Hoa thược dược ở Dương Châu lừng danh thiên hạ. Vườn thược dược
trước chùa Thiền Trí phạm vi càng rộng lớn. Nơi đây trồng hàng trăm
hàng ngàn thứ thược dược nổi tiếng, bông lớn bằng cái bát.
Trước đây mười năm, Vi Tiểu Bảo đã có lần cùng bọn trẻ ngoan đồng tới đó
đùa giỡn. Gã thấy thược dược trổ bông đẹp đẽ, liền ngắt hai bông cầm chơi.
Gã bị nhà sư trong chùa ngó thấy. Nhà sư chạy ra đoạt lại hai bông thược
dược và đánh gã hai cái bạt tai.
Vi Tiểu Bảo vừa đá vừa cắn, đánh lộn với nhà sư. Nhưng gã là đứa con nít thì
chống làm sao nổi nhà sư to lớn và mập ú ?
Gã bị nhà sư kia đẩy té xuống đất lại bị đá thêm mấy phát.
Bọn ngoan đồng tức quá muốn binh bạn mà không làm sao được kiền kéo ùa
vào nhổ thược dược loạn lên.
Nhà sư kia la lối om sòm, quần tăng cùng bọn đầu bếp nhà chùa vác gậy ra
đuổi bọn trẻ ác ôn.
Vi Tiểu Bảo là đứa đầu đảng bị đánh nhiều hơn hết, đầu sưng vù lên.
Gã về Lệ Xuân Viện lại bị mẫu thân trừng phạt một ngày không cho ăn uống.
Tuy nhiên gã cũng vào bếp lục cơm nguội ăn một bữa no.
Gã đem lòng thù hận về vụ hái hoa bị nhục ở chùa Thiền Trí, hôm sau lại
đến trước cửa chùa, đứng ở ngoài xa ngoác miệng ra mà thoá mạ. Gã chửi từ mẹ
Đức Phật Như Lai cho chí con cái sư sãi trong chùa. Gã lại lớn tiếng:
- Lão gia muốn phá hết vườn hoa thược dược và dẹp bỏ ngôi chùa thối tha
của các ngươi thành bình địa để đào hố phân.
Gã chửi bới chẳng tiếc lời kỳ cho tới lúc các nhà sư trong chùa ra đuổi
đánh mới co cẳng chạy dài.
Sau mấy năm, vụ này phai lạt rồi gã quên đi.
Bữa nay trở về Dương Châu, gã suy nghĩ muốn tìm nơi đặt làm hành viên, lại
sực nhớ chùa Thiền Trí. Gã liền đem ý kiến của mình cho viên Đạo đài đạo Hoài
Dương hay.
Viên Đạo đài nghĩ thầm:
- Chùa Thiền Trí la nơi thắng cảnh Phật môn, lại là một tòa nhà cổ tự dựng
lên đến ngàn năm nay. Nếu quan Khâm sai thiết lập hành viên tại đó la quấy rối
chốn thanh tịnh.
Y liền đáp:
- Bẩm đại nhân! Phong cảnh chùa Thiền Trí quả là tuyệt đẹp. Cao kiến của
đại nhân khiến ty chức khâm phụv vô cùng. Chỉ sợ ở trong chùa mà động đến
rượu thịt thì e rằng có điều bất tiện.
Vi Tiểu Bảo nói:
- Việc gì mà bất tiện? Cứ khuân những tượng Bồ tát ra ngoài là xong hết.
Viên Đạo đài nghe nói đến việc khuân tượng Phật ra ngoài không khỏi giật
mình đánh thót một cái, bụng bảo dạ:
- Làm thế này thì xảy ra vạ lớn. Nếu trăm họ ở thành Dương Châu nổi lòng
công phẫn thì thật khó lòng dàn xếp cho yên được.
Y liền tươi cười đưa lời vấn an rồi khẽ nói:
- Bẩm đại nhân! Thú yêu hoa ở Dương Châu lừng danh thiên hạ. Dọc đường
đại nhân đã chịu đựng bao gian khổ, lập nên công to. Nay đại nhân đến tệ xứ, dĩ
nhiên ty chức phải hết lòng ohục thị. Ty chức đã lựa chọn khá nhiều cô em xinh
đẹp lại giỏi nghề đàn hát để đại nhân giải trí. Còn ở trong chùa toàn là giường gỗ
ghế cứng, e rằng không tiện để đại nhân cùng các tướng nghỉ ngơi.
Vi Tiểu Bảo nghe nói có lý liền cười hỏi:
- Theo lời Đạo đài thì nên thiết lập hành viên ở đâu cho phải?
Viên Đạo đài đáp:
- Trong những tay buôn lậu ở Dương Châu có lão họ Hà la tay nổi tiếng.
Vườn nhà lão là danh viên đệ nhất ở Dương Châu. Lão vốn có lòng vành cạnhKhâm sai đại nhân, nên đã chuẩn bị đầy đủ, mong được đại nhân chiếu cố. Có
điều danh phận lão nhỏ bé khôn bề mở miệng. Nếu đại nhân không rẻ bỏ thì xin
dời giá lại coi một chút.
Lão họ Hà này là một nhà buôn cực kỳ hào phú. Vi Tiểu Bảo hồi nhỏ thường
đi qua ngoài bờ tường cao nhà lão và đã nghe tiếng đàn sáo trong nhà vọng ra.
Gã rất ham muốn, nhưng chưa có cơ hội nào tiến vào để coi chơi.
Bây giờ nghe Đạo đài nói vậy liền đáp:
- Hay lắm! Nếu vậy ta thử đến đó mấy ngày xem sao. Hoặc giả có điều
không như ý thì lại dọn đi cũng không sao. ở thành Dương Châu này rất nhiều tay
buôn lậu. Chúng ta có đến ăn ở nhà họ cũng chẳng làm cho họ phải nghèo nàn
đâu mà ngại.
Trong Hà viên lầu ta ngất trời, suối khe uốn khúc. Quả là nơi danh thắng, tuy
không bằng nội viện của chốn Hoàng cung hay Ngũ hoa điện của Ngô Tam Quế,
nhưng đền đài rực rỡ, kiến trúc cực kì hoa lệ.
Nhác trông cũng biết mỗi thước đất đều phí công không biết bao nhiêu
vàng bạc mới gây dựng lên được cơ đồ này.
Vi Tiểu Bảo rất lấy làm vừa ý, liền cho bọn thân binh cùng tùy tùng vào ở
trong Hà viện.
Bọn Trương Dũng bốn tướng hướng dẫn quan binh vào trọ trong cả nhà
quan lẫn nhà dân xung quanh đó.
Dương Châu vốn là đất phồn hoa bậc nhất thiên hạ.
Từ đời nhà Đường đã có câu: "Mười dặm rèm châu, hai mươi bốn cầu phong
nguyệt".
Đến đời nhà Thanh bọn buôn lậu Hoài Dương tụ tập ở đây, Dương Châu
càng trở nên hưng vượng.
Theo sử chép thì đời nhà Minh dân số ở phủ Dương Châu cộng lại được ba
mươi bảy vạn năm ngàn suất đinh(đàn ông 16 tuổi trở lên là một suất đinh)Vào hồi đầu xảy ra cuộc chinh chiến giữa nhà Thanh và nhà Minh, thành
Dương Châu bị quân Thanh thảm sát. Năm thứ ba đời Thuận Trị nhà Thanh, Dương
Châu chỉ còn lại chín nghìn ba trăm hai mươi suất đinh.
Đến năm Khang Hy thứ sáu số đinh lại tăng lên đến ba mươi chín vạn bảy
nghìn chín trăm người, tức là còn đông hơn cả thời Minh. Thành Dương Châu đã
hoàn toàn khôi phục lại sự thịnh vượng ngày trước. Sáng sớm hôm saum các đại
tiểu quan viên sắp hàng từ lớn đến nhỏ đến hành viên làm lễ bái kiến quan Khâm
sai.
Vi Tiểu Bảo ra nghênh tiếp rồi tuyên đọc thánh chỉ.
Gã không biết chữ thì còn hiểu sao được trong thượng dụ viết những gì,
nhưng gã đã nhờ gia sư dạy cho thuộc lòng, lúc này chỉ việc đọc lại.
Trí nhớ của gã rất hay, đọc không trật chữ nào, có điều trong lúc hoang
mang gã cầm ngược tờ chỉ dụ, may mà người ngoài không ai phát giác.
Đại tiểu quan nghe Hoàng đế xuống chỉ khoan miễn việc đóng góp lương
tiền trong ba năm cho các huyện thuộc phủ Dương Châu, lại cứu giúp những cô
nhi quả phụ là nạn nhân trong cơn binh lửa hồi khai quốc. Một việc hệ trọng nữa
là xây miếu Trung Liệt để dân gian thờ cúng bọn trung thần Sử Khả Đáp. Ai nấy
đều tung hô vạn tếu, khấu đầu bái tạ ơn đức bao la của đức Thánh Hoàng.
Vi Tiểu Bảo tuyên đọc thánh chỉ xong nói:
- Các vị đại nhân! Khi huynh đệ từ biệt kinh sư lên đường, Hoàng thượng
phán bảo rằng Dương Châu là chốn bờ xôi ruộng mật, nhân dân trù phú, nên gần
đây việc lại trị có vẻ trễ tràng, đường binh bị không lo chuẩn bị. Ngài ân cần huấn
thị cho huynh đệ phải điều tra kỹ càng để chỉnh đốn lại. Chúng ta la phận nô tài
đã ăn lộc chúa phải hết đạo trung quân. Đức Hoàng thượng rộng lòng ưu ái trăm
họ đất Dương Châu, thì chúng ta làm quan dĩ nhiên cũng phải tận tâm kiệt lực để
báo đáp thánh thượng.
Văn võ quan viên đều khen phải, nhưng trong lòng không khỏi ngấm ngầm lo
sợ.
Thực ra câu phủ dụ này Vi Tiểu Bảo được Sách Ngạch Đồ truyền dạy cho.Vi Tiểu Bảo cũng biết muốn ăn của đút cho nhiều thì một là khi đối phương
có gì cầu cạnh mình, hai là làm đối phương lo sợ, nên gã quyết một phen để hăm
dọa văn võ quan viên đất Dương Châu. Có điều những lời hăm dọa cần phải hời
hợt không nặng mà cũng không nhẹ mới là vừa khéo. Ngoài ra ngôn từ lại phải văn
nhã cho ra vẻ quan lớn. Dĩ nhiên gã phải thỉnh giáo Sách Nghạch Đồ.
Lề lối văn hoa xong rồi là tự nhiên những quan viên địa phương phải kiếm
địa điểm khởi công xây dựng miếu Trung Liệt.
Đồng thời phải lập danh sách những gia đình chiến nạn đáng được hưởng
khoản phủ tuất cùng là phái người đến các làng mạc ban bố thượng dụ của thánh
hoàng khoan miễn đóng góp lương tiền.
Bấy nhiêu công việc chẳng phải một sớm một chiều là xong, Vi Tiểu Bảo
được rộng thì giờ ở lại đất Dương Châu phồn thịnh hưởng thú an nhàn.
Sở dĩ Vua Khang Hy phái gã đi công cán vụ này, một là để gã hoàn hương,
hai là để đền đáp gã về những vụ sai phái cực nhọc như lên làm sư ở chùa Thanh
Lương và nhân việc đánh đảo Thần Long, gã phải lưu lạc đến nước La Sát xa xôi.
Đây la một vụ công cán sung sướng nhất thiên hạ.
Mấy hôm sau hết quan tuần phủ thiết yến, đến bố chánh ty, án sát ty cùng
các đạo mời mọc. Dĩ nhiên cách nghênh đón, tiệc tùng xa hoa vô kể, bất tất phải
nhắc lại.
Ngày nào Vi Tiểu Bảo cũng nghĩ đến chuyện vào Lệ Xuân Viện thăm viếng
mẫu thân, nhưng gã bận việc thù tạc chưa tìm được lúc nào rảnh rang để tơi đó.
Mẫu thân của Khâm sai đại nhân mà là một ả kỹ nữ thành Dương Châu thì nhất
định không thể tiết lộ ra được. Gã mất mặt còn là việc nhỏ, làm thương tổn đến
thể thống triều đình là việc lớn. Hơn nữa gã làm quan lớn lâu ngày mà không đón
mẫu thân đến kinh thành đặng hưởng phú quí mà cứ để bà lưu lạc phong trần là
một tội đại nghịch bất hiếu. Giả tỷ quan ngự sử biết vụ này dâng sớ tham hặc thì
đức Hoàng thượng cũng khó bề che chở.
Gã định bụng chờ ít ngày nữa cho mọi việc ổn định rồi sẽ thay hình đổi
dạng lén đến Lệ Xuân Viện coi. Sau đó sẽ sai thân binh đưa mẫu thân về BắcKinh an cư. Công việc cần giữ tuyệt đối bí mật, thần không hay quỉ không biết mới
được.
Trước kia Vi Tiểu Bảo đã có ý định dời khỏi kinh sư, chỉ còn chờ khi nào
gặp chuyện khó khăn là lập tức quất ngựa truy phong trốn chạy. Không ngờ gã làm
quan ngày càng lớn, quan càng lớn lòng càng khoan khoái. Bây giờ gã tính đến
chuyện đón mẹ lên Bắc Kinh tức là định làm quan lâu dài.
Sau mấy hôm, viên quan phủ Dương Châu la Ngô Chí Vinh cũng thiết yến tẩy
trần mời quan Khâm sai.
Ngô Chí Vinh nghe viên đạo đài nói quan Khâm sai đại nhân đã có ý muốn
thiết lập hành viên ở chùa Thiền Trí, hắn liền nghĩ ngay đến cái tinh hoa của ngôi
chùa này bất quá là vườn thược dược ở trước cửa. Quan Khâm sai định đặt hành
viên ở đây tất la ngài ưa thích thưởng hoa.
Hắn còn là con người rất khôn khéo trong việc tiếp đón quan trên, nên mấy
bữa trước dựng lên một cái hoa bằng trong vườn hoa thược dược.
Hắn mượn những tay thợ khéo lấy nhiều cành tùng mà không bóc vỏ để dựng
rạp. Trên cành cây lá vẫn y nguyên như trước. Những bàn ghế cũng dùng gỗ đá
thiên nhiên. Trong rạp có trồng đủ thứ hoa lá xinh tươi, lại dùng ống trúc làm
đường cho nước chảy róc rách ở xung quanh rạp. Thật là một công trình tuyệt
xảo.
Những người đến dự yến trong rạp, tưởng chừng mình lạc vào một nơi sơn
dã. So với yến tiệc ở nơi hoa đường mỹ lệ, bữa tiệc này có cái phong vị riêng
của nó.
Ngờ đâu Vi Tiểu Bảo chỉ là con người phàm tục, trong mình tuyệt không có
chút cao nhã. Gã vừa tới hoa bằng đã thốt ra ngay một câu:
- Làm sao mà ở đây có nhà rạp?
Rồi gã tự trả lời:
- à phải rồi! Nhất định những nhà sư trong chùa định dựng rạp để lập đàn
tràng, khai phương phá ngục, rồi cúng cháo thí cô hồn cùng quỉ đói.Ngô Chí Vinh tốn một phen tâm huyết thành ra vô dụng, lại bị chê bai. Hắn
không khỏi đỏ mặt, cực kỳ bẽn lẽn.
Ngô Chí Vinh còn tưởng Khâm sai đại nhân muốn nói giọng trào phúng. Hắn
không tự chủ được cười gượng xin lỗi:
- Ty chức kiến thức hẹp hòi, thành ra cách bố trí nơi đây không được vừa ý
đại nhân. Thật tội đáng chết.
Vi Tiểu Bảo thấy các tân khách đều đã đứng nghiêm trang chờ đợi. Bọn tuần
phủ, bố chánh đều quen biết rồi liền lên tiếng đáp lễ xong vào chỗ ngồi.
Ngoài tân khách ra còn có những danh sĩ và những nhà buôn nổi tiếng.
Yến tiệc ở Dương Châu thật là xa hoa phiền phí. Trước khi vào tiệc rượu,
nguyên trà quả đã đến mấy chục thứ. Vi Tiểu Bảo tuy là người bản thổ cũng
không biết hết được.
Uống trà một lúc, mặt trời dần dần đã xế về tây. ánh dương quang chiếu
vào hàng ngàn cây thược dược trồng ở ngoài hoa bằng khiến cho cảnh sắc càng
thêm rực rỡ, khác nào một bức gấm khổng lồ.
Vi Tiểu Bảo càng nhìn thấy thược dược lại bực tức, vì gã nhớ tới ngày xưa
mình đã bị nhục về tay bọn sư sãi trong chùa Thiền Trí vì mấy bông hoa này. Gã
hận mình chẳng thể nhổ bỏ hết bao nhiêu hoa cho bõ ghét.
Gã đang nghĩ cách hạ thủ, bỗng nghe quan tuần phủ cười nói:
- Vi đại nhân! Nghe khẩu âm của đại nhân thi dường như đã có dịp ngài ở giải
đất Hoài Dương một thời gian. Thủy thổ Hoài Dương quả là địa linh nhân kiệt, đã
sinh bậc hiền tài lại sản xuất nhiều hoa đẹp.
Các quan khách chỉ biết quan Khâm sai đại nhân là người Mãn Châu thuộc
đạo chính Hoàng Kỳ. Mấy bữa nay họ nghe thanh âm gã giống hệt thổ ngữ ở
Dương Châu, nên nhân cơ hội này tâng bốc gã một phen.
Vi Tiểu Bảo đang nghĩ tới bọn tăng nhân khả ố chùa Thiền Trí nên buột
miệng đáp:
- Nhưng bọn hòa thượng ở Dương Châu lại chẳng ra gì.
Quan tuần phủ ngơ ngác không hiểu câu này chỉ trích ai.Quan bố chánh là người học rộng lại khôn ngoan nên nói theo:
- Nhận xét của Vi đại nhân rất đúng. Những nhà sư ở Dương Châu chuyên
nghề vụ lợi, nịnh hót quan nha, lấn át kẻ cùng nghèo. Thói quen đã có từ xưa nay.
Vi Tiểu Bảo hớn hở vui mừng nói:
- Phải lắm! Đại nhân học nhiều hiểu rộng, chắc còn nhớ trong sách đã chép
vụ này?
Quan bố chánh cười đáp:
- Thưa đại nhân! Thiên cố sự ⬢Vương Bá sa lung⬢ há chẳng do đất Dương
Châu này mà ra?
Vi Tiểu Bảo đã ưa nghe chuyện cổ tích, lại là một truyện có liên quan đến
những nhà sư ở Dương Châu, gã không nhịn được hỏi ngay:
- Thiên cố sự về Hoàng Bá tỷ sa lung làm sao? (người Trung Hoa phát âm
chữ Vương cũng như chữ Hoàng, chữ Bích như chữ Tỷ)
Viên bố chánh đáp:
- Thiên cố sự này ở chùa Thạch Tháp trong thành Dương Châu mà ra. Về đời
Kiên Nguyên nhà Đường, chùa Thạch Tháp gọi là Mộc Lan Viện. Thi nhân Vương Bá
hồi niên thiếu, gia đình nghèo nàn.
Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
- Té ra Vương Bá là nhân danh chứ không phải vải vàng như mình tưởng.
Lại nghe viên Bố chánh nói tiếp:
- Vương Bá đến trú ngụ ở Mộc Lan viện. Các nhà sư chùa này cứ đến bữa
ăn la khua chuông báo hiệu. Vương Bá nghe tiếng chuông cũng xuống phạn đường
ăn cơm. Bọn sư sãi chán ghét y. Có lần họ gọi nhau ăn hết cơm rồi mới đánh
chuông báo hiệu. Vương Bá vào đến phạn đường thì các sư sãi đã giải tán, cơm
canh hết sạch sành sanh.
Vi Tiểu Bảo tức giận vỗ bàn thoá mạ:
- Con mẹ nó! Bọn sư đó thật là khả ố!
Viên Bố chánh nói:- Đúng thế. ¡n hết một bữa cơm có chi đáng kể? Lúc ấy Vương Bá trong
lòng hổ thẹn liền đề lên vách hai câu thơ:
Xà lê ăn hết cơm canh,
Rồi mới khua chuông gọi lữ hành
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Xà lê là cái giống gì ?
Các quan ở với gã ít lâu đã biết gã không đọc sách. Những ngươi thuộc Bát
kỳ, công danh phú quí không do chuyện học giỏi mà nên là sự thường.
Viên bố chánh đáp:
- Xà lê tức là các nhà sư
Vi Tiểu Bảo gật đầu hỏi:
Té ra cũng bọn trọc đầu. Rồi sao nữa?
Bố chính đáp:
- Sau Vương Bá làm quan lớn và được triều đình phái đến làm quan trấn thủ
Dương Châu. Y ghé thăm Mộc Lan viện. Dĩ nhiên bọn hòa thượng phen này nịnh
nọt y. Y lại gần coi hai câu thơ ngày trước xem còn hay đã xoá đi mất rồi thì thấy
hai câu thơ kia được phủ bằng tấm sa quý màu xanh biếc đẻ khỏi hư hại. Vương
Bá trong lòng đầy cảm khái lại viết tiếp hai câu dưới:
Ba chục năm qua đầy cát bụi
Ngày nay lại đăng phủ sa xanh
Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Chắc Vương Bá nọc cổ bọn kia ra mà đét cho mỗi tên mấy trượng lớn phải
không ?Viên bố chánh đáp:
- Vương Bá là kẻ sĩ phong nhã, chỉ đề thêm hai câu thơ mỉa mai như vậy cho
là đủ rồi.
Vi Tiểu Bảo tự nhủ:
- Nếu vào tay ta thì khi nào chịu bỏ qua một cách dễ dàng như vậy? Có
điều lão gia chẳng biết thơ thẩn gì hết, chỉ biết trát cứt, không thèm đề thơ.
Viên bố chánh kể hết thiên cố sự thì gia nhân dẹp bàn trà bày tiệc rượu.
Vi Tiểu Bảo thấy Vương Tiến Bảo uống mỗi chung một hớp, hết chung này
tới chung kia, ra chiều khoan khoái. Gã động tâm liền hỏi:
- Vương tướng quân! Có phải tướng quân nói cho chiến mã ăn thược dược,
chúng sẽ trở nên đặc biệt hùng tráng?
Vi Tiểu Bảo vừa hỏi vừa đưa mắt ra hiệu không ngớt. Nhưng Vương Tiến Bảo
vẫn chưa hiểu ý gã, ngập ngừng đáp:
- Cái đó...
Vi Tiểu Bảo hỏi lại:
- Đức Hoàng thượng có loại ngựa nổi danh là Thái câu, lại còn những giống gì
gì ở Mông Cổ, ở Tứ Xuyên, ở Vân Nam mà ngài thường ban huấn thị cho chúng ta
phải nuôi dưỡng cực kì thận trọng, có đúng thế không ?
Vương Tiến Bảo cũng biết Vua Khang Hy rất chú ý đến việc nuôi ngựa, liền
đáp:
- Dạ! Đại nhân dạy đúng lắm!
Vi Tiểu Bảo nói:
- Tướng quân hiểu rõ tính ngựa. Khi ở Bắc Kinh tướng quân đã nhắc tới vụ
cho chiến mã ăn hoa thược dược khiến chúng có thể chạy nhanh gấp bội. Hoàng
thượng đã quý ngựa như vậy thì chúng ta là phận nô tài dĩ nhiên phải trọng vọng
thánh ý. Nếu chúng ta cho nhổ hết những loại thược dược ở đây tải về kinh sư
giao cho Ty Xa Giá trong Bộ Binh để nuôi ngựa mà Hoàng thượng biết chuyện
này, tất nhiên mặt rồng hớn hở.Quan khách nghe gã nói đều biến sắc lộ vẻ kinh ngạc, bụng bảo dạ:
- Hoa thược dược khiến cho ngựa thêm sức mạnh ư? Sao nay mình mới nghe
nói lần đầu? Vương Tiến Bảo chỉ ậm ờ một cách hàm hồ. Hiển nhiên hắn không
đồng ý. Có điều hắn không dám công nhiên bài bác thôi. Mình không thể trách
hắn được vì quan Khâm sai một điều nhắc tới Hoàng thượng , hai điều nhắc tới
Hoàng thượng. Y đội cái trên đầu cái nón to tổ bố của đức Hoàng thượng thì còn
ai dám dị nghị?
Mọi người thấy hàng ngàn khón thược dược sắp bị phá hủy về tay Vi Tiểu
Bảo, làm cho Dương Châu kém vẻ danh thắng, trong lòng không khỏi băn khoăn,
tự hỏi:
- Không hiểu vì lẽ gì Vi đại nhân lại thống hận hoa thược dược đến thế?
Ai nấy ngơ ngác nhìn nhau, không dám nói gì.
Tri phủ Ngô Chí Vinh lên tiếng:
- Vi đại nhân học vấn uyên bác, khiến cho người ta phải khâm phục. Rễ cây
thược dược kêu bằng xích thược. Trong Bản Thảo Cương Mục nói công dụng của
nó làm cho máu huyết lưu thông. Vả lại trong thược dược đã có chữ ⬢dược⬢ đủ
biết cổ nhân dùng nó làm lương dược. Lừa ngựa ăn thược dược máu huyết sẽ lưu
thông dễ dàng, tăng thêm sức mạnh, dĩ nhiên dong ruổi như bay. Mai đây đại nhân
hồi Kinh, ty chức xin sai người nhổ hết thược dược