” Còn cách khá xa, Trịnh Bác Lão đã nói to.
Nam Ngọc cười, dỗ ông cụ tính tình trẻ con: “Phải đấy, chẳng gì có thể giấu được thầy.”
“Lại gặp chuyện gì?” Trịnh Bác Lão đã tới chỗ Nam Ngọc, nói đã dứt tiếng mà tiếng leng keng trên người còn chưa dứt.
Nam Ngọc bất đắc dĩ phải lấy tay giữ mấy món “trang sức” kêu to lại rồi mới nói nhỏ: “Có một vật nằm dưới Trần Thủy ở nhân gian quấy rối Trần Thủy Cửu Thiên, tôi không dám hành động lỗ mãng nên mang hình dáng nó tới muốn mời sư phụ nhận dạng.”
Trịnh Bác Lão nhíu mày, thấy đồ đệ không châm chọc “Không phải thầy biết bói sao, bói xem tôi tới làm gì” như mọi khi mà nói năng nghiêm túc, đứng đắn thì cũng không chọc ghẹo, đi thẳng vào câu chuyện: “Đưa đây tôi xem.”
Nam Ngọc phẩy nhẹ tay một cái, đám mây bên chân liền biến ra “tác phẩm hội họa” của Đàm Vân Sơn.
Trịnh Bác Lão cúi đầu nhìn một hồi lâu, bỗng nói khẽ: “Theo tôi về Canh Thần cung.”
Không thể nói ở bên ngoài mà phải về Canh Thần cung, chứng tỏ vật này không hề tầm thường. Tâm trạng Nam Ngọc nặng nề, lập tức đi theo Trịnh Bác Lão về Canh Thần cung.
Canh Thần cung là chỗ ở của Canh Thần thượng tiên, vốn chỉ là chỗ nghỉ ngơi. Tương tự như Nam Ngọc phải ở Tư Phàm kiều trông coi Trần Thủy, hằng ngày Canh Thần thượng tiên dành phần lớn thời gian ở điện Canh Thần gần Cửu Thiên Bảo Điện để xem sao bói toán, bẩm báo những thay đổi bất thường cho Thiên Đế biết, đương nhiên cũng để nếu Thiên Đế có chuyện cần hỏi thì có thể tìm thấy người ngay.
Song, tới Trịnh Bác Lão, chức Canh Thần thượng tiên này trở nên thoải mái hơn nhiều, hồi xưa còn nghiêm chỉnh, khoảng trên trăm năm trở lại đây, cậy được Thiên Đế mở một mắt nhắm một mắt cho qua, Trịnh Bất Lão bèn không tới Canh Thần điện hẳn, sao thì ở đâu cũng xem được, bói ở đâu cũng bói được, không trễ nãi chức trách của một Canh Thần thượng tiên là được.
Vào Canh Thần cung, Nam Ngọc vừa ngồi xuống, Trịnh Bác Lão đã giục chàng biến ra lại bức tranh kia.
Nam Ngọc làm theo, chiếu lên bàn bức họa trên mặt đất Đàm Vân Sơn vẽ ở ven hồ Bạch Quỷ Sơn, đồng thời thuật lại toàn bộ những điều tai nghe mắt thấy bao gồm cả chuyện U Thôn ba năm không có màn đêm ba người kia kể cho Trịnh Bác Lão nghe.
Trịnh Bác Lão nghe xong không nói gỉ, trải một trang giấy, chấm mực, chớp mắt đã vẽ lại bức họa kia lên giấy.
Tranh vẽ bằng bút mực có tính gợi hình hơn cầm cành cây vẽ lên đất nhiều, cuối cùng Nam Ngọc cũng nhìn ra: “Đây là… đèn cung đình?”
Trịnh Bác Lão trầm ngâm một lát rồi nói: “Nói đúng hơn là, là Nhật Hoa bảo châu Thương Bột thượng tiên dâng tặng nhân thọ yến của Thiên Đế.”
“Nhật Hoa Bảo Châu?! Sư phụ đừng làm tôi sợ…” Lúc nhận ra tiên khí, Nam Ngọc đã hoài nghi là vật tiên nhưng tuyệt đối không ngờ lại là một vật quý báu như thế.
“Không nhầm đâu. Lúc ấy Thiên Đế rất thích, lập tức sai người chế tác bảo châu thành đèn cung đình, yến hội còn chưa kết thúc, đèn cung đình đã được làm xong.” Trịnh Bác Lão chỉ vào phần hoa sen bên dưới rồi lại chỉ mấy nét nhấp nhô không biết là thứ gì ở bên trên, giải thích, “đây là giá đỡ hoa sen của đèn, đây là khắc hình mây bay bồng bềnh, Nhật Hoa Bảo Châu được khảm vào giữa, cho nên nhìn mặt bên này mà xem, trơn nhẵn, bóng loáng, chính là viên bảo châu.”
Nam Ngọc từng nghe danh Nhật Hoa Bảo Châu nhưng lần thọ yến đó chàng chỉ mới là tán tiên, không có tư cách tham dự, tính ra chuyện đã cách nay ba trăm năm trước, không khỏi thấy không vững tin: “Sư phụ, chuyện đã qua lâu vậy rồi, sư phụ có chắc là không nhớ nhầm không?”
Trịnh Bác Lão nhíu mày, giọng điệu có phần bất mãn: “Trò chất vất vi sư đấy à?”
Nam Ngọc lập tức nói thật to tỏ ra thật chân thành: “Sao có thể! Nếu Cửu Thiên Tiên Giới này chỉ có một người có thể dựa vào hình dáng sơ bộ mà nhận ra được nó là vật gì thì đấy chỉ có thể là sư phụ!”
Trịnh Bác Lão vừa lòng vuốt vuốt bộ râu thiếu gọn gàng của mình: “Thứ khác thì tôi không dám nói nhưng vật này thì tôi nhớ rất rõ. Lúc ấy, vị tiên làm đèn muốn nịnh nọt nên cố ý khắc bên dưới là hoa sen, bên trên là mây bay, ngụ ý là bảo châu dưới đạp sen xanh, trên đội mây bay, không nhiễm bụi trần, không lưu luyến Cửu Thiên, một mình một cõi giữa trời đất… Chậc chậc, câu nào câu nấy đều rất là được Thái…”
“Sư phụ…” Nam Ngọc vội nói chặn lại.
Trịnh Bác Lão cũng ý thức được, lập tức “tự giác ngậm miệng”.
Nam Ngọc quả thực sợ toát mồ hôi hột, hay lắm, sư phụ thoải mái quen, suýt thì gọi cả tên tục của Thiên Đế ra.
Trịnh Bác Lão dù sao cũng là người từng trải, hắng hắng giọng rồi nói tiếp như thể không có việc gì: “Tôi vừa nói đến đâu rồi nhỉ… À phải, vị tiên làm đèn nói câu nào câu nấy đều rất được lòng Thiên Đế, Thiên Đế rất thích, vui vẻ ra mặt, lập tức thưởng to cho vị tiên làm đèn còn cho các thượng tiên vây xem thưởng thức đèn cung đình, cuối cùng vi sư suýt thì bị bảo châu chói mù mắt.”
*đèn cung đình là danh từ chung chỉ mọi loại đèn thắp sáng dùng trong cung đình bao gồm cả loại treo và loại đế đứng, theo miêu tả ở trên thì nó là loại đế đứng.
Nam Ngọc biết sư phụ và Thiên Đế vừa là quân – thần vừa là tri kỷ, hồi xưa lúc Trịnh Bác Lão còn nghiêm chỉnh trông coi điện Canh Thần, rảnh ra là liền ngồi chơi cờ, đàm đạo với Thiên Đế, giờ Trịnh Bác Lão buông tuồng như vậy, nhiều thượng tiên vạch tội phê bình sư phụ hành vi cử chỉ quái gở như vậy, Thiên Đế đều ậm ờ cho qua.
Song quan hệ dẫu tốt cũng vẫn là người trên kẻ dưới, một vài đạo quân thần cơ bản nhất vẫn phải giữ.
“Sư phụ,” Nam Ngọc không hề úp mở với Trịnh Bác Lão, nghĩ gì là nói nấy, “tuy Thiên Đế hậu đãi sư phụ nhưng sư phụ cũng chớ nên quá đáng quá…”
Trịnh Bác Lão lườm tên đồ đệ nhà mình: “Được đấy thằng nhãi, lên làm Trần Hoa thượng tiên cái là dám dạy ngược lại cả sư phụ…”
Nam Ngọc oan quá, đang muốn biện bạch đôi lời thì Trịnh Bác Lão lại nói…
“Yên tâm, tuy rõ ràng chuyện bậc đứng đầu trong trời đất lại cho rằng không lưu luyến hồng trần, Cửu Thiên mới là thoát tục thật làm người ta thấy khó mà nhịn được nhưng chuyện gì nói được, chuyện gì không được nói, chuyện gì đùa được, chuyện gì không được đùa, trong lòng vi sư tự có chừng mực.”
Nam Ngọc nghĩ vừa rồi suýt thì đã thốt ra hai chữ “Thái Hạo”, thực khó mà yên tâm với sự “có chừng mực” của sư phụ.
Nhưng Trịnh