Trong hoàng cung Đông Khởi, đại điển đăng cơ của Đông Phương Thứ tiến hành không được thuận lợi lắm.
Đông Phương Lâm Lang tận mắt chứng kiến cảnh mưa tên sắc bén mang theo tiếng rít gió bắn xuyên thân thể Cữu, chứng kiến thân hình gầy yếu đơn bạc của nàng bị từng mũi tên tổn thương đến vô cùng thê thảm. Con bạch mã mà Cữu đang cưỡi cũng bị nhiễm đỏ bởi những huyết hoa* bay tứ tán. Lúc này toàn thân Cữu đều là máu, trước khi ngã xuống ngựa vẫn không quên liếc mắt nhìn Lâm Lang lần cuối. Tại khoảnh khắc ấy, nỗi đau mất đi tình thân ruột thịt đã đánh thức lương tâm sớm bị thù hận lấn át của Lâm Lang, làm cho nàng ấy nhớ lại những gì Cữu từng dành cho mình, ngoại trừ thương tổn và lợi dụng, vẫn còn có rất nhiều ấm áp cùng với yêu thương. Ở trong ôn tình ấy, những hận thù kia dường như đã không còn sâu sắc nữa.
(*) huyết hoa: giọt máu bắn tung tóe
Thế nhưng, lúc này cũng đã muộn.
Từ lúc ấy, Lâm Lang rơi vào thẹn thùng ray rứt không thể thoát ra. Trở lại Đông Khởi, chưa từng bước một bước vào Vị Minh Cung, chỉ ngồi trong Quan Âm Các ở hậu điện Cửu Dương, mỗi ngày giữ giới tụng kinh. Không còn hy vọng gì nữa, có lẽ chỉ có tiếng gõ mõ cùng với kinh văn cô quạnh mới có thể làm cho Lâm Lang quên đi, quên rằng là do chính tay nàng ấy đẩy người mình yêu sâu đậm nhiều năm vào tử lộ.
Đứa con mà mình đã từng dốc toàn bộ tâm huyết dạy bảo, lúc này đây, lại trở thành sự tồn tại khó có thể tiếp nhận. Lâm Lang không hề muốn tiếp tục chăm sóc nuôi nấng ấu tử, thậm chí còn không muốn liếc mắt nhìn đứa con với gương mặt có vài phần giống Cữu nữa. Tâm tư Lâm Lang đã là ao tù nước đọng, dù cho Đông Phương Thứ nhỏ bé có gào khóc ngoài cửa Quan Âm Các, cũng không làm cho nàng ấy xúc động mảy may.
Thế nhưng, quốc gia không thể một ngày vô chủ, nếu đã chinh phạt Đông Phương Cữu vì nàng lấy thân nữ tử làm vua gây họa loạn triều cương, thì càng không thể để Lâm Lang làm vua được. Tuy rằng thân phận của Cữu bị vạch trần làm cho lai lịch của Đông Phương Thứ trở thành đề tài cấm kỵ, nhưng dù sao, hiện giờ đứa bé này là nam tử duy nhất có huyết mạch Đông Phương gia tộc.
Hàn Sĩ Chiêu thật không ngờ Lâm Lang lại thâm tình với Cữu đến thế, không ngờ Cữu chết lại khiến nàng ấy sa sút tinh thần đến mức đó. Kế hoạch cùng nhau nắm giữ quyền hành một quốc gia đã thất bại. Mặt khác, Đông Phương Cữu mười sáu tuổi đăng cơ, tại vị (trị vì) bảy năm, đã đưa đế quốc Đông Khởi vào thời kì cường thịnh nhất. Đối ngoại thì mở rộng biên giới, gầy dựng nửa giang sơn; còn về đối nội, chính thông dân hòa, bách nghiệp câu hưng*. Toàn bộ Đông Khởi hùng mạnh, Đông Phương đã là không thể địch nổi. Vì vậy, nàng được tất cả mọi người ủng hộ và kính ngưỡng. Đến hôm nay, một khi đột ngột biến loạn, chết thảm nơi đất khách, đến cả hài cốt cũng không đưa về cố hương. Đối với nhóm triều thần mấy đời trung thành với Đông Phương gia, họ không hề ghét cay ghét đắng việc Cữu là nữ tử giống như Hàn Sĩ Chiêu tưởng, ngược lại còn âm thầm bất mãn hắn mang binh thí chủ*, ai nấy đều tiếc thương ai thán Cữu tráng niên chết yểu.
(*) chính thông dân hòa, bách nghiệp câu thương:
+ chính thông dân hòa: chính sách cai trị thông minh, nhân dân tiếp thu được nên giữa triều đình và dân hòa thuận;
+ bách nghiệp câu thương: vì chính trị ổn định, lòng dân yên nên kinh tế phát triển được đa ngành nghề, nhu cầu thường ngày đều được thỏa mãn nên giàu có hưng thịnh
=> gom lại là: cai trị có cách, nên dân giàu nước mạnh, hòa thuận yên vui
(đây là theo mình hiểu nhá)
(*) mang binh thí chủ: thí = giết, dùng cho kẻ dưới giết người trên => mang binh thí chủ ý nói dẫn binh giết vua
Có điều, nay Hàn Sĩ Chiêu đang nắm binh quyền, có bất mãn bao nhiêu cũng chỉ đành áp chế lại. Tả tướng Khổng Nhậm đột nhiên mất tích, Hữu tướng Vương Kỳ Huân đã tuổi già, cho nên, khi Hàn Sĩ Chiêu ngỏ ý muốn phù trợ Đông Phương Thứ làm vua, không một ai đưa ra ý kiến phản đối. Dù sao, cũng đã không còn ai khác để tuyển chọn. Đông Phương Lâm Lang chẳng quan tâm, không chịu gặp bất kì người nào, nói gì cũng không chịu nghe. Sau khi Hàn Sĩ Chiêu bị ăn mấy lần bế môn canh*, buộc lòng phải tự mình làm chủ.
(*) bế môn canh = chè bế môn: ý là đóng cửa từ chối khách vào nhà, thường hay gọi là cho khách ăn chè bế môn
Hắn vẫn ôm ấp một chút hy vọng, biết đâu theo thời gian dần trôi, Lâm Lang có thể lãng quên bi thương, sẽ cảm kích hắn đã cho con trai nàng ấy ngồi đế vị, sau đó, dành cho hắn một chút tình cảm mà hắn chờ mong.
Theo thông lệ, dưới bàn tay nỗ lực sắp xếp của Hàn Sĩ Chiêu, năm ấy Đông Phương Thứ năm tuổi mặc long bào, ngồi lên vị trí cao nhất trong điện Hằng Nguyên. Nhưng mà bắt đầu từ lúc xuất cung tế tổ, Đông Phương Thứ có biểu hiện địch ý rất lớn đối với người cực kỳ xa lạ này. Khi Hàn Sĩ Chiêu bế cậu tiến vào tế đàn Huyền Thiên, Thứ lại giãy dụa dữ dội, hét lớn, cự tuyệt hắn gần gũi, không hề chịu phối hợp.
Miễn cưỡng kết thúc lễ tế tổ, trở lại hoàng cung. Thứ ngày thường nhu thuận nghe lời, vậy mà ở trước long ỷ lại khóc lóc om sòm lăn qua lăn lại, vừa khóc vừa rống, nhất quyết không chịu ngồi lên vị trí kia.
- Ta không đi! Đó là chỗ của phụ hoàng! Ta không đi! Hu hu...
Nước mắt lăn đầy trên gương mặt trẻ thơ, khóc thút thít biểu đạt ý của mình một cách đứt quãng. Hàn Sĩ Chiêu quỳ gối bên cạnh, mồ hôi đầy đầu, nhưng không biết làm sao. Văn võ bá quan ở bên dưới đều đang nhìn hắn, ngoại trừ dỗ dành và khuyên bảo, hắn không dám có bất kỳ một hành động quá giới hạn nào.
- Hoàng thượng, Hoàng thượng hãy bước lên đế vị, bách quan đang chờ làm lễ đấy.
- Ngươi tránh ra! Ta muốn phụ hoàng! Ngươi đã đưa phụ hoàng ta đi đâu... Hu hu... Ta không ngồi ghế của phụ hoàng, ta muốn tìm phụ hoàng...
- Hoàng thượng, Hoàng thượng!
Thứ đấm đá cào cắn Hàn Sĩ Chiêu, đôi lông mày nho nhỏ nhíu chặt, nhìn Hàn Sĩ Chiêu với ánh mắt tràn đầy thù hận. Mỗi lần hắn có ý định thử tới gần tân đế còn tấm bé kia, đều nhanh chóng bị cự tuyệt.
Vì thế, buổi lễ đăng cơ này đã trở nên cực kỳ lộn xộn.
Thế nhưng nếu Hàn Sĩ Chiêu có ý nhiếp chính thì những chuyện nhỏ nhặt ấy cũng chỉ thường thôi, không hề gây trở ngại cho tình hình chung. Dù sao Thứ chỉ là đứa nhỏ, khóc nháo mệt mỏi, đã được bà vú ẵm về. Quyền hành Đông Khởi, hiển nhiên lọt vào tay Hàn Sĩ Chiêu.
Hắn lập tức bắt tay vào việc thanh trừ người chống đối, bố trí sắp xếp tâm phúc của riêng mình. Trước hết, thân phận của tiểu Công chúa Đông Phương Niệm khó có thể giấu diếm được nữa, rất nhanh Bạch Vệ Môn đã đưa ra kết quả. Bởi vì tân đế đăng vị chính là kỳ hạn đại xá không thể tùy tiện khai sát giới, cho nên Thiều Tri Khiêm bị bỏ tù, Lận phi cùng với tiểu Công chúa cũng bị đày vào lãnh cung. Lận Ngự sử bị liên lụy, cũng bị bãi quan. Rất nhiều cựu thần như Vương Kỳ Huân đã nhìn ra lần này Đông Khởi khó tránh một trận đại nạn, vì vậy đều dồn dập cáo lão hồi hương.
Tuy nhiên, việc này lại hợp ý Hàn Sĩ Chiêu, hắn dựa theo sở thích của mình mà cách chức hoặc là sai dịch một số quan viên tuổi trẻ tài cao. Không qua bao lâu, toàn bộ triều cương đã mất đi nghiêm minh của lúc Đông Phương Cữu và Khổng Nhậm cai trị, thay vào đó, bắt đầu phát triển theo hướng hoang dâm hỗn loạn.
Một triều đại cực kỳ hưng thịnh phồn vinh, đã vẽ lên dấu chấm tròn từ đây (đại ý là kết thúc).
Trên đường lớn cách hơn ngàn dặm, một chiếc xe ngựa đang cấp tốc tiến về phía trước.
Tả Thừa tướng biến mất ở Đông Khởi, đang ngồi vị trí người đánh xe, lông mày nhíu chặt, mắt nhìn thẳng, mím môi, chuyên tâm điều khiển xe ngựa.
Trong buồng xe ở phía sau, Bạch Yêu chiếm một bên, đang đắp thảm bổ sung giấc ngủ. Suốt chặng đường, hắn và Khổng Nhậm sớm tối luân phiên đánh xe liên tục ngày đêm, chạy về hướng Tây Côn Luân. Gặp khách điếm cũng chỉ bổ sung một chút thức ăn nước uống, đổi ngựa, không dám tạm nghỉ dù chỉ nửa khắc.
Còn mặt bên kia, Tây Môn Hồng Tuyết đang hết lòng chiếu cố Đông Phương Cữu chỉ còn sót lại một chút hơi tàn. Tùy thời quan sát vết thương, lau chùi tàn huyết, bôi thuốc mỡ, tránh cho vết thương chuyển biến xấu. Khi quá mệt mỏi, cũng chỉ dựa vào vách gỗ thùng xe, hơi nhắm mắt, không dám buông lỏng một phút giây nào.
Ba người bỏ hết toàn bộ tâm sức, chỉ có một mục đích, nắm chặt từng giây từng phút, nhanh tay hơn Diêm Vương, nắm lấy Đông Phương Cữu đã đặt một chân trên cầu Nại Hà, kéo nàng trở lại nhân gian.
++++ Trung bộ hoàn ++++
Trên núi Vong Ưu, ở cửa động, khi Vân Trung Tử nhận được phong thư bồ câu đưa tin, đã ngây ngẩn trong chốc lát. Nét chữ quen thuộc làm người có cảm giác như đã cách mấy đời. Biết bao nhiêu năm chưa có được tin tức của người kia? Giọng nói và dáng điệu hồn khiêu mộng nhiễu, đã có phần mờ nhạt.
Một tờ giấy hoa tiên nhỏ hẹp, mặt trên là mấy hàng chữ viết thảo* rồng bay phượng múa, không người nào có thể hiểu, riêng người lại nhận ra. Kiểu chữ ngông cuồng thưa thớt vài hàng đã nói hết việc cần nói, nhưng người lại xem kỹ từng chữ từng chữ một. Không hỏi han ôn hòa, ngay cả một câu chào hỏi cũng keo kiệt, nói xong việc, theo thường lệ, ở chỗ lạc khoản*, vẽ một chiếc thuyền nhỏ.
(*) lối viết thảo: kiểu chữ Hán, có đặc điểm là nét bút liên tục, viết nhanh
(*) lạc khoản: phần đề chữ, ghi tên trên bức vẽ
Nhưng chính con thuyền này, đã xuôi theo dòng sông chuyện xưa, phiêu đãng vào trong lòng Vân Trung Tử.
Mười chín năm trước ra đi không từ biệt để lại đau đớn sâu sắc vẫn còn đây, thư mời này lại hoàn toàn không nhắc tới chuyện cũ, có lẽ là mượn chuyện của người khác, mới có thể thản nhiên kêu mình. Vân Trung Tử hơi tức giận. Nhưng mà, cũng có một chút, chộn rộn.
Cẩn thận gấp mảnh giấy nhỏ, Vân Trung Tử vừa suy nghĩ vừa từ từ trở lại trong động. Đi tới một gian phòng sạch sẽ chật hẹp ở chỗ sâu nhất, Sở Thiên Hi mặc bố y* giày cỏ ngồi trên bồ đoàn, đang tĩnh tọa. Vì ăn món chay giản đơn và không tiếp xúc ánh mặt trời trong thời gian dài, gương mặt Thiên Hi sớm đã mất đi vẻ rực rỡ ngày xưa, sắc mặt xám xanh khô khan thiếu sức sống, thân thể bọc bên trong áo bào màu xám đậm, gần như lộ ra hình dạng của xương cốt.
(*) bố y: quần áo vải, đồ bình dân
Vân Trung Tử nhìn đồ nhi tiều tụy không thể tả, dường như tìm được một cái cớ tốt nhất thuyết phục bản thân. Cúi đầu suy tư một lát, từ từ mở lời:
- Thiên Hi.
Sở Thiên Hi nghe gọi, mở