Thất phu vô tội hoài bích kỳ tội.Hạn hán ở một dải bình nguyên Quan Trung đã bước sang năm thứ tám, lúc này đây mỗi hạt lương thực ở nơi này còn còn quý hơn châu ngọc, huyện Lam Điền lại có rất nhiều châu ngọc đó, không khiến kẻ gian nhòm ngó cũng khó.Ngày cuối cùng năm Sùng Trinh thứ 4, nhân lúc trời tối tuyết lớn, tên cự khấu Nhất Trận Phong ở Kiền huyện dẫn theo 300 tặc khấu hung hãn nhất đi làm tiên phong, 500 tên nữa đẩy xe theo sau, tấn công huyện Lam Điền.Mở đầu thuận lợi, bách tính không phải đối thủ của cường đạo, khi chúng đang như sói nhảy vào bày cừu mặc sức giết chóc bách tính chuẩn bị ăn Tết thì tiếng chiêng vang lừng bốn phía, chẳng bao lâu hương dân các thôn bên cạnh ùn ùn kéo tới, tuy đa phần chỉ có cuốc thuổng gậy gộc trong tay, nhưng với nhân số đông gấp bội, lại có sự đoàn kết đồng lòng, đánh bọn tặc khấu vứt bỏ cả xe chở lương thực tháo chạy.Huyện Lam Điền hôm đó mất 37 người, gần 100 người thương tật, toàn huyện chấn động.Mùa xuân năm Sùng Trinh thứ 5, đoàn luyện sứ Vân Mãnh dẫn 1000 đoàn luyện tới Kiền huyện, giết chết Nhất Trận Phong, 300 tên tặc khấu bị bắt, đeo gông làm nô dịch suốt đời không xá tội.Xưa nay đám tặc khấu ở Phù Phong – Kiền Huyện vốn cùng bọn, hay tin này, tên cự khấu Cao Nhất Công thề tắm máu huyện Lam Điền báo thù cho huynh đệ, chỉ là đợi mãi không thấy có hành động gì.Mùa thu năm Sùng Trinh thứ 5, huyện lệnh Vân Chiêu của huyện Lam Điền lợi dụng gió to dùng kế hỏa công thiêu cháy trại tặc khấu huyện Phù Phong, Cao Nhất Công cuống cuồng bỏ chạy bị bách tính vô danh phát hiện cho một cuốc mất mạng, lại có thêm 400 tên tặc khấu nữa bị đeo còn đi tu sửa thủy lợi dưới sự giám sát của bách tính huyện Lam Điền.Danh tiếng huyện lệnh 8 tuổi vang vọng khắp Quan Trung.Sau hai lần vượt địa bàn tiễu phỉ đó, dù chỉ một người dân huyện Lam Điền bị cướp trên đường, cũng có tặc khấu phải trả giá thảm trọng nhất.Mùa đông năm Sùng Trinh thứ 6, Vân thị cùng cự khấu Lưu Tông Mẫn gặp nhau ở Võ Công, lập khế ước, tặc khấu không được tiến vào huyện Lam Điền, huyện Lam Điền cũng không được rời địa bàn tác chiến với lưu khấu.Từ đó huyện Lam Điền không còn đạo tặc xâm nhập nữa.Năm Sùng Trinh thứ 7, danh tiếng của huyện Lam Điền tới tai hoàng đế, hoàng đế cử thái giám thân tín tới thăm dò thực hư, khi thái giám trở về Vân thị hiến lên cho hoàng đế 1000 cân khoai lang vừa mới thu hoạch mùa thu năm đó, nghe nói hoàng đế vô cùng yêu thích.Đến mùa xuân năm Sùng Trinh thứ 8, hoàng đế dùng ngự bút ban tặng khoai lang của Vân thị tên “thự lương”, từ thì Vân thị huyện Lam Điền thành gia tộc số một Quan Trung.Giờ đã là năm Sùng Trinh thứ 9 …Hoang mạc ngoài Trương Gia Khẩu, 70 dặm về phía tây nam.Dưới ánh nắng chói chang, một con thằn lằn sa mạc bé xíu ngắn ngủi dùng ba chân chống đất, nhấc một cái chân lên để gió thổi đi hơi nóng dưới chân, đợi cái chân đó mát mẻ rồi, nó bỏ xuống, giơ cái chân khác lên, cứ luân phiên như thế.Đột nhiên con thẳn lằn đó lao vút đi, nhanh như chớp lao lên đồi cát, biến mất tích.Chẳng bao lâu sau có tiếng võ ngựa dồn dập, một đại hán kinh hoàng được chiến mã chở từ gò cát khác chạy tới, chiến mã phi nước kiệu, dẫm nát cỏ dại trên mặt đất, đầu hắn thì liên tục ngoái lại phía sau, cứ như bị ác ma truy đuổi vậy.Thình lình vó chiến mã thụt xuống, dẫm phải hang hạn thát rồi, thân hình nặng nề đổ vật xuống, rắc một tiếng, cái chân yếu ớt của nó bị bẻ gãy ngay, chiến mã hí đau đớn, lăn lộn trên mặt đất.Đầu của đại hán cắm vào đồi cát, vội vàng rút đầu ra, bất kể đông tay nam bắc co chân chạy thục mạng.Khó khăn lắm mới chạy ra khỏi vùng cát chảy, thấy phía trước có một dải màu xanh, cỏ mọc xanh tươi, cây cối từng hàng cao chót vót, gió thổi tới mang theo mùi hơi nước mát rượi, khiến hắn như từ địa ngục tối tăm được về lại nhân gian, chạy thẳng vào đó, quả nhiên phát hiện ra đầm nước, thế là cứ vậy lao xuống, vùi đầu trong nước uống liên hồi.Đợi khi hắn uống no nước ngẩng cái đầu ướt sũng lên thì lờ mờ nhìn thấy một người ngồi xổm ở tảng đá bên đầm nước, hắn kinh hoàng, lại lần nữa chạy thục mạng, dẫm nước bắn tung