Ngay sau bữa sáng dù trời đã xem xém trưa nhưng vẫn kịp để tổ chức một buổi học chữ cái cơ bản. Hơn nữa hôm nay tuyết mới bắt đầu rơi nên còn khá ít, đường đi vẫn chưa đắp dày tuyết, còn khá thuận tiện cho việc đi lại.
Sau tràng trống toàn bộ thú nhân đều ngưng việc nhà, bỏ thói chây lười mới bộc phát khi vào đông lục tục tiếng về đình, hướng phòng học đi tới.
Ai cũng biết hôm nay nhịp trống đó vang lên báo hiệu điều gì.
Với số lượng thú nhân quá nhiều một phòng không thể nào chứa hết, Lĩnh đành đưa mọi người vào đình, cánh cửa thông ra bệ dâng lễ không có cửa che, gió luồn vào không ngừng. Lĩnh đành nhờ các thú nhân lấy mành da thú treo lên chắn gió tạm.
Trời đông khá tối nên các viên đá sáng đều được để khắp đình.
Lĩnh nhờ Tân lấy cho mình một tấm gỗ thật to, bắt đầu viết chữ cái Tiếng Việt lên, dấu thanh đều ghi một lần.
Cậu bảo các thú nhân chép lại nó.
Họ chưa từng viết chữ nhưng dạo gần đây đa số có chạy theo Đông vẽ vời nên việc cầm than để viết đều khá quen thuộc. Họ tập trung nhanh chóng chép lại vào da thú, tuy không đẹp nhưng đủ để hiểu.
Sau khi họ chép xong Lĩnh bất đầu chỉ họ cách đọc nó. Gần một giờ sau đó cả thành đều âm vang âm điệu ô a ă â....
Mãi tới trưa Lĩnh cho ngưng, cậu để các thú nhân trở về hẹn buổi chiều cùng học ghép vần ghép âm.
Trưa đó Lĩnh có nói với Tân về cây viết lá hoa sen cạn và mực của nó.
Tân đề nghị cậu tạm thời chưa đưa ra cho các thú nhân dùng vội, số lượng họ có hiện chưa nhiều, cộng với lực tay khi viết chữ của các thú nhân chưa tốt dễ làm hư viết. Chờ họ viết tốt hơn sẽ đưa những cái viết tự nhiên này vào sử dụng.
Ý kiến của Tân khá hợp lý nên Lĩnh nhận.
Chiều đó cậu dạy họ ghép vần. Tuyết vẫn rơi nhưng chưa nhiều, còn lưa thưa như ban sáng. Tình hình thời tiết kiểu này duy trì liên tục một tuần mới bắt đầu rơi dày hơn, lạnh hơn, buốt hơn.
Cũng may trong vòng một tuần qua khả năng phát âm, ghép vần của các thú nhân đã tiến bộ rất nhiều, hiện tại không ít thú nhân đã viết được tên mình, tên tộc, thậm chí vài câu văn vẻ hay ho.
Kể từ ngày có chữ Lĩnh cảm thấy trí thông minh, tài ăn nói của những người trong thành cứ tăng lên theo cấp số nhân. Đặc biệt hơn trong quá trình giảng dạy để khỏi khô khan nhàm chán, Lĩnh còn kể vài ba câu chuyện mình biết thời thế kỉ hai mươi mốt, nói với họ không ít ngành nghề lĩnh vực. Số đếm cũng dạy thêm, thăng cấp thành nhân chia cộng trừ.
Chỉ sau một tuần ấy, Lĩnh đã thấy thành quả khi các thú nhân tính toán đồ trao đổi cho nhau cực nhanh, vài người còn ghi giấy nợ cho bạn mình khi thiếu hoặc không có đồ trao đổi phù hợp.
Đây chính là điều khiến Lĩnh không ngờ nhất. Sự thông minh, ham học, nhanh hiểu này không phải ai cũng có, nhưng Tộc Lạc Cư thì khác, hầu như từ bé tới già ai ai trong tộc cũng đều có khả năng này, họ học rất nhanh, cũng rất chăm chỉ.
Chính vì thế, dù chỉ được học với thầy Lĩnh có một tuần lễ thôi, và giờ phải ở nhà tự học do mùa đông tuyết rơi dày, gió mạnh nhưng họ vẫn không chậm trễ, tự học một cách nghiêm túc hăng say.
Tầm một tháng mùa đông trôi qua, vào một ngày tuyết rơi dày đặc, Thôi thú nhân bất ngờ đội tuyết ghé nhà Vương. Ông mang tới một cuốn da thú được viết bằng than.
Đó là một cuốn da khá dày, may lề bằng sợi vải nhỏ, bên trong có ghi đầy đủ sự kiện của Tộc Chim Lạc qua từng thời.
Ông với trách nhiệm một người ghi sử đã làm cực kì tốt khi chia ra nhiều thời kì.
Ông gọi thời cha ông chim lạc vốn sống nơi vùng đất này là: Thủa sơ khai, viết khá ngắn gọn rằng: họ đã được sinh ra nơi một vùng đất hình chữ S, hoa cỏ chim muông vô vàn, họ phát triển, lớn mạnh rồi trở nên kiêu ngạo nên bị thần thú trách phạt phải rời bỏ quê hương, tộc đàn chia năm xẻ bảy mất đi ấn kí tộc loài, bị khinh khi trộn lẫn với những tộc loài khác...
Qua thời đó chính là tới thời các thú nhân lạc loài sống cô độc và bị khinh khi tại vùng núi băng tuyết. Thời này được Thôi thú nhân đặt tên là: Kỷ chuộc tội, ông kể ra những sự khinh khi, những khó khăn họ đã trải qua, và cả cách họ chọn đối xử với những thú nhân ghét mình, tha thứ và không chấp nhặt, tôn trọng thú nhân, tôn thờ thần thú hết lòng.
Tiếp qua giai đoạn chuộc tội chính là kỷ trở về. Thời gian kỷ trở về được đánh dấu chính là ngày Tân gặp cậu tại tộc Chim Đỏ.
Tất cả các cuộc hành trình, sự kiện đều được ghi một cách tỉ mỉ cho tới ngày cưới của hai người.
Từ ngày đó trở đi Thôi chia lịch sử sang một trang mới, ông gọi nó là thời Lạc Cư Quốc, và đây chính là thời họ đang sống.
Chữ viết của ông tuy chưa được đẹp lắm nhưng đủ để cho người khác đọc hiểu.
Lĩnh mỉm cười cảm ơn ông, trong khi Tân thì vuốt ve từng chữ từng chữ.
Anh đọc hiểu tất cả, và đây