Sáu năm trước.
Một chiếc máy bay giấy chẳng biết bay từ nơi nào, màu xanh giống như chim bói cá, mắc kẹt trên ổ chim ở chạc cây.
Lúc Trần Ô Hạ bước lên lầu, vô tình ngước mắt lên đã nhìn thấy.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về truyen5z. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của truyen5z. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Trần Thường Bình quay đầu lại thấy cháu gái đang sững sờ nhìn về phía cửa sổ cầu thang, ông gọi một tiếng: “Ô Hạ.’’
Trần Ô Hạ quay lại, trên mặt không một chút huyết sắc, đứng trước khung cửa sổ càng thêm tái nhợt.
Trần Thường Bình dịu dàng nói: “Thủ tục chuyển trường của con bác đã hoàn tất rồi, trường mới cách chỗ này không xa, Lập Châu học chung một trường cấp ba với con, hai anh em cũng tiện quan tâm lẫn nhau.’’
“Cảm ơn bác.’’ Trần Ô Hạ nhỏ giọng thì thầm.
Trần Thường Bình cũng nhẹ giọng nói: “Khách khí với bác làm gì chứ, sau này cứ coi đây như nhà của mình.’’
Sống trong nhà họ Trần, Trần Ô Hạ cực kỳ yên tĩnh, chỉ có những lúc Trần Lập Châu cố ý trêu chọc cô, cô mới lấy lại được chút tính khí trẻ con ngây thơ của mình.
Một thiếu niên mười lăm tuổi thương yêu em gái nhưng đồng thời cũng là một chàng trai bụng dạ thẳng thắn. Câu nói luôn treo ngoài miệng anh ấy là: “Ô Hạ, đừng sợ, sau này có anh ở đây rồi.’’
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về truyen5z. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của truyen5z. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Nghe vậy, cô liền mỉm cười với anh ấy một cái.
Trần Lập Châu lại nói: “Nếu không muốn cười thì đừng cười nữa.’’
Cô buồn bã không vui, nụ cười cũng trở nên miễn cưỡng gượng gạo.
Mùa hè năm đó, Trần Ô Hạ rất ít khi ra ngoài, chuyện thường làm nhất là ngẩn người nhìn ra ngoài cửa sổ. Nhưng ngay cả chính bản thân cô cũng không biết mình đang nghĩ chuyện gì.
Ở phía bên kia con đường có một sân chơi, nơi đó là địa bàn của đám trẻ con, tốp năm tốp ba trẻ nhỏ tụ tập lại cùng nhau chơi đùa.
Người ta thường bắt gặp hình ảnh chiếc xích đu không ngừng lên xuống, những gương mặt non nớt của đám trẻ chạy đi chạy lại dưới bóng cây và trong ánh nắng, âm thanh trong trẻo phá tan ngày hè vàng rực.
Giữa tháng bảy, một đám trẻ con đang đá bóng bên ngoài bãi cát dưới bóng cây. Qủa bóng tròn bay ra ngoài đường cái, lăn thẳng đến trước cửa phía bên này. Tiếng hét chói tai của đám trẻ vang lên, đôi chân nhỏ ngắn ngủn chuyển động, định chạy ra nhặt bóng.
Một thiếu niên chỉ cần dùng một động tác đơn giản đã có thể giữ quả bóng dưới chân mình.
Đứa trẻ hét lên: “Anh ơi!’’
Người thiếu niên đá bóng về phía đó.
Quả bóng bay ra ngoài sắp va vào một chiếc xe đang chạy qua. Trong tiếng hét hoảng hốt của đám trẻ, Trần Ô Hạ đứng trước ô cửa sổ cũng không khỏi siết chặt lòng bàn tay.
Quả bóng bay ngang qua nóc xe, lăn đến sau lưng đứa trẻ. Đứa trẻ cười to: “Cảm ơn anh!’’
Người thiếu niên đội một chiếc mũ lưỡi trai màu đen, đi vào cửa chính, không hiểu tại sao cậu lại đột nhiên ngẩng đầu lên, chạm vào ánh mắt Trần Ô Hạ.
Trần Ô Hạ lùi lại, sau đó kéo rèm cửa lại, nhưng rồi lại cảm thấy mình đang chuyện bé xé ra to, lại mở rèm cửa ra một lần nữa.
Người thiếu niên đã đi.
Trần Ô Hạ từng nghe nói rằng ở tầng dưới có một thiếu niên bằng tuổi cô, sau kỳ nghỉ hè này cũng sẽ lên cấp ba.
Không biết là do thường xuyên bị bác Trần đem ra so sánh, hay là do đối phương thực sự quái gở mà Trần Lập Châu lại lạnh nhạt nói: “Lúc đầu anh định giới thiệu cho hai đứa làm quen với nhau, nhưng cậu ta không dễ gần, cho nên quên đi thì hơn.’’
Trần Thường Bình gõ con trai một cái: “Tình tình cậu con trai Lý Húc Bân điềm tĩnh, trầm ổn, không nghịch ngợm thích gây sự giống như con đâu.’’
Nếu như nói người thiếu niên hôm đó có gì phù hợp với danh hiệu quái gở của cậu ta thì đó hẳn là màu đen, mũ và quần áo cùng một màu, ngoại trừ đôi giày thể thao có màu sắc ra.
Trần Ô Hạ không nhìn thấy rõ khuôn mặt dưới vành mũ kia.
Chỉ cần nghe bác miêu tả lại, người thiếu niên kia cũng đã là “con nhà người ta” mà cô hâm mộ rồi.
----
Tháng tám, thời tiết nóng như đổ lửa, sân chơi dành cho đám trẻ bỗng nhiên bị vây lại bằng mấy hàng rào chắn, ngoài ra, một toà nhà bị bỏ hoang nhiều năm qua cũng bị vây lại.
Trong mấy ngày đầu, tiếng cười của đám trẻ biến mất. Sau đó, không biết ai đã làm đổ mấy hàng rào bao vây, rồi một vài đứa nhỏ lén lút lẻn vào chơi đùa.
Một tuần sau, hàng rào chắn ban đầu được thay thế bằng một bức tường gạch đỏ.
Trần Ô Hạ hỏi Trần Lập Châu.
Trần Lập Châu nói: “Vốn dĩ nó chỉ là một toà nhà đổ nát. Lúc trước do hai công ty bất động sản hợp tác với nhau, nhưng chỉ mới khai thác một nửa thì giải thể. Bây giờ cả hai bên đều muốn độc chiếm mảnh đất kia, giành giật nhau đến sứt đầu mẻ trán. Ở đây có xe buýt, tàu điện ngầm, chợ, siêu thị, trường học bệnh viện, với những cơ sở hạ tầng đầy đủ và hoàn thiện như thế, sau khi xây xong toà nhà này sẽ không lo không bán được.’’
Sau khi bức tường gạch đỏ kia được dựng lên cũng không có bất cứ sự thay đổi nào, các cơ sở vật chất dành cho trẻ em bên trong không bị phá bỏ. Chiếc xích đu trơ trọi đong đưa trong gió.
Trần Ô Hạ nhớ rõ trong sân nhà ông nội có một gốc cây đại thụ vô cùng cao lớn, ba cô lấy sợi dây thừng thô buộc vào chiếc ghế mây cũ rồi treo ở trên chạc cây cổ thụ kia.
Đó là chiếc xích đó của cô. Chiếc xích đu đung đưa cao hơn người cô, nhưng nó không thể nào vượt qua được bờ vai vững chãi của một người cha.
Sau khi ba mẹ rời đi, Trần Ô Hạ vẫn luôn tỏ ra kiên cường mạnh mẽ, không dám khóc lớn, cũng không dám khóc quá lâu. Nỗi bi thương đè nén trong lòng một thời gian dài, cô bỗng nhiên nảy sinh một ý nghĩ hoang đường… Bây giờ sân chơi dành cho trẻ em kia đã trở thành chỗ không người.
Hôm nay, Trần Lập Châu đi ăn với các bạn cùng lớp, không ở nhà.
Trần Thường Bình và Mã Lâm đang thảo luận về một bộ phim truyền hình, cả hai người đều có những ý kiến riêng của mình, giống như đang ở một cuộc họp tranh luận.
Trần Ô Hạ nhẹ nhàng nói: “Bác trai, bác gái, con ra ngoài mua một ít đồ.’’
Trần Thường Bình quay đầu lại: “Hay là để Lập Châu mua về cho con.’’
“Không cần đâu ạ.’’ Trần Ô Hạ nói: “Hôm nay con ăn no, con muốn đi ra ngoài dạo một chút.’’
Mã Lâm: “Đi đi, nên ra ngoài một chút.’’
Trần Thường Bình: “Nhớ về sớm nhé.’’
Trên đường có xe, trên phố có người, Trần Ô Hạ đi vòng qua bên kia. Bức tường cao hai mét, leo lên vô cùng thuận lợi.
Bãi cát tối om như mực, không người, không đèn, ngoại trừ ánh sáng từ vầng trăng sáng rọi xuống.
Trần Ô Hạ nhìn chiếc xích đu nhỏ trống rỗng kia.
Chiếc xích đu thật nhỏ, chỉ một mình cô ngồi lên đã chiếm hết toàn bộ tấm gỗ.
Thực ra, ở tuổi này, cô vẫn còn là một đứa trẻ.
Mỗi lần gặp những chuyện lười phải giải thích, Trần Lập Châu thường nói: “Ô Hạ, chờ đến khi em lớn sẽ hiểu.’’
Nhưng Trần Ô Hạ quả thực đã trưởng thành, trưởng thành trong sự cô lập, vừa muốn tự lập, vừa muốn làm đà điểu, hưởng thụ sự ngây ngơ của độ tuổi này.
Trần Lập Châu nói hốc mắt cô cạn, không giấu được nước mắt. Nhưng ở trước mặt người khác, đôi mắt cô lại tựa như một chiếc giếng khô, ban đêm tắt đèn mới dám trốn ở trong chăn khóc nức nở.
Có lẽ đã kìm nén quá lâu, muốn đứng ở đây khóc thật to nhưng cảm xúc lại chẳng đâu vào đâu. Kết quả là cô vẫn lặng lẽ rơi lệ. Cô một tay lau nước mắt, tiếp tục đong đưa chiếc xích đu nhỏ. Trong cơn gió đêm thoang thoảng, cô tưởng tượng bản thân mình đang cưỡi xích đu bay lên không trung.
Chiếc xích đu bay lên cao, trong khoảnh khắc không kịp đề phòng, tấm gỗ nhỏ được buộc bằng dây thừng bên trái rơi ra, nghiêng ngả. Trần Ô Hạ đặt mông ngã xuống đống cát.
Cảm giác đau đớn dồn ép đẩy nỗi bi thương bật ra ngoài, cô lập tức bật khóc “hu hu”.
Trong khoảnh khắc ấy, cảm giác vô cùng sảng khoái.
Đúng lúc này lại có tiếng nước vang lên.
Nước mắt đã rơi, nhất thời cũng không thể thu lại được, Trần Ô Hạ vừa khóc vừa dáo