Lời tác giả: Bạch cống là chứng bạch tạng ở người, là một loại bệnh về da bẩm sinh. Ta hoàn toàn không tra được tên ở cổ đại là gì, chỉ tra được một từ "bạch bác", nhưng bạch bác là chỉ lang ben, không phải chứng bạch tạng, cho nên dựa theo tiếng địa phương của bọn ta ở đây, lấy tên bạch cống. Hiện tại người mắc chứng này rất ít, nhưng vẫn có, cho nên đặc biệt nói rõ vậy.
- ------
Cũng không phải là tiền bối như Sĩ Chiêu nghĩ, khuôn mặt người này thoạt nhìn cũng chỉ mười lăm mười sáu tuổi, tuổi tác không chênh lệch với Cữu nhiều lắm. Nhưng lông mày và tóc bạc trắng, màu sắc như tuyết gấm. Da cũng trắng gần như trong suốt, là một loại nhợt nhạt do quanh năm không tiếp xúc với ánh mặt trời. Quái dị nhất chính là màu sắc đồng tử của hắn, rõ ràng là một loại màu hồng như ánh tà dương. Nếu không phải trên người mặc vải bố, thoạt nhìn giống như người tuyết.
Huynh đệ họ Hàn hít vào một ngụm khí lạnh:
- Đây, đây là loại tà linh gì?
- Tuyết Linh? Lẽ nào đây chính là Tuyết Linh?
Lời còn chưa dứt, con đường đá sau lưng ba người vang lên một loạt tiếng bước chân, tuy là nhỏ không thể nghe thấy, nhưng lại rất gấp gáp. Sĩ Đạc cảnh giác đứng dán vào mép vách đá, Sĩ Chiêu theo lệ cũ che chở Cữu.
Một cái bóng màu trắng vọt vào với tốc độ cao, gây ra tiếng rít chói tai. Ba người vội vàng rút kiếm, bày ra chiêu thức đề phòng hắn tấn công.
Tình huống dự đoán vẫn chưa xuất hiện, hắn chỉ nhào qua che chở tên tà linh màu trắng kia. Hơi nghiêng đầu, thở dốc như tức giận. Bàn tay run rẩy tiết lộ hắn đang sợ hãi.
Người này tuy cũng trắng, nhưng không khác thường như người đang ngồi trong góc tường. Màu da và màu tóc đều giống người thường, thậm chí còn đen hơn người bình thường, là dấu vết quanh năm hoạt động bên ngoài vùng núi tuyết. Chỉ là khoác lên áo choàng mũ trùm đầu được chắp vá từ vải bố màu trắng, che đi phần tóc và dung mạo, đi nhanh tạo thành cái bóng trắng.
Cữu bình tĩnh nhìn hết thảy, cũng không mấy hoảng hốt. Hàn Sĩ Chiêu lấy lại bình tĩnh, mở miệng hỏi:
- Các ngươi là người nơi nào? Vì sao sống ở núi tuyết này?
Không trả lời, người mặt đen quay đầu, lộ ra biểu tình hung dữ, thậm chí là nhe răng như dã thú. Cữu thấy, hắn có một đôi mắt đen sáng rực.
- Sĩ Chiêu, đừng áp sát, xem ra bọn họ rất sợ chúng ta.
Cữu phân phó. Giống như tùy ý đi lùi mấy bước, cố tình cách hai người kỳ dị này một chút. Trong lòng nổi lên hiếu kỳ, ý định tìm tòi.
Huynh đệ Hàn thị cũng hiểu ý lui về sau mấy bước, thế nhưng người mặt đen lại nhìn thẳng vào mắt Cữu. Hai người mắt nhìn mắt giằng co, trong đôi mắt Cữu là tìm tòi nghiên cứu, mà ánh mắt người kia cũng là mê man.
Im lặng một hồi, Cữu nhẹ nhàng mở miệng:
- Sĩ Chiêu, trên người có gì ăn không?
- Có, thịt khô và bánh mì.
- Để lại cho bọn họ, chúng ta đi thôi.
- Vâng.
Hàn Sĩ Chiêu đặt túi đồ ăn xuống đất, hướng về hai người làm động tác ăn. Cữu nở nụ cười, nhấc chân rời đi, huynh đệ Hàn Sĩ theo sát phía sau, ba người cùng rời khỏi hang động quái dị.
Trên đường về phủ, Hàn Sĩ Đạc tấm tắc kêu kỳ lạ:
- Người trong kia đúng là quái dị, thế gian này lại có người có bộ dạng như vậy.
Cữu kéo dây cương, chậm rãi nói:
- Đó là một chứng bệnh đã có từ trong bụng mẹ, theo y thuật gọi là Bạch cống.
- Bạch cống?
- Ừ, người mắc bệnh này râu tóc bạc phơ, toàn thân không thấy một điểm đen, cực kỳ sợ ánh sáng.
- Chẳng trách nấp trong sơn động. Trừ cái đó ra còn có gì khác không? - Hàn Sĩ Đạc rất là tò mò, hỏi tới.
- Vào ban ngày dưới sự kích thích của ánh sáng sẽ không nhìn rõ sự vật, mắt sẽ chảy nước mắt đau đớn, da cũng sẽ ngứa. Nói chung, không ra ánh sáng là được rồi.
- Buổi tối thì sao? Thời điểm buổi tối không ánh sáng có nặng lắm không?
- Buổi tối sẽ không khác người bình thường, thậm chí nhạy bén hơn chút.
- À... thì ra là vậy. Chuyện lạ trên thế gian này, đúng là nhiều.
Hàn Sĩ Đạc nghe Cữu giải thích xong, cảm thán nói. Lập tức hướng Cữu tỏ thái độ khâm phục quen thuộc:
- Thế tử gia quả nhiên uyên bác!
- Tình cờ thấy trong sách. Đây cũng là lần đầu tiên ta nhìn thấy bệnh tình chân thực.
- Còn mặt đen thì sao? Thoạt nhìn hắn giống người thường. Lẽ nào bọn họ sống trong động?
- Ta không rõ lắm, ta cũng không phải mật thám của Lư Hưng Bảo. - Cữu cười rộ lên.
- Ta đoán, nhất định là bởi vì bệnh khác người, bị đuổi ra khỏi nhà, không chỗ dung thân, chỉ có thể ở trong sơn động. Mà mặt đen kia chắc là người thân, lòng không nỡ, thường tới chăm sóc. - Sĩ Đạc rất khẳng định.
- Ừm, cũng có đạo lý. - Sĩ Chiêu trầm ngâm nói:
- Chẳng qua là, địa hình sơn động kia hung hiểm, bọn họ đi vào bằng cách nào? Mặt đen có vẻ tới lui tự nhiên, nhất định là có võ công.
- Sĩ Chiêu nói đúng. Có điều chúng ta không thể nóng vội. Để bọn họ chậm rãi gỡ bỏ đề phòng đối với chúng ta, có thể sẽ nói chút gì đó. Hiện tại xem ra, có lẽ vẫn còn sợ chúng ta nhiều lắm.
- Ấy! Bọn họ có thể thừa dịp này dọn đi hay không? - Sĩ Đạc hơi sốt ruột.
- Hẳn là không, trên núi tuyết này không dễ gì tìm được một chỗ dung thân, huống hồ chúng ta cũng không uy hiếp bọn họ. Ngày mai chúng ta lại đến nhìn thử đi!
Cữu nói xong, vung dây cương, chạy về Hầu phủ.
Mới vừa vào phủ, đã có lính liên lạc trong quân doanh tới đưa phong thư, còn có vài hộp lớn nhỏ. Cữu nhận thư, thấy là Thái tử Triết gửi tới, trong lòng ấm áp. Mở thư ra đọc, đơn giản là căn dặn chút việc vặt ngày thường, cũng không khác lá thư ngày trước. Nhưng cuối thư lại thêm một đoạn rất dài như thế này:
"Năm nay Sở vương Thái hậu mất, tất nhiên bỏ lễ Đoan Ngọ. Hoàng tử các nước cũng không đến Sở cung. Giai nhân đương nhiên không lạc mất, ngô đệ (em trai ta) không cần lo lắng. Tiếp tục ở Lư Hưng Bảo giấu nghề, đợi năm sau lại lên kế hoạch gặp nhau, những việc còn lại cứ giao cho vi huynh là được."
Đọc xong, Cữu cầm lá thư cười "khanh khách". Tay theo bản năng dò vào trong người sờ soạng cái còi kia, trước mắt hiện ra hình ảnh áo váy xanh lam. Chỉ là, nét mặt đã có chút mơ hồ. Lắc đầu, gấp thư lại bỏ vào trong người. Làm cho huynh đệ Hàn thị rất khó hiểu.
- Không phải Thế tử gia gặp việc vui gì đó chứ? Sao vui vẻ vậy? - Sĩ Đạc đảo mắt, cười hỏi.
Cữu cũng không trả lời, gọi quân lính mở những cái hộp mà Thái tử Triết gửi tới, cho người phân phát tất cả vật phẩm cho Hồ tướng quân cùng với nhóm tham tướng lớn nhỏ trong quân trại, tất nhiên anh em nhà họ Hàn cũng không thiếu phần. Phần tâm sự nam nữ này, vẫn là đừng chia sẻ với người ngoài.
Ngày tiếp theo, bởi vì quân vụ bận rộn nên Cữu không đi Tuyết Lộc Sơn nữa, mà phân phó Hàn Sĩ Chiêu đưa cho mấy cái mền, cùng với đồ ăn thức uống. Sĩ Chiêu trở về bẩm báo, nói hai người kia vẫn chưa rời đi, thấy mình cũng không hoảng sợ giống hôm qua nữa. Cữu trong lòng nắm chắc, dặn Hàn thị huynh đệ luân phiên nhau thăm hỏi, chính mình có thời gian cũng sẽ đi kiểm tra một phen. Thường xuyên qua lại không bao lâu, hai người trên núi tuyết dần dần mở miệng. Mặc dù vẫn chưa từng nói tới thân thế nhà mình, nhưng cũng biết nói vài từ cảm tạ với Cữu vì tặng đồ cho họ. Cữu không muốn làm khó dễ người khác, cho phép người ta tự do, hơn nữa tỉ mỉ quan sát, thấy thiếu cái gì sẽ phái anh em họ Hàn đem qua. Người mặt đen tất nhiên là vô cùng cảm kích, Cữu cũng chỉ cười cười, không hề "thi ân cần báo đáp".
Năm tháng ở vùng biên cương lại tiếp tục trôi qua. Đông Phương Cữu đã quen với môi trường và khí hậu Bắc Cương, bản lĩnh dẫn binh đánh giặc dần dần tiến bộ, đã có thể trải bản đồ bày binh bố trận, mắt thấy có phong thái Tề vương năm đó, bày mưu nghĩ kế, quyết đoán ngàn dặm quyết thắng. Gió bấc cùng băng tuyết rút đi vẻ non nớt và yếu ớt của hắn, giữa lông mày đã có thần sắc kiên nghị quả quyết chiếm giữ. Ánh đèn ở phủ Trí Viễn hầu có lúc sáng suốt đêm. Hồ Duy Viễn âm thầm thán phục, theo tình hình này, không cần qua ba năm, Đông Khởi quốc sẽ sinh ra một vị Vương gia có thể lãnh đạo thiên quân quét ngang toàn bộ.
Chớp mắt lại qua một năm. Một ngày Cữu đang ở quân doanh suy nghĩ trận pháp, bên ngoài huyên náo một trận, quân nô tiến vào bẩm báo có Thánh chỉ đến. Cữu vội vàng chỉnh sửa mũ áo đi ra ngoài nghênh tiếp, thấy vị quan nội thị Phùng công công địa vị trong cung gần với Trương Hòa đang híp mắt đứng ở bên ngoài, trong lòng cầm một quyển trục vàng nhạt.
Cữu biết là Thánh chỉ, không dám thờ ơ, vội vàng bố trí bàn thờ, thắp hương bái lạy. Phùng công công bước vài bước đến trước bàn thờ, mở Thánh chỉ, the thé đọc lên:
"Phụng thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết: Hoàng chất của trẫm - Trí Viễn hầu Cữu - thân làm Tề vương Thế tử, từ kinh thành tới Bắc Cương đóng quân biên đã hơn hai năm, có thể trông coi làm hết phận sự, dốc lòng chuyên tâm học hành. Để cho Đông Khởi ta giải trừ mối lo biên cương, để cho trẫm nhẹ lòng. Nay xuân về hoa nở, đặc biệt cắt cử Trí Viễn hầu và Thái tử cùng nhau đến Sở đô tham dự ngày hội cùng Hoàng tử các nước, làm tăng thêm oai vệ của Hoàng thất Đông Khởi ta. Khâm thử--!"
Cữu quỳ ở đó, nghe xong tuyên chỉ thì thở ra một hơi. Vội vàng dập đầu tạ ơn, đứng lên tiếp nhận thánh chỉ, đặt lên bàn. Sau đó đón tiếp Phùng công công vào phủ Thủ Bị. Ngồi xuống dâng trà xong xuôi, Phùng công công cười híp mắt nói:
- Báo tin vui cho Trí Viễn hầu Thế tử gia.
Cữu nhấp một hớp trà, nhàn nhạt đáp lại:
- Vui từ đâu tới?
- Chuyến này đi Sở đô, đợi sau khi hồi kinh Hoàng thượng chắc chắn trọng dụng. Thời kì ở biên cương này xem như là kết thúc.
- Ồ? - Cữu nhíu mày:
- Phùng công công nghe được tin gì sao?
- Không phải vậy. Chỉ là dựa vào lão già khọm ta đây đã sống trong hoàng cung ba mươi mấy năm, coi tình hình này, nên là lúc Thế tử gia rẽ mây nhìn mặt trời rồi.
- Ha ha, nếu tâm tư Hoàng thượng đơn giản dễ đoán, vậy sẽ không phải là Thiên tử Đông Khởi ta.
- Ôi... mặc dù Hoàng thượng không cho phép, vẫn còn Thái tử ở bên khuyên bảo, nhất định sẽ không ủy khuất Thế tử gia. Lần này truyền Thế tử cùng đi Sở đô, chính là thành quả Thái tử hết lòng.
Cữu nghe xong, trong lòng ấm áp, cũng không tiếp tục chủ đề nặng nề này nữa:
- Không biết Hoàng thượng có chỉ thị gì không? Ta hồi kinh trình diện Hoàng thượng rồi mới cùng Thái tử đi à? Hay là từ đây đi thẳng đến Sở đô? Dù sao Đoan Ngọ cũng không xa.
- Hoàng thượng không có lệnh. Thái tử gia phân phó, Thế tử gia không cần hồi kinh, trực tiếp chọn tuyến đường đi Ích Châu. Tới biên giới Đông Sở hội hợp với ngài ấy. Thái tử gia đã từ đế đô xuất phát trước một bước, nói là ở biên cảnh chờ Thế tử gia.
Cữu gật đầu, tâm tư đã