Năm Tân Hoa thứ bảy đối với nông phu Đại Minh là năm tồi tệ nhất, không phải vì mất mùa, mà ngược lại, trong năm này biên cảnh Đại Minh mưa thuận gió họ, lương thực được mùa lớn.
Lấy Hoài Nam làm ví dụ, nông hộ bình thường đã tích góp lương thực đủ ăn ba năm, có thể nói là vô tiền khoáng hậu.
Năm được mùa thì lương thực không hi vọng lương thực được giá, nông phu thiên hạ chỉ dám hi vọng sau khi thu hoạch, tới mùa đông giá sẽ cả sẽ tăng lên phần nào.
Bọn họ không biết cả hoàng đế và quốc tướng cũng đang mong mỏi điều đó.
Khoai lang, khoai tây, ngọc mễ ba thứ cây nông nghiệp sản lượng cao này được quan viên ti nông tự nghiên cứu không biết mệt mỏi đã hoàn toàn thích ứng với đất đai Đại Minh, sản lượng cao, ổn định mức chưa từng có trong lịch sử.
Từ khi quân đội rời khỏi quốc thổ chinh chiến, quan viên ti nông tự theo cùng cứ thấy có lương thực giá trị là ngay lập tức vận chuyển về Đại Minh chăm sóc.
Vì thế số lượng cây nông nghiệp nhiều tới mức vượt bất kỳ thời đại nào.
Trước kia Đại Minh thiếu thịt, sau khi thảo nguyên bị thuần phục, gia súc tràn vào quy mô lớn, điều lệnh cấm ăn thịt trâu được viết vào luật pháp bị phế trừ.
Cứ mỗi sáng lại có lượng lớn tràn vào trong quan, nhất là phủ Thái Nguyên đã trở thành một tòa thành gia súc.
Từ khi viện nghiên cứu thư viện Ngọc Sơn phát triển ký thuật dùng tiêu thạch làm băng, một số thuyền cá lớn có thể mang lượng lớn khối băng đi sâu vào biển bắt cá, thế là hải sản đồ khô ở phương nam cũng ùn ùn đổ vào Trung Nguyên.
Giá lương thực từng cố định hàng nghìn năm chỉ lên không xuống sụp đổ.
Nông phu chẳng biết gì cả.
Bọn họ vẫn đang tích cực cố gắng sản xuất thật nhiều lương thực, bọn họ chất phác nghĩ rằng, làm gì có cái chuyện lương thực nhiều tới mức ăn không hết.
Trong tay nông phu có lương thực, chỉ là không có tiền, ngay cả trứng gà trước kia cung không đủ cầu vì kỹ thuật chăn nuôi đột phá, có xưởng chăn nuôi quy mô lớn xuất hiện, giá đã giảm mạnh.
Năm Trung Hoa thứ bảy, là năm toàn dân sản xuất lương thực.
Bách tính xưa nay cần cù, chỉ cần người cầm quyền cho họ hoàn cảnh tương đối bình an, công bằng, bọn họ có thể tự chăm sóc rất tốt cho bản thân rồi.
Trước kia rất lâu Vân Chiêu biết, một xã hội tốt nhất có năm yếu cầu ! Không để người có quyền đắc thế, không để người có thế ngông cuồng, không để người có quyền tham ô, không để người cần cù nghèo đói, không để người tuân thủ pháp luật thua thiệt.
Đó là mục tiêu tối cao của chế độ xã hội, nhưng Đại Minh cách mục tiêu đó rất xa.
Nếu nông phu Đại Minh không thể bắt kịp chuyến tàu kinh tế phát triển cao tốc này, sau này bọn họ mãi mãi không theo kịp, một khi bọn họ tụt hậu rồi, quốc gia phát triển cao tốc, họ sẽ ngày một yếu thế trong xã hội, tức là mọi chuyện lại bắt đầu có chiều hướng giống như cũ.
Thân là hoàng đế, Vân Chiêu lúc này vốn có thể yên tâm hưởng thụ rồi, vì thiên hạ đã bình định, bách tính đã ăn no bụng, còn lại giàu nghèo sang hèn phải xem năng lực cá nhân, không cần hoàng đế phải lo.
Nhưng như vậy không được.
Chênh lệch giữa người với người đôi khi còn lớn hơn giữa người và lợn.
Nếu dung túng cho xã hội tiếp tục tự do phát triển như thế, kẻ mạnh sẽ lấy đi tất cả, kẻ yếu sẽ không có gì, quốc gia mà không điều phối, Đại Minh cuối cùng quay về xã hội nô lệ.
“ Tất cả lương thực thực phẩm tiến vào bản địa Đại Minh dựa theo thông lệ nhập khẩu, thuế tăng năm lần, không ngoại lệ, không trì hoãn.
”“ Phàm là xưởng rượu bản địa Đại Minh giảm thuế xuống hai thành, quốc tướng phủ dựa giá rượu cơ sở đưa ra giá chỉ đạo hợp lý, để nâng cao giá lương thực bản địa.
”“ Tích cực nâng đỡ khai thác lần hai giá trị các loại lương thực bản địa, bất kể là hạ thấp thương thuế hay tài chính hỗ trợ, đều lấy nâng cao thu nhập của nông dân làm chủ đạo, nếu không trừng phạt không tha.
”“ Phàm là quan viên trong thể chế, phải lấy sử dụng lương thực bản địa làm vinh hạnh, nhanh chóng bồi dưỡng lên thói quen sử dụng sản vật Đại Minh.
”“ Phàm là các sự nghiệp kiến thiết địa phương sắp tiến hành, hoặc là đang tiến hành phải ưu tiên thuê hương dân địa phương, không được sử dụng nô lệ với quy mô lớn.
”“ Tích cực dẫn dắn nông phu thoát ly sản xuất nông nghiệp,