PHÂN TÍCH BẢN THÂN THÔNG QUA LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH
– – 0 – –
Dạo này lướt FB tôi thường thấy những bài viết như là: làm thế nào để tự do tài chính, người nào đó đã tự do tài chính vào 30 tuổi, người nào đó về hưu sớm vào 40 tuổi và có số tiền khổng lồ. . . đột nhiên tôi nghĩ, làm thế nào họ có thể tự do tài chính sớm như vậy trong khi bản thân vẫn còn lao đao!!!
Tôi đã từng thử rất nhiều con đường để tạo ra nguồn thu nhập phụ nhưng vẫn không thấy khả quan, cho đến giờ phút hiện lại bị ảnh hưởng của dịch bệnh nghiêm trọng thế này.
Đêm qua tôi đọc được một bài viết có tiêu đề: Lời khuyên từ chuyên gia tài chính: 4 quy tắc quản lý tiền bạc nên tuân thủ ngay kẻo hối hận khi về già. Tôi cảm thấy rất đáng đọc và suy ngẫm, góc nhìn của tác giả Morgan Housel là cùng góc với người bình thường (hoặc là nói cùng chỗ đứng với tôi) chứ không phải chỗ đứng của một người tự do tài chính hay một tỷ phú. Vì thế mỗi một quy tắc tôi đều cảm thấy đơn giản, vừa đọc đã có thể hiểu và thực hiện được, đương nhiên vẫn cần quyết tâm và biến nó thành thói quen.
Có 4 quy tắc như sau:
– Chấp nhận sống dưới mức thu nhập: Đây chính là nói sự tiết kiệm, mặc kệ lương của bạn bao nhiêu, đầu tiên phải hà tiện với bản thân trước. Cái này từ nhỏ thái hậu với papa đã tập cho tôi, nó khiến tôi giảm thiểu được 1 phần thói quen tiêu hoang bẩm sinh của mình. Đương nhiên để làm được nó là cả một quá trình tự thuyết phục bản thân từ bỏ sĩ diện, không ganh đua với bạn bè.
– Tránh quan hệ với người không quan tâm tới việc quản lý chi tiêu: Cái này tôi tự nhận tôi làm rất giỏi. Nhờ có bài học tiết kiệm thái hậu với papa tập cho mình nên tôi luyện được luôn cái sự trơ mặt khi mọi người khoe khoang hay kể về một thứ gì đó xa xỉ tôi yêu thích mà không có được, nên tôi vẫn giao tiếp với họ để lấy thêm những kiến thức thời thượng nhưng lại không chán ghét họ hay đu theo họ. Chỉ là tính cách của tôi có chút lạ, tôi có 2 danh sách, 1 list là những món yêu thích và muốn mua, còn lại là 1 list những thứ nhất định phải có, cho nên khi giao tiếp với họ, tôi vẫn sẽ bị ảnh hưởng đôi chút từ những thứ họ nói, nhưng tôi cam đoan nó chiếm tầm 30-25% thôi.
– Tránh rắc rối về tiền bạc: Từ nhỏ tôi thấy được không ít loại người, đa phần là những người thích nói xấu người khác, kể công khi đã từng giúp đỡ một ai đó, vì tiền bạc nảy sinh mâu thuẫn rồi đánh mất luôn tình cảm nhiều năm, nên tôi đã hình thành khái niệm này ở trong đầu mình, thậm chí từng tuyên bố với thằng em hà bá, chị em với nhau cái gì cũng được nhưng tiền bạc phải sòng phẳng, chị em kiếp này chưa chắc có kiếp sau nên không muốn vì chút tiền bạc mà đánh mất. Từ nhỏ tôi với nó nói đến tiền nong sẽ phân chia rất rõ ràng, không có nể mặt này, xem tình cảm nọ. Sau này, tôi từng làm bên ngành tài chính và bị ám ảnh bởi nó, bởi những chữ như là vay, mướn, thuê, trả, cầm cố, thế chấp, giải ngân. . .nên tôi tự hứa với bản thân không để mình rơi vào tình trạng đó. Có thì xài không thì thôi, tuyệt đối không đua đòi mà đi mượn nợ.