Đúng như Tô Yến Thanh đã dự đoán, tâm trạng Tào Cương vô cùng tồi tệ.
Khi An Đức Kiện gọi y vào văn phòng hỏi tình hình dự án xí nghiệp giấy Khải Thiên, y còn rất vui mừng, nghĩ rằng An Đức Kiện chuẩn bị tăng cường đẩy mạnh dự án này. Vừa vặn khoảng thời gian này Thẩm Tử Liệt đang vắng mặt, bản thân mình tạm thời chủ trì công tác ở Ủy ban nhân dân huyện. Một dự án lớn như vậy được khẳng định chẳng những có thể ghi rõ chiến tích của mình, hơn nữa, còn quan trọng hơn là nó có thể chứng minh với Trưởng phòng Tôn là mình thật sự đã cố gắng hết sức để thúc đẩy dự án này nhanh chóng được thông qua.
Không ngờ, khi y vừa đến văn phòng An Đức Kiện lại nhận được một cú đánh lén, khiến y gần như bị đánh gục.
An Đức Kiện giao ý kiến chất vấn mà Hội đồng nhân dân huyện đưa ra cho y, lại hỏi y về tình hình ô nhiễm của xí nghiệp giấy Khải Thiên khi vận hành nhà máy sản xuất giấy ở Lạc Môn. Ông ta còn nói cho y biết Cục Bảo vệ Môi trường địa khu cũng đang hỏi đến chuyện này, mà dự án này cũng là trường hợp bị phản ánh đầu tiên mà Cục bảo vệ môi trường nhận được, muốn mình phải xử lý thật nghiêm túc.
An Đức Kiện còn yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện phải khảo sát nghiêm túc xem dự án xí nghiệp giấy Khải Thiên, nếu trụ lại Khu kinh tế mới Nam Đàm thì có khả năng kéo theo vấn đề ô nhiễm cho Nam Hà hay không. Còn phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá dự án này thật cẩn thận, phải đưa ra chứng cứ khoa học, làm như thế nào để phòng ngừa, giải quyết vấn đề ô nhiễm có thể xuất hiện, đưa ra một vào ý kiến khách quan, công bằng.
Đi ra khỏi văn phòng An Đức Kiện, Tào Cương còn chưa hoàn hồn.
Cú đánh này thật sự tác động không nhỏ đến y. Lúc trước, An Đức Kiện cũng tán thành dự án này như y, sao bây giờ thái độ của ông ta lại đột nhiên thay đổi lớn đến như vậy?
Ô nhiễm? Nói đến chuyện ô nhiễm, chẳng lẽ nói trước kia An Đức Kiện không biết gì về tình hình ngành sản xuất giấy? Thời gian này vấn đề ô nhiễm là cái thá gì!
Có ngành nào, có doanh nghiệp nào không gây ô nhiễm? Sao chưa từng thấy Hội đồng nhân dân các ông lên tiếng, cũng không thấy An Đức Kiện thận trọng với chuyện này đến như vậy, yêu cầu phải trả lời chất vấn của Hội đồng nhân dân thật nghiêm túc?
Nhất là ngành sản xuất giấy, nhìn khắp cả nước, xí nghiệp lớn nào cũng có ô nhiễm. Anh muốn cho nó không ô nhiễm, không bằng cứ trực tiếp xóa luôn ngành sản xuất này đi!
Nghĩ đến đây Tào Cương lại càng thấy tức giận. Nếu ông ta sớm chỉ trích thái độ của mình đối với phía Tôn Chi Lan thì đã đành, lại không nói cho rõ ràng. Bây giờ thì tốt rồi, trong nháy mắt liền đẩy mình tới vách núi, lời hứa như đinh đóng cột bảo đảm với Tôn Chi Lan, bây giờ không thực hiện được, đối phương sẽ nghĩ mình là người như thế nào?
Như thế này không phải là cố ý kiếm chuyện hay sao? An Đức Kiện là nhàn quá thì vẽ việc ra? Hay là cảm thấy phải thoát thân, nên mới cố ý đem chuyện này đổ lên đầu y? An Đức Kiện từ lúc nào lại trở nên sợ phiền phức như vậy?
Y cũng tin rằng Tôn Chi Lan chắc chắn cũng thông qua người khác mà có lời với An Đức Kiện. Nếu không với tính cách thâm trầm chu đáo của An Đức Kiện, trước kia căn bản sẽ không phát biểu ý kiến về công việc cụ thể vốn dĩ là của Ủy ban nhân dân. Nhưng bây giờ An Đức Kiện lại ra đòn này.
Hội đồng nhân dân huyện, nghĩ đến đây trong lòng Tào Cương thoáng hiểu ra một chút. Cái lão chó già Lâm Thuận Lộc này xem ra lại đến gây sức ép rồi. Lão chó này còn thực sự nghĩ rằng Hội đồng nhân dân huyện chính là cơ quan quyền lực có thể phủ quyết mọi chuyện. Mẹ nó, không biết tự lượng sức mình!
Nếu không phải Lâm Thuận Lộc là người của lũy làng nhà họ Lâm, ông ta có phải vội vã lao ra đến như vậy không?
Chẳng qua lúc này An Đức Kiện đang nghiêng vai, đổ hết gánh nặng lên vai mình. Mình nên xử lý như thế nào đây, giải thích như thế nào với các bên?
Tào Cương không nghĩ rằng một tờ giấy của Hội đồng nhân dân lại có thể ngăn cản một dự án trụ lại. Chỉ cần chuyện mà Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện đã bật đèn xanh, Hội đồng nhân dân làm được cái trò trống gì! Chẳng lẽ nói Hội đồng nhân dân không phải là do Đảng uỷ lãnh đạo nữa? Lâm Thuận Lộc không phải Phó bí thư huyện ủy sao?
Về phần Cục bảo vệ môi trường địa khu gì đó, tạm thời không cần để ý tới.
Trường hợp đầu tiên thì sao? Lên xe trước rồi mua vé sau là chuyện xảy ra ở khắp nơi, chẳng phải nói phải phát huy hiệu suất hành chính, với những chuyện đặc biệt có thể xử lý linh động sao? Dự án này của xí nghiệp giấy Khải Thiên hoàn toàn có thể dựa theo quy định việc đặc biệt mà xử lý linh động. Cùng lắm thì nộp chút tiền phạt là xong chuyện.
Chỉ cần hành động nhanh một chút, đợi đến khi Hội đồng nhân dân biết được, thì nền móng cũng đã được làm xong, hợp đồng cũng đã ký kết, còn có thể làm gì được nữa? Chẳng lẽ còn có thể bắt Ủy ban nhân dân huyện hủy bỏ hợp đồng rồi bồi thường sao? Làm vậy thì Hội đồng nhân dân huyện sẽ trở thành kẻ thù chung của người dân huyện Nam Đàm!
Mấu chốt là ở An Đức Kiện. An Đức Kiện không gật đầu thì toàn bộ đều chỉ là nói suông. Bản thân mình chỉ là Phó chủ tịch huyện tạm thời chủ trì công việc, trong những chuyện kiểu này mà dám cứng đầu cứng cổ đắc tội với đám lão làng quỷ quyệt của Hội đồng nhân dân kia thì đúng là chuốc vạ vào thân. Nếu muốn thuyết phục được Lâm Thuận Lộc, ở huyện Nam Đàm này ngoại trừ An Đức Kiện ra thì không có người nào khác có thể làm được.
Nhưng An Đức Kiện rõ ràng là không muốn động đến Lâm Thuận Lộc. Cho dù là mình ở vào vị trí của An Đức Kiện, chắc chắn cũng sẽ không đi đọ sức với Lâm Thuận Lộc. Nhưng bây giờ mình nên làm thế nào?
Nghĩ đến chuyện mình đã vỗ ngực mà hứa hẹn trước mặt Tôn Chi Lan và Tôn Bảo Đình, trong lòng Tào Cương trào lên vị đắng ngắt, nhưng làm thế nào cho phải?
Mấu chốt là tình hình ô nhiễm của nhà máy sản xuất giấy ở Lạc Môn của xí nghiệp giấy Khải Thiên sao lại đến tai Hội đồng nhân dân huyện?
Đương nhiên, Tào Cương biết tình thế của Lâm Thuận Lộc. Nếu như xí nghiệp giấy Khải Thiên trụ lại Khu kinh tế mới Nam Đàm, chắc chắn sẽ có một chút ảnh hưởng đối với hạ nguồn sông Nam Hà, lũy làng nhà họ Lâm kia đương nhiên sẽ phải đứng mũi chịu sào. Lâm Thuận Lộc nhất định không vui vẻ gì.
Nhưng xí nghiệp giấy Khải Thiên là báo cáo theo đúng trình tự. Trong báo cáo xây dựng của dự án này cũng đã quy hoạch rất rõ ràng về xây dựng thiết bị xử lý ô nhiễm. Theo lý thuyết, chỉ cần thiết bị xử lý ô nhiễm này được hoàn thành, dự án xí nghiệp giấy Khải Thiên sẽ hợp lý hợp pháp, về việc ô nhiễm đối với sông Nam Hà cũng nằm trong phạm vi có thể khống chế, có thể chấp nhận. Lúc đó sẽ không ai có thể nói ra nói vào, cho dù là Lâm Thuận Lộc cũng không thể nói này nói kia được.
Một vấn đề kỳ lạ nhất chính là ai đã nối