Đường Quả mở hộp ra, bên trong còn một vài vật khác, nhưng mục đích của cô là một tấm khăn gấm mà Đường tướng quân hay mang bên người.
Về sau nguyên chủ tiến cung, Đường tướng quân bỏ khăn vào trong hộp, chắc là để cho nàng.
Đường Quả trải khăn ra, nhìn thấy hình vẽ tinh xảo cùng với các dòng chữ nhỏ nhỏ thêu chi chít, mắt sáng lên.
Nhìn gần sẽ nghĩ đây chỉ là khăn gấm bình thường, nhưng nhìn chữ rồi mới thấy, khăn này không đơn giản như thế.
Trên khăn là cách thêu đã thất truyền từ lâu của người Bắc Trường Thành, cũng là cách thêu trên túi thơm của nguyên chủ.
Cha mẹ Đường Quả quen nhau ở Bắc Trường Thành, khi đó Đường tướng quân vẫn là một binh sĩ mười tám tuổi ngọc thụ lâm phong, võ nghệ cao siêu.
Thời đó còn loạn, ông thấy mẹ nàng dùng kim thêu đối phó với mấy lưu manh, khá thưởng thức nên thuận tay giúp mẹ nàng giải quyết bọn chúng.
Hai người vừa gặp đã thân, lần sau gặp lại đã mến, rồi mẹ nàng theo cha nàng về.
Dù bà có tay nghề thêu thùa rất tốt, công phu cũng không kém, nhưng mà vì bệnh cũ khiến thân thể không tốt, chỉ có thể sống đến hai mươi tuổi cũng là ông trời thương xót.
Quả nhiên, sau khi sinh nàng không lâu thì mất.
Từ đó, Đường tướng quân chỉ một lòng yêu con gái, không có tâm tư tái giá hay nạp thiếp.
Người Thiên Tần ai cũng biết Đường tướng quân chiều con thành nghiện, hoàn toàn coi Đường tiểu thư như công chúa.
Còn mẹ nàng biết bản thân sống không được bao lâu, không nỡ để tài nghệ thất truyền, nên thêu cách thêu này lên khăn gấm.
Hai ngày tiếp theo, Đường Quả nghiên cứu thật kĩ cách thêu phức tạp này.
Cô đã từng làm tú nương rồi, cũng đã từng thấy vô số cách thêu khác nhau rồi, nhưng cách thêu này cô thực sự chưa từng thấy bao giờ.
Dăm ba ngày sau, cô cảm thấy mình đã nắm được kha khá, liền bắt tay vào làm túi thơm.
Mai Lan cả ngày ở bên Đường Quả, thấy tay nghề tinh xảo của cô mà sợ ngây người.
"Đây là tay nghề mẹ ta để lại. Ngày đó ta thấy túi thơm trên người